Các giai đoạn phát triển kỹ năng sử dụng PTCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 28 - 33)

Các giai đoạn Cấu trúc tâm lý

1. Giai đoạn thứ nhất: Kỹ năng cơ sở

- Ý thức được mục đích sử dụng PTCN

- Thao tác sử dụng PTCN được thực hiện theo cách “thử và sai”, chưa đạt độ chuẩn xác.

2. Giai đoạn thứ hai: Kỹ năng cơ bản

- Có hiểu biết về các phương thức sử dụng PTCN

- Hình thành được thao tác sử dụng PTCN chuẩn xác nhưng còn mang tính riêng lẻ, chưa hệ thống và không theo quy trình cụ thể.

3. Giai đoạn thứ ba: Kỹ năng thành thạo

- Ý thức được mục đích và động cơ lựa chọn cách thức sử dụng PTCN.

- Các thao tác sử dụng PTCN đạt độ chuẩn xác, thực hiện hoạt động sáng tạo và linh hoạt.

- Thao tác được hình thành có tính hệ thống và tuân theo quy trình cụ thể.

Việc phân chia các giai đoạn phát triển kỹ năng PTCN trên đây chỉ mang tính khái qt. Bởi vì để phát triển một kỹ năng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong

đó quan trọng là sự trách nhiệm và thái độ nghiêm túc của GV trong quá trình rèn luyện và phát triển kỹ năng.

1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh tính tích cực của học sinh

Đổi mới PPDH là một trong những mục tiêu lớn được ngành giáo dục và đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và là một mục tiêu chính đã được khẳng định trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020” của Chính phủ ban hành ngày 13/06/2012: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học… , rèn luyện theo hướng phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thơng có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học…” [40]. Song đổi mới như thế nào? Và cụ thể phải làm

những gì?

Dưới đây là một số định hướng cụ thể nhằm thực hiện được mục tiêu lớn của ngành giáo dục – đào tạo là đổi mới PPDH. Xây dựng các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV trong DHLS cần phù hợp với các định hướng đó.

Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đó là q trình DH trong đó người GV

đóng vai trị hướng dẫn, định hướng cịn HS là người chủ động trong q trình học tập dưới sự hướng dẫn của GV. Trong DHLS có sử dụng PTCN, HS dưới sự hướng dẫn của GV kết hợp với SGK sẽ nắm vững nội dung kiến thức của bài học. Khơng những thế, GV có thể hướng dẫn cách thức sử dụng PTCN để HS có thể làm quen với việc tự học, tự tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức phát huy tính chủ động của bản thân trong quá trình học tập, phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm.

Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các PPDH khác nhau sao cho vừa đạt mục tiêu DH vừa phù hợp với đối tượng và điều

kiện thực tiễn của cơ sở. Thực tiễn đã chứng minh không phải cứ phương pháp cũ là lạc hậu và phương pháp mới thì mới hồn hảo. Khơng có phương pháp nào tồn tại mà khơng có ý nghĩa. Vì thế, về bản chất đổi mới PPDH là đổi mới cách thức tiến hành phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và

vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới. Do đặc thù của môn LS nên việc sử dụng PTCN kết hợp với phương pháp dùng lời… trong DH có ý nghĩa giúp HS trực quan dễ dàng và tạo nên sự húng thú trong học tập, giúp người học phát triển đa trí tuệ của họ. Ở hầu hết các trường THPT hiện nay đều được trang bị các phương tiện dạy học hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi để GV áp dụng phương pháp này.

Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành. Trong DHLS cũng cần rèn luyện các kỹ năng thực hành cho HS: kỹ năng vẽ, đọc bản đồ, kỹ năng tự làm các đồ dùng trực quan cho mơn học. GV sử dụng PTCN trong q trình dạy học sẽ đáp ứng được những yêu cầu của định hướng này.

