Sử dụng phần mềm Hot Potatoes thiết kế công cụ hỗ trợ kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 78 - 85)

Hình 2.12 Ghép các dạng bài tập, câu hỏi khác nhau thành bài tập lớn

2.3. Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN theo hướng

2.3.4. Sử dụng phần mềm Hot Potatoes thiết kế công cụ hỗ trợ kiểm tra

kết quả học tập của học sinh

KTĐG kết quả học tập của HS là việc quan trọng và phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế do những hạn chế và khó khăn nhất định nên không phải lúc nào việc KTĐG cũng đạt hiệu quả và đánh giá đúng chất lượng giáo dục.

Trắc nghiệm khách quan là hình thức KTĐG khả năng ghi nhớ sự kiện, kiến thức hữu hiệu và phạm vi vấn đề kiểm tra nhiều mặt hơn trong một đơn vị thời gian hạn hẹp trong 45 phút lên lớp của GV. Ngồi ra, hình thức kiểm tra này mang lại kết quả khách quan vì số điểm từng câu đã được “khóa” trước và người chấm bất kì ai cũng đưa ra kết quả giống nhau. Trình chiếu câu hỏi TNKQ hoặc tạo dạng web tương tác (có phân tích các phương án) để củng cố, khắc sâu kiến thức. u cầu HS nói rõ lý do vì sao lựa chọn phương án… Cách làm này tạo ra một khơng khí học tập sơi nổi, khắc sâu kiến thức cho HS. Với sự hỗ trợ của PTCN việc thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan trở nên đơn giản và sinh động hơn, góp phần làm tăng hiệu quả của việc KTĐG kết quả học tập của HS.

GV có thể sử dụng phần mềm Hot Potatoes 6.0 - công cụ chuyên dụng để tạo nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan có tính tương tác cao phục vụ mục đích kiểm tra kết quả học tập của HS. Câu hỏi, bài tập TNKQ được thiết kế với sự hỗ trợ của phần mềm Hot Potatoes 6.0 sẽ là công cụ hỗ trợ KTĐG kết quả học tập của HS một cách hiệu quả.

Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập KTĐG kết quả học tập của HS với sự hỗ trợ của phần mềm Hot Potatoes 6.0 như sau:

2.3.4.1. Xác định mục đích, phân tích nội dung cần KTĐG

Đây là yếu tố đầu tiên mà GV phải xác định trước khi tiến hành một hoạt động đánh giá cụ thể.

Đánh giá có nhiều mục đích và GV phải xác định rõ mục đích của mình mới soạn thảo được các đề kiểm tra đánh giá có giá trị, vì mục đích chi phối chuẩn đánh giá, nội dung, hình thức của bài thi. Ở mỗi thời điểm, đánh giá có mục đích riêng như: KTĐG định kỳ; KTĐG thường xuyên…

KTĐG thường xuyên diễn ra trong quá trình giảng bài, trong phạm vi tiết học hoặc mở rộng phạm vi đánh giá quá trình tự học ở nhà của HS. GV thường dùng các câu hỏi/ vấn đáp, các bài kiểm tra nhanh dưới dạng viết, các trò chơi… KTĐG thường xuyên nhằm tìm hiểu mức độ hiểu, tiếp thu một nội dung nào đó hoặc để thay đổi khơng khí lớp hoặc để GV điều chỉnh cách dạy cho giờ học sau… Mục đích kiểm tra này thường được thực hiện bằng các bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm khách quan.

Sử dụng phần mềm Hot Potatoes 6.0 thiết kế câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan sẽ nhằm mục đích KTĐG thường xuyên kết quả học tập của HS.

Trong quá trình phân tích nội dung cần đánh giá, GV phải xem xét toàn bộ nội dung bài học và rút ra mục tiêu của bài học.

Ví dụ, khi phân tích nội dung bài 13 (Lịch sử lớp 11): Nước Mĩ giữa hai cuộc

chiến tranh thế giới (1918 – 1939), GV phân loại các mục tiêu cần đạt khi kiểm tra

đánh giá theo các mức độ: - Mục tiêu bậc 1:

+ Trình bày được sự chuyển biến về kinh tế; chính trị - xã hội của nước Mĩ qua hai giai đoạn: 1918 – 1929.

