Một số yêu cầu khi xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 46)

Hình 2.12 Ghép các dạng bài tập, câu hỏi khác nhau thành bài tập lớn

2.1. Một số yêu cầu khi xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng sử

theo hƣớng dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử

2.1.1. Đảm bảo tính khoa học

Với tư cách là hệ thống các biện pháp nhằm phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV môn LS, các biện pháp được xây dựng phải dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về PPDH nói chung, PPDHLS nói riêng và yêu cầu thực tiễn của xã hội, của nhà trường THPT hiện nay về đổi mới PPDH LS theo hướng tích hợp PTCN vào dạy học.

Nội dung các biện pháp được xây dựng phải tập trung vào trọng tâm phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV môn LS tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN nói riêng và có thể mở rộng phạm vi áp dụng cho đối tượng GV LS ở trường THPT nói chung. Các bước thực hiện biện pháp phải được sắp xếp theo quy trình hợp lý, đảm bảo việc GV tiến hành các biện pháp thuận lợi, dễ dàng, không mất quá nhiều thời gian.

Tính khoa học gắn liền với tính vừa sức. Vì vậy, khi xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN đòi hỏi phải điều tra, khảo sát nhu cầu, năng lực và đặc thù của GV LS tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp với đối tượng GV.

Ngồi ra, để đảm bảo tính khoa học các biện pháp cũng cần phải phù hợp với đặc trưng của bộ môn LS, khác với nhiều bộ mơn khoa học khác đó là: tính q khứ, tính khơng lặp lại và sự thống nhất giữa “sử” và “luận”.

2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Ứng dụng nguyên lý hệ thống trong việc xây dựng các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV Lịch sử tốt nghiệp Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, tức là các biện pháp sẽ được tiến hành trong một chỉnh thể, bao gồm các thành phần của việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, chúng được liên kết, gắn bó thống nhất, tương tác với nhau và phụ thuộc vào nhau theo một trình tự nhất định. Mỗi biện

pháp trước là điều kiện cho sự thực hiện các chức năng của biện pháp sau. Đồng thời, các biện pháp sau như sự kế tục, hoàn thiện các chức năng để phát triển cao hơn. Nếu thiếu vắng đi một trong các biện pháp hoặc một biện pháp khơng thực hiện đầy đủ các chức năng của mình thì các biện pháp cịn lại khó có điều kiện phát huy tác dụng.

Cụ thể, chỉ khi phát triển được kỹ năng khai thác, lưu trữ thông tin và kỹ năng hiệu chỉnh tư liệu với sự hỗ trợ của PTCN, GV mới có “nguyên liệu” để thực hiện và phát triển tốt kỹ năng thiết kế bài dạy với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học. Và để quá trình triển khai bài dạy trở nên hiệu quả hơn, GV cần có kỹ năng thiết kế công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Bốn kỹ năng sử dụng PTCN này liên hệ mật thiết và hỗ trợ đắc lực cho nhau trong quá trình GV chuẩn bị và triển khai bài học.

Ngồi ra, trong q trình dạy học, GV khơng chỉ sử dụng một vài kỹ năng nhất định mà phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn của hệ thống các kỹ năng DH. Vì vậy, kỹ năng sử dụng PTCN phải có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống các kỹ năng dạy học khác, hỗ trợ tích cực cho các kỹ năng đó. Tuy nhiên vẫn phải thể hiện được vai trò và chỗ đứng riêng.

2.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV môn Lịch sử phải đảm bảo tính hiệu quả, tức là nó phải có khả năng ứng dụng cao và tạo ra những hiệu quả về việc bồi dưỡng, phát triển kỹ năng DH LS nói chung và kỹ năng sử dụng PTCN nói riêng. Trên thực tế, các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN được đề xuất trong đề tài không chỉ áp dụng được với đối tượng GV LS tốt nghiệp ĐH Giáo dục – ĐHQGHN mà cịn có khả năng ứng dụng rộng rãi đối với GV dạy học LS ở trường THPT nói chung.

Tính hiệu quả được thể hiện cụ thể ở ba khía cạnh:

Hiệu quả về nhận thức: Các biện pháp phải đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng một cách đầy đủ với chất lượng cao và vững chắc. Tri thức và kỹ năng đã được lĩnh hội để trở nên có hệ thống, bền vững, có khả năng thực hành, ứng dụng tốt tại các cơ sở giáo dục.

Hiệu quả về mặt giáo dục: Nâng cao ý thức của GV về yêu cầu đổi mới PPDH, thể hiện quyết tâm thực hiện, nghiên cứu, tìm tịi các mơ hình, chiến lược dạy học mới.

Hiệu quả về mặt kinh tế: Áp dụng các biện pháp tiết kiệm được thời gian và công sức nhưng đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đề ra.

2.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV môn Lịch sử phải dựa trên cơ sở thực tiễn bồi dưỡng GV và hoạt động dạy học, làm cho nó phù hợp với những đặc điểm, điều kiện, yêu cầu thực tiễn ở cấp học THPT vừa hướng đến việc cải biến thực trạng, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH ở cấp học này.

