Hình 2.12 Ghép các dạng bài tập, câu hỏi khác nhau thành bài tập lớn
2.3. Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN theo hướng
2.3.2. Sử dụng các phần mềm đơn giản để hiệu chỉnh tư liệu dạy học
GV có thể khai thác một khối lượng lớn tư liệu trên Internet nhưng không phải bao giờ những tư liệu được khai thác cũng phù hợp hoàn toàn với mục tiêu bài học hay mục đích sư phạm. Vì những tư liệu này khi ở dạng “thô”, nguyên bản thường ít sát với nội dung, thời lượng, phương pháp dạy học LS ở trường THPT. Để khắc phục khó khăn này, GV có thể sử dụng các chương trình thơng dụng như: phần mềm Paint để nâng cao chất lượng hình ảnh so với ảnh gốc, hay cắt, xóa những chi tiết thừa (rất cần khi xây dựng bản đồ, lược đồ “trống”) và phần mềm Easy Video Splitter hoặc Proshow Gold hỗ trợ cắt và thiết kế các đoạn phim tư liệu… Công việc này hỗ trợ GV thiết kế và triển khai bài giảng trên lớp hiệu quả hơn.
Thông thường tư liệu dạy học được chia làm ba loại: tư liệu tham khảo (tư liệu thành văn); tư liệu hình ảnh – lược đồ LS; PTL. Kỹ năng hiệu chỉnh văn bản là một trong những kỹ năng đơn giản mà GV mơn LS nói chung, GV mơn LS tốt nghiệp ĐH Giáo dục – ĐH QGHN hầu hết đã thơng thạo. Vì vậy, để phát triển kỹ năng hiệu chỉnh tư liệu dạy học, chúng tôi tập trung vào kỹ năng hiệu chỉnh tư liệu hình ảnh, lược đồ LS và PTL.
2.3.2.1. Xác định mục đích hiệu chỉnh tư liệu
Xác định mục đích hiệu chỉnh tư liệu là trả lời câu hỏi: hiệu chỉnh tư liệu cho nội dung kiến thức và nhằm đạt những mục tiêu nào của bài học? Vì thế, để xác định mục đích hiệu chỉnh tư liệu trước hết phải tìm được kiến thức trọng tâm và xác định rõ ràng các mục tiêu cụ thể của bài học. Xác định chính xác mục đích sẽ giúp việc hiệu chỉnh tư liệu của GV hiệu quả hơn.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học và định dạng “thô” của tư liệu, chúng tơi chia thành ba mục đích hiệu chỉnh tư liệu:
* Hiệu chỉnh tư liệu để hướng dẫn HS nghiên cứu kiến thức bài mới.
Biện pháp này được sử dụng chủ yếu trong giờ học bài mới, dễ áp dụng, đảm bảo tuân thủ quy luật nhận thức của con người đó là “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, sự nhận thức của HS được thực hiện từ những hình ảnh cụ thể, sinh động đến những nội dung khái quát.
Với tư liệu tranh ảnh – lược đồ LS được sử dụng trong trường hợp này thường được hiệu chỉnh theo hướng: bổ sung thêm những nội dung, chi tiết quan trọng hoặc khoanh vùng, làm nổi bật những điểm cần nhấn mạnh. Với phim tư liệu, GV có thể chọn và cắt những đoạn phim sao cho phù hợp với mục tiêu bài học và thường lượng trên lớp hoặc tự xây dựng những đoạn phim phục vụ cho nội dung kiến thức nhất định.
Tư liệu đã được hiệu chỉnh khi sử dụng sẽ đi kèm với SGK, câu hỏi hoặc phiếu học tập để HS tìm những ý chính về sự kiện nhằm phát huy tính tích cực của HS khi tìm hiểu sự kiện. Việc gợi ý, đặt câu hỏi hoặc hồn thành phiếu học tập sẽ kích thích tư duy và trí tưởng tượng của HS, giúp các em tích cực, chủ động tham gia vào q trình lĩnh hội kiến thức, qua đó hiểu rõ nội dung lịch sử được phản ánh trên PTL.
Ví dụ: Ở bài 20 (LS lớp 11), với nội dung Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì
trong những năm 1873 – 1874, GV có thể sử dụng đoạn PTL có thời lượng 3 phút
giới thiệu về phong trào kháng chiến của nhân dân và triều đình khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì năm 1873. Kết hợp với xem đoạn PTL, HS có thể theo dõi SGK để hoàn thành một phiếu học tập cho trước.
