Kết quả đánh giá mức đạt kỹ năng sử dụng PTCN của GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 39)

Nội dung kỹ năng

Mức đạt (n = 78) Mức 1 (%) Mức 2 (%) Mức 3 (%)

I. Kỹ năng khai thác và lưu trữ thông tin

- Xác định nội dung kiến thức cần khai thác, bổ sung thppông tin

1.6 93.8 4.7

- Kiểm định tính chính xác của thơng tin 20.9 74.4 4.7

- Sử dụng công cụ Google Search để khai thác thông tin 1.6 85.9 12.5

- Phân loại và sắp xếp thông tin 3.1 89.1 7.8

- Sử dụng công cụ Google Drive để lưu trữ và chia sẻ thông tin 67.2 31.3 1.6

II. Kỹ năng hiệu chỉnh tư liệu

- Xác định mục đích hiệu chỉnh tư liệu 0.0 85.9 14.1

- Sử dụng cơng cụ hiệu chỉnh hình ảnh, lược đồ, bản đồ 1.6 90.6 3.1

- Sử dụng công cụ hiệu chỉnh và xây dựng phim tư liệu 75.0 23.4 1.6

III. Kỹ năng thiết kế và triển khai bài dạy với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học

- Xác định nội dung kiến thức phù hợp với việc thiết kế và triển khai bài dạy với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học

7.8 84.4 7.8

- Xây dựng kịch bản công nghệ 85.9 12.5 1.6

- Điều tra nhu cầu HS 1.6 79.7 18.8

- Thiết kế bài dạy với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint và Adobe Presenter

18.8 70.3 10.9

- Thực hiện các nguyên tắc khoa học trong quá trình triển khai

bài dạy 10.9 82.8 6.3

IV. Kỹ năng thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá

- Xác định mục đích kiểm tra đánh giá 0.0 78.1 21.9

- Lựa chọn hoặc viết câu hỏi 1.6 78.1 20.3

- Sử dụng phần mềm Hot Potatoes xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

89.1 9.4 1.6

Qua phỏng vấn và phân tích kết quả khảo sát ý kiến tự đánh giá của GV; ý kiến đánh giá của đồng nghiệp, cán bộ quản lý về kỹ năng sử dụng PTCN cho thấy:

- Kỹ năng khai thác và lưu trữ thơng tin: Nhìn chung số GV được đánh giá

có kỹ năng đạt mức 2 (mức cơ bản) chiếm tỉ lệ cao (84.4% - 93.8%), số GV ở mức 1 (mức cơ sở) và mức 3 (mức thành thạo) chiếm tỉ lệ thấp chỉ từ 1.6% - 12.5%. Riêng việc sử dụng công cụ Google Drive để lưu trữ và chia sẻ thơng tin tỉ lệ GV có kỹ năng ở mức 1 chiếm tỉ lệ cao (67.2%). Điều này có thể lý giải bằng việc công cụ Google Drive là công cụ hỗ trợ lưu trữ và chia sẻ thông tin trực tuyến tiện lợi, khoa học nhưng vẫn còn khá mới mẻ với nhiều GV ở trường THPT nói chung và GV mơn LS nói riêng. Bên cạnh đó, số lượng khơng nhỏ GV chưa có kỹ năng kiểm định tính chính xác của thơng tin khai thác (20.9%).

- Kỹ năng hiệu chỉnh tư liệu: Trước hết, việc xác định mục đích hiệu chỉnh tư

liệu và sử dụng cơng cụ hiệu chỉnh hình ảnh, lược đồ, bản đồ, hầu hết GV đều có kỹ năng đạt mức cơ bản (85.9% – 90.6%), trong đó có 14.1% GV có được sự thành thạo trong xác định mục đích hiệu chỉnh tư liệu. Với việc sử dụng công cụ hiệu chỉnh và xây dựng phim tư liệu, số lượng GV chỉ đạt mức kỹ năng cơ sở chiếm tỉ lệ cao, lên tới 75%. Đây là cơng việc địi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và bao gồm nhiều thao tác phức tạp, đặc biệt là việc xây dựng các đoạn phim tư liệu. Vì vậy, số lượng GV có kỹ năng đạt mức cơ sở và cơ bản chưa cao.

