Năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Những năng lực cần đạt được sau khi dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa”

2.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề

Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về năng lực giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, các ý kiến và quan niệm đều thống nhất cho rằng giải quyết vấn đề là một năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà khơng có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu.

Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm việc nhận biết được mâu thuẫn giữa tình huống thực tế với với hiểu biết của cá nhân và chuyển hóa được mâu thuẫn

thành vấn đề địi hỏi sự tìm tịi, khám phá; thể hiện khả năng của cá nhân trong quá trình thu thập và xử lí thơng tin từ các nguồn khác nhau, đề xuất phương án đã chọn, điều chỉnh trong quá trình, đánh giá hiệu quả của phương án và đề xuất vận dụng trong các tình huống mới tương tự. Q trình đó được thực hiện bằng sự hứng thú tìm tịi, khám phá cái mới tinh thần trách nhiệm của cá nhân và sự phối hợp, tương tác giữa các cá nhân. Đó chính là sự vận dụng tổng hợp của kiến thức, kĩ năng, thái độ, tính sẵn sàng… thể hiện qua các hoạt động cụ thể. Quy trình giải quyết vấn đề nhìn chung được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

- Xác định vấn đề: chuyển vấn đề trong tình huống thực tế thành vấn đề đòi hỏi, khám phá, giải quyết.

- Thu thập và phân tích thơng tin, từ đó đưa ra các phương án giải quyết vấn đề.

- Chọn phương án tối ưu và biện giải, về sự chọn lựa

- Thực hiện phương án đã chọn và điều chỉnh trong quá trình thực hiện. - Đánh giá hiệu quả của phương án và đề xuất để vận dụng vào tình huống mới.

Với mơn học Ngữ văn, năng lực này cũng cần được hướng đến khi triển khai các nội dung dạy học của bộ mơn, do tính ứng dụng thực tiễn và quy trình hình thành năng lực có thể gắn với các bối cảnh học tập (tiếp nhận và tạo lập văn bản) cả môn học, khi nảy sinh những tình huống có vấn đề. Với một số nội dung dạy học trong môn Ngữ văn như: xây dựng kế hoạch cho một hoạt động tập thể, tiếp nhận một thể loại văn học mới, viết quan điểm của cá nhân khi đánh giá các hiện tượng văn học,… quá trình học tập các nội dung trên là quá trình giải quyết vấn đề theo quy trình đã xác định. Quá trình giải quyết vấn đề trong mơn Ngữ văn có thể vận dụng trong một tình huống dạy học cụ thể hoặc trong một chủ đề dạy học

Dựa vào quy trình giải quyết vấn đề trên, GV có thể tiến hành hướng dẫn HS trong dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu với nhưng bước như sau:

- HS phát hiện ra những tình huống có vấn đề như làm sao giải quyết được bi kịch của gia đình hàng chài? Có cách nào để chấm dứt bạo lực trong gia đình? - Tìm các dữ liệu trong tác phẩm và thực tế cuộc sống từ đó hình thành các phương án giải quyết vấn đề. Để giải quyết bi kịch gia đình của hàng chài có những phương án sau:

(1) Người đàn bà nâng cao hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình, pháp luật, cần lên tiếng trước những bạo hành của chồng.

(2) Người đàn ông cần được giáo dục về pháp luật, tạo cho anh ta cơ hội thay đổi tư duy làm ăn để làm giàu kinh tế gia đình.

(3) Nhà nước, địa phương cùng vào cuộc để phát triển kinh tế vùng biển, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống ổn định, đời sống khá giả.

(4) Cần kết hợp đồng bộ các phương án trên để mang đến hiệu quả tối ưu nhất khi giải quyết bi kịch gia đình hành chài.

- Từ 4 phương án trên, HS sẽ suy nghĩ và lựa chọn phương án (4) để giải quyết triệt để vấn đề và đưa ra những lí giải về phương án này: bản thân người đàn ông và người đàn bà hàng chài không thể thay đổi được cuộc sống của họ nếu không có sự can thiệp của nhà nước, những chính sách của nhà nước, cuộc sống của họ dễ rơi vào vịng luẩn quẩn mà khơng thể chấm dứt được bi kịch. Đây khơng cịn là vấn đề mang tính cá nhân hay gia đình mà là vấn đề của xã hội nên cần có sự kết hợp giữa nhà nước và cá nhân để đem đến hiệu quả cao khi giải quyết.

- Tuy là phương án tối ưu nhưng để thực hiện được phương án này HS nhận thấy rằng quá trình thực hiện nó khơng đơn giản, những khó khăn sẽ gặp phải như cần tuyên truyền, giáo dục để thay đổi thói quen sinh hoạt và làm ăn

bao đời của ngư dân vùng biển, điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất hạ tầng, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước phải phù hợp với văn hóa xã hội của địa phương, vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều, cần có thời gian để triển khai và kiểm chứng. Khi đánh giá hiệu quả của phương án này cần đánh giá đồng bộ các mặt đạt được và chưa đạt được khi triển khai như những tác động lên đời sống các gia đình hàng chài về cả vật chất và tinh thần, những thay đổi của địa phương vùng biển về thiên nhiên, kinh tế, giáo dục…

Thông qua giải quyết vấn đề trong tác phẩm HS sẽ hình thành năng lực giải quyết vấn đề và biết cách giải quyết những tình huống trong thực tế cuộc sống, vì thế tác phẩm văn chương trở nên có ý nghĩa thực tiễn và gắn bó với HS hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)