Những cơ sở thực tiễn đáng chú ý là:

- Quá trình đào tạo bồi dưỡng, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ dạy học theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú, hiện đại hóa.

- Xu hướng đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và những nét đặc thù riêng của cấp THPT.

- Các yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với năng lực của GV phổ thơng. Trong đó, chú trọng đến tri thức khoa học công nghệ, năng lực thực tiễn và các phẩm chất cơ bản của người GV.

Xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV Lịch sử phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực tiễn là con đường cơ bản nhằm đổi mới cách dạy, cách học, nâng cao chất lượng dạy học.

2.2. Mục tiêu, nội dung mơn Chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học Lịch sử

Quán triệt mục tiêu đào tạo của trường Đại học Giáo dục – ĐHQG HN nói chung và Khoa Sư phạm nói riêng là đào tạo sinh viên trở thành các GV dạy ở trường THPT, trường Cao đẳng, Đại học. Họ phải có năng lực giảng dạy, giáo dục, tự học, tự bồi dưỡng và đặc biệt là kỹ năng sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các cơng việc chun mơn.

Mơn Chương trình, phương pháp dạy học Lịch sử và môn Phương pháp, công nghệ dạy học là hai môn học thể hiện cụ thể mục tiêu này.

Trong đó, mơn Phương pháp, cơng nghệ dạy học là môn học tiên quyết trang bị cho sinh viên khối ngành Sư phạm nói chung kiến thức về: các nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật triển khai một số PPDH cụ thể; quan điểm về cơng nghệ dạy học và tích hợp phương tiện cơng nghệ trong dạy học; nguyên lý vận hành, tính năng sử dụng một số phương tiện dạy học hiện đại.

Trên cơ sở kiến thức được trang bị trong môn Phương pháp, công nghệ dạy học, sinh viên được thực hành và ứng dụng vào chương trình dạy học Lịch sử ở trường THPT cụ thể trong mơn Chương trình, phương pháp dạy học Lịch sử.

Mục tiêu của mơn học nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Lịch sử.

Nội dung môn học bao gồm: những vấn đề chung về PPDHLS ở trường THPT; con đường hình thành tri thức lịch sử cho học sinh; hệ thống khái niệm và quy trình triển khai các phương pháp khác nhau trong dạy học lịch sử ở trường THPT; các yếu tố chi phối việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng môn học; các biện pháp hướng dẫn học sinh phương pháp học mơn Lịch sử; hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông; cách thức xây dựng kế hoạch dạy học, hồ sơ môn học; phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, khách quan; các biện pháp giúp học sinh tự đánh giá, tự điều chỉnh để thành công trong học tập môn Lịch sử và những định hướng phát triển kỹ năng nghề nghiệp của người giáo viên môn Lịch sử.

Trên cơ sở những kiến thức được cập nhật thường xuyên, môn học giúp sinh viên tiếp cận với những quan điểm dạy học hiện đại, những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục hiện nay.

Đặc biệt để rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, môn học tập trung nhiều vào phần thực hành: xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy, hồ sơ bài dạy, hồ sơ môn học; thực hành dạy học; xây dựng câu hỏi và các bảng hướng dẫn kiểm tra đánh giá theo mục tiêu; đánh giá cải tiến phát triển chuyên môn của người giáo viên. Tất cả nội dung thực hành đều yêu cầu SV sử dụng PTCN. Ví dụ: SV được thực hành cách thiết kế trang web ngoại tuyến, thiết kế ấn phẩm, thiết kế phim tư liệu... với sự hỗ trợ của PTCN khi xây dựng hồ sơ bài dạy theo dự án; được

thực hành thiết kế bài dạy, thẻ nhớ học tập... với sự hỗ trợ của phần mềm MS. PowerPoint khi hoàn thành bài tập kiểm tra – đánh giá cuối kì của mơn học...

Như vậy, cùng với hệ thống các mơn học trong chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm môn học Chương trình, phương pháp dạy học Lịch sử đã giúp GV tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN hình thành kỹ năng sử dụng PTCN cần thiết cho quá trình dạy học ở trường THPT.

2.3. Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN theo hƣớng dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử

Nội dung các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN được đề xuất trên tinh thần phù hợp và thống nhất với những kỹ năng DH cơ bản của GV LS ở trường THPT hiện nay nói chung và đặc biệt là kỹ năng sử dụng PTCN của GV LS tốt nghiệp ĐH Giáo dục – ĐHQG HN.

Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển từng ngày của CNTT và TT cũng như những yêu cầu đổi mới không ngừng trong PPDHLS, các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN được đề xuất trong đề tài không đi vào hướng dẫn GV sử dụng các PTCN cụ thể mà hướng đến xây dựng quy trình sử dụng PTCN, tập trung vào các kỹ năng nền tảng để GV có thể sử dụng các loại PTCN đa dạng, vận dụng vào nhiều tình huống cụ thể trong thực tế giảng dạy và làm cơ sở phát triển các kỹ năng cần thiết khác. Từ đó, đề tài chúng tơi xây dựng bốn biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV LS tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN theo quy trình quy trình triển khai hoạt động dạy học nói chung (Chuẩn bị-Triển khai- Đánh giá).