- Kỹ năng thiết kế và triển khai bài dạy với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy

học: Từ việc xác định nội dung kiến thức phù hợp với việc thiết kế và triển khai bài

dạy với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học; Điều tra nhu cầu HS; Thiết kế bài dạy với sự hỗ trợ của phần mềm MS. PowerPoint và Adobe Presenter; Thực hiện các nguyên tắc khoa học khi triển khai bài dạy số lượng GV có kỹ năng đạt mức cơ bản chiếm tỉ lệ cao (70.3% - 84.4%). Trong đó, có tỉ lệ khá cao GV chỉ đạt mức kỹ năng cơ sở trong thiết kế bài dạy với sự hỗ trợ của phần mềm MS. PowerPoint và Adobe Presenter (18.8.%). Phần mềm MS. PowerPoint là phần mềm trình chiếu quen thuộc với hầu hết GV môn Lịch sử, nhưng sử dụng kết hợp với phần mềm Adobe Presenter thì cũng có một số lượng nhất định GV chưa được tiếp cận. Trừ trường hợp một số trường THPT có chương trình tập huấn cho GV sử dụng phần mềm Adobe Presenter.

Riêng việc xây dựng kịch bản công nghệ, số lượng GV chỉ mới đạt mức kỹ năng cơ sở chiếm tới 85.9%. Đây là việc chưa thật sự quen thuộc với nhiều GV, bởi GV thường chỉ xây dựng giáo án cho bài dạy trên lớp thông thường. Dựa trên cơ sở giáo án đã có, GV “ước lượng” đối tượng trình chiếu (văn bản, âm thanh, hình ảnh…) để thiết kế bài trình chiếu mà chưa có thói quen, kỹ năng xây dựng kịch bản riêng cho bài trình chiếu. 18.8% và 10.9% lần lượt là tỉ lệ khá cao GV có kỹ năng thiết kế bài dạy với sự hỗ trợ của phần mềm MS. PowerPoint và Adobe Presenter đạt mức cơ sở và mức thành thạo.

- Kỹ năng thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá: Trong kỹ năng này, việc sử dụng phần mềm Hot Potatoes xây dựng câu hỏi trắc nghiệm tương tác có tới 89.1% GV chỉ đạt mức kỹ năng cơ sở. Phần mềm Hot Potatoes là phần mềm đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, phần mềm này mới chỉ thực sự phổ biến từ năm 2008, nhiều GV tốt nghiệp trước năm này chưa có điều kiện làm quen với phần mềm. Ngoài ra, GV ở trường THPT thường chỉ xây dựng câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm MS. PowerPoint hoặc MS. Word đơn thuần.

Những phân tích và lý giải trên về mức độ đạt kỹ năng sử dụng PTCN của GV môn Lịch sử thông qua khảo sát GV; đồng nghiệp và cán bộ quản lý được đối chiếu với kết quả thu được từ phiếu khảo sát ý kiến của HS. Phiếu khảo sát ý kiến HS được xây dựng dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá kỹ năng sử dụng PTCN của GV, tuy nhiên không phân chia thành các mức đạt của kỹ năng mà mỗi tiêu chí được thể hiện qua minh chứng cụ thể. Tỉ lệ HS lựa chọn các minh chứng cho thấy GV có sử dụng PTCN trong dạy học hay không và phần nào thể hiện được tuần suất cũng như hiệu quả của việc sử dụng PTCN trong dạy học của GV (Phụ lục 2).

Biểu đồ 1.1. Kết quả khảo sát ý kiến HS về kỹ năng sử dụng PTCN của GV (đơn vị: %; n = 402)

Chúng tôi lựa chọn tám minh chứng tiêu biểu cho bốn kỹ năng để thể hiện trên biểu đồ và đối chiếu với kết quả khảo sát GV, đồng nghiệp và cán bộ quản lý. Tám minh chứng lần lượt là:

- Giáo án có sử dụng tài liệu tham khảo phù hợp, có nguồn trích dẫn rõ ràng - Trao đổi và chia sẻ thông tin với HS qua Google Drive, Gmail…

- Giáo án có sử dụng tư liệu hình ảnh, bản đồ, lược đồ… đã được hiệu chỉnh - Hướng dẫn HS tự xây dựng các đoạn PTL hoặc hiệu chỉnh hình ảnh, PTL - HS được thực hiện các nhiệm vụ học tập phù hợp với sở thích, năng lực của mình

- Bài trình chiếu của GV sinh động và hỗ trợ cho việc tham gia hoạt động học tập của HS

- Được kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua: phiếu học tập, phiếu đánh giá…