+ Nêu được tình hình kinh tế của Mĩ trong cuộc khủng hoảng 1929 – 1933. + Nêu được thông tin cơ bản và liệt kê được bốn nội dung chính của “Chính sách mới” do tổng thống Ru – dơ – ven thực hiện.

- Mục tiêu bậc 2:

+ Chứng minh được từ năm 1918 – 1939 kinh tế nước Mĩ đã trải qua những bước thăng trầm đầy kịch tính.

- Mục tiêu bậc 3:

+ Nhận xét được tác dụng của “Chính sách mới” do Ru – dơ – ven ban hành đối với việc giải quyết cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 ở Mĩ.

Khi xác định được mục đích kiểm tra và nội dung cần kiểm tra đánh giá giúp GV bao quát được toàn bộ nội dung, phân định được mức độ thực hiện các nội dung đó (mục tiêu bài học) của người học. Đây là cơ sở quan trọng để GV lựa chọn hoặc viết các câu hỏi.

2.3.4.2. Lựa chọn hoặc viết các câu hỏi

Việc xác định mục đích, đặc biệt là phân tích nội dung bài học đã cho GV biết mục tiêu tương ứng với nội dung cần kiểm tra. Ở bước này, GV lựa chọn (nếu đã có ngân hàng câu hỏi) hoặc viết các câu hỏi. Đối với mục tiêu bậc 1, bậc 2 và mục đích là KTĐG thường xun GV có thể viết các câu hỏi lựa chọn đáp án đúng, dạng điền vào chỗ trống (điền khuyết), dạng ghép nối… Bên cạnh đó, GV cần lưu ý khơng phải với nội dung bài học nào cũng xây dựng câu hỏi ở đầy đủ các dạng mà phần mềm Hot Potatoes hỗ trợ. Vì thế, căn cứ vào dạng câu hỏi xây dựng được ở từng bài cụ thể mà GV chọn tính năng phù hợp của phần mềm Hot Potatoes.

Số lượng câu hỏi tùy thuộc vào thời gian dành để KTĐG. Trung bình để chọn được câu trả lời đúng cho một câu hỏi nhiều lựa chọn thì HS cần một phút. Đây là căn cứ tương đối để GV quyết định số lượng câu hỏi trong quá trình thiết kế bài KTĐG.

Trong bài 13 (LS lớp 11) với các mục tiêu đã được xác định như trên, GV có thể xây dựng được 15 câu hỏi nhiều lựa chọn, 1 câu hỏi dạng điền khuyết, 1 câu hỏi dạng ghép nối.

2.3.4.3. Sử dụng phần mềm Hot Potatoes xây dựng câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra

GV cài đặt phần mềm Hot Potatoes 6.0 trong máy vi tính. Sau đó, lựa chọn tính năng phù hợp với dạng câu hỏi mà GV đã xây dựng được.

Ví dụ: Ba dạng câu hỏi (15 câu hỏi nhiều lựa chọn, 1 câu hỏi dạng điền khuyết, 1 câu hỏi dạng ghép nối ) xây dựng được ở bài 13 (LS lớp 11), GV có thể lần lượt lựa chọn các tính năng tương ứng của phần mềm Hot Potatoes như sau:

- Với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đã xây dựng được ở

+ Nhập yêu cầu của bài vào khung Title: Chọn câu trả lời đúng nhất

+ Nhập nội dung câu hỏi vào khung Q1: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất,

nền kinh tế nước Mĩ:

A. Lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc

B. Bị tàn phá nặng nền trong chiến tranh, không thể khôi phục được C. Phụ thuộc vào các nước châu Âu

D. Phát triển nhanh chóng, trở thành nước TB giàu mạnh nhất

Để đánh dấu đáp án đúng trước khi lưu câu hỏi dưới dạng web (.htm), GV kích chuột vào ơ trước chữ Correct tương ứng với đáp án D.