Đổi mới PPDH bằng cách đưa phương tiện kỹ thuật hiện đại và công nghệ vào DH. Trước đây, một trong những phương tiện cơ bản nhất trong dạy học là phấn trắng và bảng đen. Hiện nay, PTDH hiện đại phát triển rất mạnh mẽ và phong phú. Việc sử các phương tiện DH này nhằm phát huy những ưu điểm mà nó mang lại đồng thời khắc phục những nhược điểm của các phương tiện dạy học truyền thống.

Như vậy, đổi mới PPDHLS cần được đổi mới theo những định hướng cơ bản như trên để HS chuyển từ cách học thụ động, ghi nhớ kiến thức là chính sang cách học tích cực, chủ động sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để làm được điều này tất yếu phải đổi mới PPDH của GV. GV cần chuyển từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp chú trọng hình thành năng lực tự học, phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của HS. Sử dụng PTCN trong DHLS sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới về PPDHLS hiện nay.

1.1.3. Hệ thống các kỹ năng sử dụng PTCN cần phát triển cho GV Lịch sử nói chung và GV Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN nói riêng

Sử dụng hiệu quả PTCN trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng được coi là yếu tố quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc THPT. Việc này cho phép GV thiết kế những kiểu dạy học mới, khuyến khích sự làm việc độc lập, chủ động của HS, đảm bảo mối liên hệ hai chiều trong quá trình dạy học. Vì việc sử dụng PTCN trong dạy học giữ vai trị quan trọng như vậy nên cần có các biện pháp để phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV Lịch sử ở trường

THPT. Trước hết, cần xác định cụ thể hệ thống kỹ năng sử dụng PTCN trong dạy học Lịch sử.

Căn cứ vào quy trình triển khai hoạt động dạy học nói chung (Chuẩn bị- Triển khai-Đánh giá), đặc trưng của môn học và các PTCN có thể sử dụng trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông để xác định những kỹ năng sử dụng PTCN cơ bản của GV gồm: Kỹ năng khai thác và lưu trữ thông tin, hiệu chỉnh tư liệu, thiết kế và triển khai bài dạy với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học, thiết kế công cụ KTĐG kết quả học tập của HS.

Kỹ năng khai thác và lưu trữ thông tin

Bên cạnh sách giáo khoa và tài liệu tham khảo thành văn là tư liệu phổ biến hỗ trợ quá trình dạy học của GV ở trường THPT, hiện nay Internet với khối lượng thông tin lưu trữ khổng lồ cũng ngày càng trở nguồn cung cấp tư liệu quan trọng cho GV. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để GV có thể tìm kiếm, khai thác kho thơng tin khổng lồ đó, làm thế nào để nó có giá trị nhất trong DH? Nếu GV không biết cách khai thác thơng tin một cách hiệu quả thì đó chỉ là những “thơng tin chết”. Mặt khác, nếu GV khơng tìm hiểu, nắm bắt và xử lý để biến nguồn tri thức chung trở thành vốn hiểu biết của bản thân thì sự đa dạng, phong phú của nguồn thông tin trong thời đại khoa học cơng nghệ cũng khơng có nhiều giá trị. Vì vậy, việc rèn luyện và phát triển kỹ năng khai thác, lưu trữ thông tin là vấn đề cần thiết đối với GV ở trường THPT nói chung và GV Lịch sử nói riêng.

Phát triển kỹ năng này là giúp GV có thể đưa ra những lựa chọn thông minh khi tiếp xúc với khối lượng kiến thức đồ sộ trên Internet, biết chọn lọc kiến thức, xác định tính chính xác và mức độ phù hợp của kiến thức với nội dung bài học đồng thời biết lưu trữ thông tin một cách khoa học, hợp lý.