Phiếu học tập 1: Hoàn thành bảng niên biểu: Quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất và phong trào kháng chiến ở Bắc Kì từ năm 1873 – 1874
* Hiệu chỉnh tư liệu nhằm minh họa nội dung kiến thức bài học
Những nội dung dài, nhiều sự kiện với các mốc thời gian, địa điểm khó ghi nhớ, hiệu chỉnh tư liệu để minh họa trong trường hợp này sẽ giúp HS hình dung rõ hơn về sự kiện LS, ghi nhớ các sự kiện dễ dàng hơn, khắc sâu kiến thức.
Hiệu chỉnh tư liệu theo mục đích này, thường theo hướng bổ sung thông tin cơ bản nhất cho hình ảnh, bản đồ, lược đồ giúp HS phân biệt được nhân vật, sự kiện, hiện tượng LS tránh tình trạng “hiện đại hóa LS” hoặc làm rõ hơn nhận định LS.
Ở bài 31 (LS lớp 10, chương trình Chuẩn), với sự kiện: Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân tấn công và chiếm ngục Ba-xti, GV sử dụng hình ảnh về cuộc tấn cơng vào nhà ngục của nhân dân Pari sau khi đã sử dụng phần mềm Paint để bổ sung thêm nội dung: “nhà tù lâu đời và kiên cố có pháo đài cao 24 m, tường dày 3m, với 8 tháp canh cao 30m…để giam cầm, giết hại những người có tư tưởng chống đối chế độ phong kiến” [7, tr.173]. Với hình ảnh này, GV vừa có thể giúp HS
hiểu được lý do ngục Ba-xti lại được coi là biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế, vừa có thể sử dụng để nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện.
Thời gian Diễn biến chính
Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ
nhất (1873)
…………… Đội tàu chiến của Gác – ni – ê đến
Hà Nội 20/11/1873 ………………………………………… Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì từ năm 1873 - 1874 ....................... .....................
Khoảng 100 binh lính triều đình dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu dũng cảm tại Ô Thanh Hà
Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy qn linh chiến đấu dũng cảm
Hình 2.4. Tấn cơng ngục Ba-xti
Ví dụ: Khi dạy bài 21 có nội dung: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX, GV xây dựng
đoạn PTL. Nội dung đoạn PTL khái quát về 4 cuộc khởi nghĩa lớn cuối thế kỉ XIX: thời gian, địa bàn, người lãnh đạo, ý nghĩa. Trong đó sẽ sử dụng hình ảnh về người lãnh đạo, căn cứ… của các cuộc khởi nghĩa để làm nổi bật những điểm đặc trưng của từng cuộc khởi nghĩa.
* Hiệu chỉnh tư liệu để hướng dẫn HS ôn tập, kiểm tra kiến thức bài đã học
Xét trên quan điểm hệ thống trong quá trình giáo dục, kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan trọng nhất bởi lẽ nó khơng chỉ cho ta biết q trình giáo dục có đạt được mục tiêu hay khơng, mà cịn cung cấp thơng tin hữu ích để điều chỉnh tồn bộ các hoạt động xảy ra trước đó. Trong dạy học, kiểm tra đánh giá sẽ định hướng cách dạy của thầy và cách học của trò. Tuy nhiên, hiện nay HS thường sợ “bị” kiểm tra, đặc biệt là với mơn LS – HS quan niệm đó là mơn đơn thuần học thuộc, khó nhớ. Hiệu chỉnh tư liệu tranh ảnh, lược đồ LS hoặc PTL để kiểm tra đầu giờ hoặc cuối giờ sẽ là biện pháp hữu hiệu giảm bớt sự căng thẳng, nặng nề của HS khi “đối diện” với việc kiểm tra.
Đối với hình ảnh, lược đồ LS và PTL khi được hiệu chỉnh để sử dụng vào mục đích hướng dẫn HS ôn tập, kiểm tra kiến thức bài đã học thường xóa hoặc che đi
những nội dung, chi tiết quan trọng trong tư liệu để yêu cầu HS khợi nhớ lại kiến thức đã học sau khi quan sát tư liệu.
Ví dụ, để ơn tập, kiểm tra nội dung kiến thức Nhân dân Hà Nội và các tỉnh
Bắc Kì kháng chiến trong những năm 1882 – 1883 trong bài 21, GV có thể sử dụng
đoạn PTL khái quát về nội dung kiến thức trên nhưng khơng có lời ghi chú hay âm thanh thuyết minh, chỉ có hình ảnh, nhạc nền đơn thuần cho HS xem đoạn phim và yêu cầu liệt kê lại 5 sự kiện quan trọng. Hoặc ví dụ cho bài 29 (LS lớp 10) để kiểm tra nội dung kiến thức Nội chiến giữa Vua và Quốc hội (1642 – 1648) trong
Diễn biến cách mạng Anh, GV có thể sử dụng lược đồ diễn biến chiến sự nhưng
đã bỏ đi mốc thời gian của sự kiện biến lược đồ Nội chiến giữa Vua và Quốc hội (1642 – 1648) trở thành lược đồ “trống”. HS quan sát và dựa vào lược đồ này để khái quát lại diễn biến.