+ HS có thể thực hành bài tập trực tiếp trên định dạng web bằng cách nhấn chuột vào đáp án lựa chọn. Đáp án đúng hay sai phần mềm sẽ tự động phản hồi để HS có thể lựa chọn lại.

- Với câu hỏi dạng điền khuyết, GV chọn ứng dụng JCloze.

+ Nhập yêu cầu của bài vào khung Title: Điền nội dung lịch sử thích hợp vào

chỗ trống.

+ Nhập nội dung đầy đủ của sự kiện cần điền khuyết vào khung trống và bôi

đen nội dung cần làm trống, sau đó nhấn nút Gap:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Chỉ trong vòng 6 năm (1923 – 1929), sản lượng công nghiệp tăng nhanh chóng. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ…

+ Sau khi lưu bài tập dưới dạng web (.htm), HS thực hành bài tập bằng cách gõ trực tiếp nội dung cần điền vào ô trống và kiểm tra (check) kết quả.

- Với câu hỏi dạng ghép nối, GV lựa chọn ứng dụng JMatch trên giao diện

chính của phần mềm Hot Potatoes.

+ Nhập yêu cầu của bài vào khung Title: Chọn nội dung phù hợp cho các sự

kiện lịch sử xảy ra ở nước Mĩ.

+ Nhập thời gian của sự kiện lần lượt các ô trống bên trái: Left items.

1. Từ năm 1918 đến năm 1929

3. Tháng 10/1929

4. Từ năm 1929 đến năm 1933

5. Tháng 11/1933

+ Nhập nội dung sự kiện (tương ứng với ô thời gian bên phải) vào các ô trống bên phải: Right items.

1. Nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn thịnh

2. Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ở Mĩ

5. Nước Mĩ chính thức cơng nhận và thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Liên Xô

+ Phần mềm sẽ tự động xáo trộn các nội dung sự kiện trước khi lưu lại dưới dạng web để HS thực hành trực tiếp bằng cách chọn câu trả lời đúng tương đương với phần nội dung câu hỏi trong số nhiều câu trả lời được đưa ra. HS có thể kiểm tra ngay kết quả làm bài trên web.

Hình 2.9. Bài tập dạng ghép nối đƣợc lƣu dƣới dạng web

- Với câu hỏi dạng sắp xếp sự kiện, GV lựa chọn ứng dụng JMix trên giao

diện chính của phần mềm Hot Potatoes. Dạng câu hỏi này thường phù hợp với nội dung bài học có nhiều sự kiện thể hiện diễn biến, quá trình phát triển hoặc tiến trình cuộc cách mạng…

Ví dụ: GV xây dựng câu hỏi cho một phần nội dung bài 31/SGK Lịch sử lớp 10 (Chương trình chuẩn): Diễn biến chính của cách mạng tư sản Pháp (1789)

+ Nhập yêu cầu của bài vào khung Title: Sắp xếp sự kiện lịch sử theo đúng tiến trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp (1789)

+ Nhập nội dung cần sắp xếp vào các ô tương ứng Main sentence. (Lưu ý,

khi nhập nội dung cần sắp xếp phải nhập thứ tự đúng. Phần mềm sẽ tự động xáo trộn thứ tự xuất hiện của sự kiện để HS lựa chọn).

Cách mạng bùng nổ.

Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Nền quân chủ lập hiến được xác lập.

Chiến tranh giữa Pháp và liên quân Áo – Phổ. Pháo Girôngđanh nắm quyền lãnh đạo cách mạng. Vua Lu-i XVI bị xử tử.

Phái Giacôbanh nắm quyền lãnh đạo cách mạng. Cách mạng Pháp phát triển đến đỉnh cao.

Hiến pháp mới được thông qua, tun bố chế độ cộng hịa. Quốc hội thơng qua sắc lệnh “Tổng động viên”.

Chấm dứt thời kì dân chủ cách mạng chuyên chế Giacôbanh.

+ Lưu câu hỏi dưới định dạng web (.htm).

+ Để sắp xếp các sự kiện theo đúng thứ tự, HS nhấn chuột lần lượt vào các nội dung đúng với thứ tự lựa chọn.