Kỹ năng hiệu chỉnh tư liệu

GV có thể khai thác nhiều nguồn tư liệu khác nhau trên Internet từ tư liệu chữ viết cho đến hình ảnh, bản đồ, lược đồ hay các đoạn phim tư liệu có giá trị. Tuy nhiên, khơng phải bao giờ tư liệu GV tìm kiếm được cũng phù hợp với ý tưởng giảng dạy và mục tiêu bài học hoặc yêu cầu về tính sư phạm. Các hình ảnh tìm được thường có độ phân giải thấp, GV có thể sử dụng sự hỗ trợ của PTCN tăng độ phân giải cho hình ảnh để được hình ảnh rõ nét, sinh động. GV cũng có thể sử dụng phần

mềm để xóa kí hiệu, chữ viết trên bản đồ để biến nó thành bản đồ “trống”. Với các đoạn phim tư liệu quá dài, GV dễ dàng chọn và cắt lấy đoạn phim có nội dung phù hợp với mục tiêu bài học. Như vậy, để giúp GV có thể sử dụng hiệu quả tư liệu tìm kiếm được, GV cần có kỹ năng hiệu chỉnh tư liệu.

Tư liệu thành văn thường là nguồn tư liệu có tính quy chuẩn và hạn chế hiệu chỉnh nên trong phạm vi đề tài, kỹ năng hiệu chỉnh tư liệu chúng tôi đề cập đến cụ thể là kỹ năng hiệu chỉnh tư liệu hình ảnh và phim tư liệu. Phát triển kỹ năng này sẽ giúp GV xác định được tư liệu cần hiệu chỉnh và mức độ hiệu chỉnh của tư liệu, lựa chọn được công cụ (phần mềm) hiệu chỉnh tư liệu phù hợp.

Kỹ năng thiết kế và triển khai bài dạy

Bài dạy (bài giảng) là tập hợp các học liệu được tổ chức theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học. Thiết kế và triển khai bài dạy là yêu cầu bắt buộc đối với GV. Trong những năm gần đây, GV ở trường THPT nói chung và GV Lịch sử nói riêng sử dụng phần mềm MS. PowerPoint để hỗ trợ thiết kế và triển khai bài dạy ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, GV thường gặp khó khăn và mất nhiều thời gian trong quá trình thực hiện. Để giúp GV có thể tự xây dựng và triển khai bài giảng thể hiện đầy đủ: tính tương tác, đa phương tiện, liên kết các đề mục lớn nhỏ trong tồn bài và khơng mất nhiều thời gian để thực hiện các thao tác phức tạp, GV cần chú ý phát triển kỹ năng thiết kế và triển khai bài dạy với sự hỗ trợ của phần mềm MS. PowerPoint.

Để phát triển kỹ năng này, đòi hỏi GV phải xác định được mục tiêu bài học; lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định những nội dung trọng tâm; dữ liệu hóa và phân loại được thông tin kiến thức dưới dạng văn bản, bản đồ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh...; chọn lựa được các phần mềm phụ trợ cần dùng trong bài học để liên kết...

Kỹ năng thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là khâu quan trọng trong q trình dạy học. Tuy nhiên, GV ít có cơ hội để kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS trong mỗi giờ học vì GV ít có thời gian dành cho hoạt động này. Trong khi đó, HS thường khơng hứng thú với việc kiểm tra đánh giá, thậm chí có tâm trạng lo sợ, căng thẳng. Với sự hỗ trợ của PTCN, GV có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm

tra đánh giá, giúp công việc này trở nên thuận lợi, nâng cao khả năng tương tác, phản hồi.

Với kỹ năng này, đòi hỏi GV xác định được nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá; xây dựng được bộ câu hỏi kiểm tra và giới hạn kiểm tra phù hợp. Kỹ năng sử dụng PTCN là một bộ phận trong kỹ năng dạy học của GV nói chung và GV mơn Lịch sử nói riêng. Sự phát triển kỹ năng sử dụng PTCN góp phần thúc đầy sự phát triển kỹ năng dạy học của GV.

1.1.4. Hệ thống tiêu chí đánh giá kỹ năng sử dụng PTCN của GV

Để đánh giá kỹ năng sử dụng PTCN của GV và giúp quá trình rèn luyện, phát triển kỹ năng này thuận lợi hơn, chúng tôi xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kỹ năng. Trong đó, mỗi kỹ năng sẽ được cụ thể hóa thành các yêu cầu cần đạt với ba mức độ khác nhau, phát triển dần từ thấp đến cao: mức kỹ năng cơ sở, mức kỹ năng cơ bản và mức kỹ năng thành thạo (theo bảng 1.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)