2.3.2.2. Sử dụng các công cụ hiệu chỉnh tư liệu
Sau khi xác định được mục đích hiệu chỉnh tư liệu, GV lựa chọn và sử dụng các phần mềm để hiệu chỉnh tư liệu cụ thể.
* Hiệu chỉnh hình ảnh, lược đồ, bản đồ LS
Để thực hiện công việc này, GV sử dụng phần mềm Paint có tích hợp sẵn trong các phiên bản Microsoft Windows. Với phần mềm Paint, GV có thể xóa các kí hiệu và một số chi tiết trên hình ảnh để chúng trở thành những tranh ảnh, bản đồ, lược đồ “trống”. Hoặc ngược lại, GV cũng có thể dùng Paint để viết tên, chú giải và thậm chí đổ màu cho tranh ảnh.
Tập hợp tất cả hình ảnh, lược đồ, bản đồ LS cần hiệu chỉnh trong một folder để thuận tiện trong việc sử dụng khi hiệu chỉnh.
Vào biểu tượng Start ở góc trái màn hình máy vi tính sau đó tìm (Search) phần mềm Paint và khởi động chương trình. Giao diện của chương trình (mặc định) sẽ có các chức năng chính là:
- Image: Thay đổi kích cỡ (size) của hình ảnh bằng việc cắt (Crop), làm tăng hoặc giảm độ lớn của hình (Resize) hoặc xoay, lật chiều hình ảnh (Rotate).
- Tools: Gồm các cơng cụ giúp tẩy xóa (Eraser), tơ màu khép kín (Fill with Color), lấy mẫu màu trên hình ảnh (Pick Color ), phóng to ảnh (Magnifier), viết chữ lên hình ảnh (Text).
- Shapes: Thêm các dạng hình khối hoặc khoanh vùng đối tượng cần nhấn mạnh: thêm đường thẳng (Line), đường cong (Curve), hình tứ giác (Rectangle)…
- Colors: Lựa chọn màu sắc khác nhau cho các đối tượng được chọn: màu nền, màu chữ…
* Hiệu chỉnh đoạn phim tư liệu
Đối với những đoạn phim tư liệu có sẵn:
GV sử dụng phần mềm Easy Video Splitter để chọn lựa và cắt những đoạn phim phù hợp với mục đích sư phạm.
- Cài đặt phần mềm vào máy vi tính rồi khởi động, các thanh cơng cụ chính của chương trình là: Source File (Nhập đoạn phim gốc cần hiệu chỉnh); Mark Start Point: (Đánh dấu điểm đầu cần cắt của đoạn phim); End Start Point (Đánh dấu điểm cuối của đoạn phim); Split (Cắt đoạn phim).
- Lưu ý: phần mềm chỉ cho phép cắt các đoạn phim có đi là: (.avi/.dixv), (.mpeg) và (.wmv)/(.asf), khơng cho phép cắt đoạn phim có đi (.flv).
Hình 2.5. Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm Easy Video Splitter
Đối với những đoạn phim tư liệu “tái tạo” từ hình ảnh, lược đồ, bản đồ LS:
GV sử dụng phần mềm Proshow Gold để xây dựng những đoạn phim tư liệu phục vụ nội dung bài học nhất định và phù hợp với mục tiêu, ý tưởng sư phạm.
- Khởi động phần mềm Proshow Gold, giao diện của chương trình (mặc định) sẽ có các thanh cơng cụ chính là: Folder (Liệt kê thư mục và tập tin ảnh, nhạc,
Nhập đoạn phim gốc
Cắt phim Điểm cuối đoạn lựa chọn
Điểm đầu đoạn lựa chọn
video trong máy; Slide list (Quản lý thứ tự các ảnh và nhạc sử dụng cho đoạn phim); Preview (Xem trước đoạn phim khi hồn thiện).
- Chọn thư mục hình ảnh đã lựa chọn để lấy tranh ảnh.
- Ghi âm thanh thuyết minh cho hình ảnh: Nhấn đúp chuột vào bức ảnh cần chèn âm thanh trong Slide show. Một cửa sổ mới xuất hiện, chọn Sound Record Voice Over. Chèn âm nhạc vào đoạn phim: Trên thanh công cụ chọn Music Sound track (+) Add show file để lấy âm nhạc từ máy tính. Lựa chọn Sync Slide to Audio để cân bằng thời gian của file nhạc với thời gian trình chiếu của hình ảnh.