- Bài trình chiếu của GV sử dụng phần mềm Hot Potatoes Sau khi phân tích và so sánh kết quả khảo sát cho thấy:

- Phần lớn GV đều sử dụng PTCN trong dạy học LS nhưng ở các mức độ khác nhau (từ 76.5% - 12.1%). Trong đó:

+ Kỹ năng khai thác và lưu trữ thông tin: Phần lớn HS (73.5%) cho rằng GV

đã sử dụng tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung bài học, nhưng tài liệu có nguồn trích dẫn rõ ràng chỉ chiếm 63.2%. Việc trao đổi ý kiến, nhận thông tin, tài liệu từ GV qua Google Drive, Gmail… chiếm tỉ lệ thấp (30.9%).

+ Kỹ năng hiệu chỉnh tư liệu: 76.5% HS khẳng định bài giảng của GV có sử dụng tư liệu: hình ảnh, bản đồ, lược đồ… đã được hiệu chỉnh. Tuy nhiên, số lượng HS được GV hướng dẫn để có thể tự xây dựng, hiệu chỉnh PTL, tranh ảnh còn khá hạn chế (33.8%).

+ Kỹ năng thiết kế và triển khai bài dạy với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy

học: Số lượng HS được thực hiện nhiệm vụ học tập phù hợp với sở thích, năng lực

của bản thân ở mức trung bình (62.9%). Trong khi đó, ½ số lượng HS được khảo sát nhận thấy bài trình chiếu của GV sinh động và hỗ trợ cho hoạt động học tập của bản thân. Có thể thấy, trong q trình triển khai bài dạy, GV đã chú ý đến việc tìm hiểu nhu cầu, sở thích học tập của HS nhưng bài trình chiếu cịn có hạn chế nhất định nên chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

+ Kỹ năng thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá: Số lượng HS được kiểm tra

đánh giá bằng cách trả lời câu hỏi TNKQ trên lớp chưa cao (55.9%). Trong đó, việc sử dụng phần mềm Hot Potatoes chiếm tỉ lệ thấp (12.1%). Tuy nhiên, HS cũng đã được kiểm tra thông qua phiếu học tập, phiếu đánh giá (61.8%).

- Kết quả khảo sát ý kiến của HS tương đối tương đồng với kết quả khảo sát GV đồng nghiệp và cán bộ quản lý. Cụ thể: Những minh chứng có tỉ lệ HS chọn khơng cao nằm trong các kỹ năng GV đánh giá thấp. Ví dụ: Việc sử dụng công cụ Google Drive để lưu trữ và chia sẻ thơng tin chỉ có 31.3% GV lựa chọn mức 2 và 30.9% HS lựa chọn minh chứng tương ứng (Trao đổi và chia sẻ thông tin với HS qua Gmail, Google Drive…); Tỉ lệ GV đạt mức 2 trong sử dụng phần mềm Hot Potatoes xây dựng câu hỏi TNKQ là 9.4%, tương ứng với minh chứng của HS là 12.1%... Bên cạnh đó, việc hiệu chỉnh tư liệu hình ảnh, lược đồ, bản đồ… đều có số lượng lớn GV và HS lựa chọn (lần lượt là 90.6% và 76.5%).

Như vậy, qua kết quả khảo sát trên ba phương diện: GV tự đánh giá; ý kiến đánh giá của đồng nghiệp và cán bộ quản lý; ý kiến của HS cho thấy hầu hết GV đã sử dụng PTCN hỗ trợ q trình DH và có kỹ năng sử dụng PTCN đạt mức cơ bản. Đây là cơ sở thực tế quan trọng để chúng tôi xây dựng các biện pháp giúp GV phát triển kỹ năng cơ bản đó lên mức thành thạo. Ngồi ra, kết quả khảo sát cũng chỉ ra một số hạn chế của GV: Sử dụng công cụ Google Drive để lưu trữ và chia sẻ thông tin; sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm Adobe Presenter; sử dụng phần mềm Hot Potatoes xây dựng câu hỏi trắc nghiệm tương tác… Điều này đòi hỏi, trong quá trình xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV môn Lịch sử phải chú trọng vào biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.

Nắm vững thực trạng và mức đạt kỹ năng sử dụng PTCN của GV Lịch sử ở trường THPT không chỉ là cơ sở thực tế để đề tài tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm phát triển kỹ năng này.