2.3.1. Sử dụng công cụ Google Search và Google Drive để khai thác và lưu trữ thông tin thông tin

2.3.1.1. Sử dụng công cụ Google Search để khai thác thông tin

SGK hiện nay được biên soạn theo hướng mở, nội dung bài viết rất cô đọng, nhiều sự kiện, hiện tượng LS chỉ được giới thiệu khái quát, nếu GV chỉ “đọc – chép” kiến thức trong SGK sẽ làm giờ học buồn tẻ, HS không hứng thú. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và TT trên thế giới đã đưa đến sự ra đời của hàng tỷ trang web, hỗ trợ tích cực cho GV đổi mới PPDH. GV có thể coi đây là

“thư viện điện tử” để khai thác, tìm kiếm tư liệu về văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu hỗ trợ trong quá trình thiết kế và triển khai bài dạy. Đồng thời, trong q trình khai thác thơng tin trên Internet, GV bổ sung kiến thức, cập nhật thông tin và tự phát triển, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học… Nguồn tài liệu trên Internet cịn có ưu thế rất lớn trong việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh. Những thơng tin phong phú, hình ảnh hấp dẫn khai thác từ Internet để bổ sung cho bài học khiến các em hào hứng hơn trong học tập.

Tuy nhiên, để khai thác thông tin hiệu quả trên Internet không phải là việc đơn giản. Nhiều GV sẽ gặp khó khăn như: phải sử dụng nhiều thời gian để tìm kiếm thơng tin cần thiết, khó xác định tính chính xác của thông tin… dẫn đến những nhầm lẫn, sai sót trong q trình triển khai bài dạy. Phát triển kỹ năng khai thác thông tin cho GV là thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Để việc khai thác tài liệu trên Internet thuận lợi và hiệu quả, GV có thể thực hiện theo quy trình cụ thể như sau:

* Xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học

Đây là công việc đầu tiên và hết sức quan trọng đối với GV trước khi khai thác thông tin trên Internet phục vụ bài học. Đó là cơ sở để GV xác định nội dung và định dạng thơng tin cần tìm kiếm. Để khai thác được chính xác thơng tin cần xác định rõ các kiến thức cơ bản cũng như yêu cầu về phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng cho HS, thơng qua đó lựa chọn nội dung thích hợp để tìm kiếm thơng tin bổ sung cho nội dung kiến thức, có thể là nội dung quan trọng hoặc nội dung dài và khó.

Xác định mục tiêu cơ bản của bài học cũng là căn cứ để GV xác định sự cần thiết phải khai thác thông tin trên Internet để bổ sung cho nội dung kiến thức quan trọng của bài học tức là khẳng định với nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ cần đạt của HS trong bài học thì việc sử dụng thơng tin khai thác trên Internet đem lại hiệu quả cao.

Ví dụ ở bài 20 (LS lớp 11, chương trình Chuẩn): Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. GV có thể xây dựng mục tiêu cơ bản trên ba mặt như sau:

Về kiến thức:

- Trình bày và nhận xét được về diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Trung Kỳ, Bắc Kỳ.

- Nhận xét được quá trình triều đình Nguyễn từng bước đầu hàng giặc Pháp thông qua các hiệp ước: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862); Hiệp ước Giáp Tuất (1874); Hác-măng (1883); Pa-tơ-nốt (1884).

Về kỹ năng:

- Lý giải, phân tích sự kiện, hiện tượng lịch sử - Sử dụng PTL, tranh ảnh, bản đồ

Về thái độ:

- Tự hào và ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.

- Nhận thức được âm mưu và thủ đoạn xâm lược nước ta của thực dân Pháp. - Nhìn nhận khách quan về trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước.

Nội dung kiến thức của bài học tập trung vào ba vấn đề lớn: 1. Quá trình thực dân Pháp hai lần đánh chiếm Bắc Kì (1873 – 1874; 1882 – 1883), tấn cơng cửa biển Thuận An và kinh thành Huế (1883 – 1884); 2. Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Bắc Kì chống quân Pháp xâm lược; 3. Quá trình triều đình Nguyễn từng bước đầu hàng Pháp.

Có thể nhận thấy, nội dung bài học khá dài với nhiều sự kiện, rất khó ghi nhớ, từ quá trình thực dân Pháp xâm lược đến phong trào kháng chiến của nhân dân. Trong đó, thái độ và hành động của triều đình Nguyễn trước quá trình xâm lược của thực dân Pháp là vấn đề được nhìn nhận, đánh giá theo nhiều hướng khác. Trong khi đó, khối lượng tư liệu phản ánh nội dung bài học được đăng tải trên Internet là không nhỏ, bao gồm cả tư liệu thành văn và tư liệu hình ảnh. Hệ thống tư liệu tranh ảnh rất phong phú như: tranh ảnh phản ánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng; hình ảnh, chân dung các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử. Tư liệu thành văn ghi lại các sự kiện lớn, các đánh giá nhận định khác nhau về thái độ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)