Hình 2.10. Bài tập dạng sắp xếp sự kiện đƣợc lƣu dƣới dạng web

- Với câu hỏi dưới dạng trị chơi ơ chữ, GV chọn ứng dụng JCross trên giao

diện chính của phần mềm Hot Potatoes.

Ví dụ: Để giúp HS ôn tập hiệu quả kiến thức bài 20/SGK Lịch sử lớp 11 (Chương trình Chuẩn): Chiến sự lan trọng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân

dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng, GV xây dựng câu hỏi

+ Nhập yêu cầu của bài vào khung Title: Trả lời câu hỏi để hoàn thành trị chơi ơ chữ

+ Sử dụng Add Clues để thêm nội dung câu hỏi cho mỗi ô chữ hàng dọc

hoặc hàng ngang:

Ô hàng ngang thứ 1 gồm 5 chữ cái: Theo Hiệp ước Hácmăng (25/8/1883), Trung Ki trở thành đất… của Pháp.

Ô chữ hàng ngang thứ 2 gồm 11 chữ cái: Đây là nơi, 1 viên quan chưởng đã lãnh đạo khoảng 100 binh sĩ triều đình chiến đấu chống Pháp và hi sinh tới người cuối cùng.

Ô chữ hàng ngang thứ 3 gồm 6 chữ cái: Hai lần tiến đánh Bắc Kì thực dân Pháp đều gặp thất bại lớn tại đâu?

Ơ chữ hàng ngang thứ 4 có 10 chữ cái: Hành động của nhân dân và nhiều văn thân, sĩ phu sau mỗi lần quân Pháp chiếm đóng thành Hà Nội?

Ơ chữ hàng ngang thứ 5 có 5 chữ cái: Tổng chỉ huy quân đội Pháp bị tiêu diệt tại trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883)?

Hình 2.11. Hƣớng dẫn tạo trị chơi ơ chữ

+ Sau khi lưu dưới định dạng web (.htm), HS nhấn chuột vào ô hàng dọc hoặc hàng ngang muốn trả lời. Câu hỏi cho mỗi ô hàng dọc hoặc hàng ngang tương ứng sẽ xuất hiện. HS nhập nội dung trả lời vào ô trống và kiểm tra kết quả.

- Để gộp các dạng câu hỏi đã thiết kế thành bài tập, bài thi có số lượng câu

hỏi lớn, hình thức phong phú GV sử dụng chức năng The Masher.

+ Sử dụng Add files để nhập các file bài tập trắc nghiệm khách quan đơn lẻ đã tạo từ trước như: điền khuyết, chọn đáp án đúng, ghép nối…

Tạo ô chữ

Thêm nội

dung câu hỏi cho mỗi ô chữ

+ Sử dụng Build unit để tạo liên kết giữa các bài trắc nghiệm khách quan đơn lẻ và lưu dưới dạng web (.htm)

Hình 2.12. Ghép các dạng bài tập, câu hỏi khác nhau thành bài tập lớn

Như vậy, với sự hỗ trợ của phần mềm Hot Potatoes GV đã xây dựng được công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả HS vừa có tính đa dạng về loại hình câu hỏi, bài tập, vừa tăng tính tương tác trong dạy DH: phản hồi lại kết quả kiếm tra ngay cho HS, nhiều HS có cơ hội tham gia trả lời nếu đáp án chọn đầu tiên chưa chính xác…

Ngồi ra, với sự hỗ trợ của PTCN: phần mềm MS PowerPoint, MS Word, Google Docs… GV cịn có thể thiết kế các công cụ như: Phiếu học tập, Bảng hướng dẫn (Rubric), Bảng kiểm mục (Checklist) và sử dụng không chỉ nhằm đánh giá kết quả thực hiện mà cịn định hướng cho HS tự đánh giá q trình thực hiện nhiệm vụ học tập trong môn Lịch sử.

2.4. Thực nghiệm sƣ phạm

Để hoàn thiện hơn các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV mơn Lịch sử và kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong luận văn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)