Tiểu kết chƣơng 1

Sử dụng PTCN trong dạy học được coi là một trong những phương pháp tích cực giúp HS nhận thức LS một cách dễ dàng nhất, nâng cao hiệu quả học tập. Qua đó, năng lực chuyên môn của GV được nâng cao, giúp GV tiến gần tới PPDH tiên tiến trên thế giới.

Để sử dụng PTCN trong dạy học thành công GV không chỉ đơn thuần biết cách sử dụng các loại PTCN cụ thể mà hơn hết phải có được quy trình sử dụng PTCN khoa học, hợp lý, có thể vận dụng vào nhiều tình huống trong thực tế giảng dạy và phù hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, PPDH hiện nay. Cần phát triển kỹ năng sử dụng PTCN của GV theo hướng tập trung vào các kỹ năng nền tảng, theo quy trình triển khai hoạt động dạy học nói chung (Chuẩn bị- Triển khai-Đánh giá) gồm: Kỹ năng khai thác và lưu trữ thông tin, hiệu chỉnh tư liệu, thiết kế và triển khai bài dạy với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học, thiết kế công cụ KTĐG kết quả học tập của HS.

Khảo sát thực trạng cho thấy kỹ năng sử dụng PTCN của GV môn Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN tương đối đồng đều. Tuy việc thực hiện này chưa có hệ thống, thiếu sự linh hoạt… nhưng phần lớn GV đã có kỹ năng sử dụng PTCN ở mức cơ bản. Trên sở các kỹ năng đã được hình thành (GV biết hoặc có các kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng) các biện pháp được đề xuất trong đề tài sẽ tập trung phát triển kỹ năng sử dụng PTCN của GV lên mức độ cao hơn (sử dụng thành thạo).

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN CƠNG NGHỆ THEO HƢỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN

LỊCH SỬ TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI – THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

2.1. Một số yêu cầu khi xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN theo hƣớng dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử theo hƣớng dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử

2.1.1. Đảm bảo tính khoa học

Với tư cách là hệ thống các biện pháp nhằm phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV môn LS, các biện pháp được xây dựng phải dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về PPDH nói chung, PPDHLS nói riêng và yêu cầu thực tiễn của xã hội, của nhà trường THPT hiện nay về đổi mới PPDH LS theo hướng tích hợp PTCN vào dạy học.

Nội dung các biện pháp được xây dựng phải tập trung vào trọng tâm phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV môn LS tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN nói riêng và có thể mở rộng phạm vi áp dụng cho đối tượng GV LS ở trường THPT nói chung. Các bước thực hiện biện pháp phải được sắp xếp theo quy trình hợp lý, đảm bảo việc GV tiến hành các biện pháp thuận lợi, dễ dàng, khơng mất q nhiều thời gian.

Tính khoa học gắn liền với tính vừa sức. Vì vậy, khi xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN đòi hỏi phải điều tra, khảo sát nhu cầu, năng lực và đặc thù của GV LS tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp với đối tượng GV.

Ngồi ra, để đảm bảo tính khoa học các biện pháp cũng cần phải phù hợp với đặc trưng của bộ môn LS, khác với nhiều bộ môn khoa học khác đó là: tính q khứ, tính khơng lặp lại và sự thống nhất giữa “sử” và “luận”.

2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Ứng dụng nguyên lý hệ thống trong việc xây dựng các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV Lịch sử tốt nghiệp Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, tức là các biện pháp sẽ được tiến hành trong một chỉnh thể, bao gồm các thành phần của việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, chúng được liên kết, gắn bó thống nhất, tương tác với nhau và phụ thuộc vào nhau theo một trình tự nhất định. Mỗi biện

pháp trước là điều kiện cho sự thực hiện các chức năng của biện pháp sau. Đồng thời, các biện pháp sau như sự kế tục, hoàn thiện các chức năng để phát triển cao hơn. Nếu thiếu vắng đi một trong các biện pháp hoặc một biện pháp không thực hiện đầy đủ các chức năng của mình thì các biện pháp cịn lại khó có điều kiện phát huy tác dụng.

Cụ thể, chỉ khi phát triển được kỹ năng khai thác, lưu trữ thông tin và kỹ năng hiệu chỉnh tư liệu với sự hỗ trợ của PTCN, GV mới có “nguyên liệu” để thực hiện và phát triển tốt kỹ năng thiết kế bài dạy với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học. Và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)