- Viết phụ đề cho đoạn PTL: Trong cửa sổ mới xuất hiện chọn Captions viết nội dung cần thiết trong ô Captions. Có thể thay đổi font, màu chữ cho phù hợp. Lưu ý, để viết chữ có dấu trong lời chú thích cần chọn font chữ: (.Vn) và bảng mã TCVN3.
Hình 2.6. Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm Proshow Gold viết phụ đề cho đoạn PTL - Chọn định dạng lưu đoạn phim sau khi hoàn thành: Chọn Create Output DVD hoặc Flash, PC Executable, Video file…
Lời chú thích
Viết nội dung cần thiết Màu chữ
2.3.3. Sử dụng phần mềm MS. PowerPoint và Adobe Presenter hỗ trợ thiết kế và triển khai bài dạy
Dạy học LS là hoạt động mang tính đặc thù, một quá trình sư phạm phức tạp, HS khơng thể từ “trực quan sinh động” (nhìn q khứ), mà phải đi từ cung cấp sự kiện để tạo biểu tượng LS, hình thành khái niệm, rồi mới nêu được quy luật, rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn. Việc cung cấp sự kiện LS cho HS càng cụ thể, giàu hình ảnh bao nhiêu thì HS càng hứng thú học tập và hiểu biết LS bấy nhiêu. Công việc này thường gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ngày nay, nhờ vào sự hỗ trợ của PTCN, GV có thể dễ dàng hơn trong việc giúp HS đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, hiểu đúng bản chất của sự kiện, hiện tượng LS, từ đó có tư tưởng tình cảm đúng đắn, giúp HS phát triển toàn diện.
Thiết kế bài dạy sử dụng phần mềm trình diễn MS. PowerPoint là cơng cụ hữu hiệu để đặt vấn đề cho bài giảng, phân tích những hiện tượng diễn tả bằng lời, đưa ra những câu hỏi tình huống cho bài giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh hay đồ thị giúp HS dễ nắm bắt vấn đề, tổ chức các hình thức học tập mới... Tuy nhiên, công cụ MS. PowerPoint cịn một số hạn chế tính tương tác: chèn file định dạng flash, tạo câu hỏi tương tác (có phản hồi) khá phức tạp… và định dạng lưu trữ chưa đa dạng. Nhờ sự hỗ trợ của bộ công cụ bổ sung Adobe Presenter, phần mềm PowerPoint sẽ khắc phục được hạn chế của mình và hỗ trợ việc thiết kế, triển khai bài dạy hiệu quả hơn. Ngồi ra, GV mơn LS tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN đã được trang bị kỹ năng sử dụng phần mềm MS. PowerPoint trong quá trình học ở trường. Vì vậy, để phát triển kỹ năng thiết kế và triển khai bài dạy chúng tôi chủ yếu hướng dẫn GV sử dụng phần mền MS. PowerPoint với công cụ hỗ trợ là phần mềm Adobe Presenter theo quy trình logic và khoa học.
Trong chương trình LS ở trường THPT dù là kiểu bài giảng nào thì khi thiết kế các trang trình chiếu (Slides) hỗ trợ hiệu quả cho bài giảng, GV đều cần thực hiện theo quy trình sau:
2.3.3.1. Xác định mục tiêu, tìm hiểu nội dung bài học
Căn cứ vào những mục tiêu của bài học đã được xác định, GV lựa chọn những nội dung cần truyền đạt và thiết kế nội dung bài học. Dựa vào lượng kiến thức trong
bài học, GV sẽ quyết định việc sử dụng PTCN phù hợp với nội dung bài học và khả năng tiếp nhận, hình thành kỹ năng, tình cảm của người học.
GV có thể giới hạn những dạng nội dung kiến thức nên và cần thiết kế bài giảng sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm MS. PowerPoint như sau:
- Nội dung là những đơn vị kiến thức trọng tâm, các khái niệm LS cơ bản mà HS cần hiểu rõ bản chất. Ví dụ: Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I.Lê-nin đề; Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven; cách mạng công nghiệp; cách mạng khoa học kỹ thuật…
- Nội dung kiến thức dài, nhiều sự kiện, khó ghi nhớ thường là các nội dung liên quan đến diến biến của sự kiện. Ví dụ: Diễn biến của cách mạng tư sản Pháp; diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918); cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1873 – 1884…
- Nội dung kiến thức có tính trực quan cao, nội dung kiến thức liên môn nhằm làm cho kiến thức các môn học bổ sung cho nhau, giúp HS hiểu sâu sắc hơn các sự kiện, hiện tượng LS được học. Ví dụ: Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại; những thành tựu văn hóa, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX; thành tựu văn hóa cổ đại phương Đơng; thành tựu của văn hóa Phục hưng…
- Nội dung kiến thức về quá trình phát triển của một sự kiện, hiện tượng LS