Tổng hợp kết quả khảo sát GV thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 94)

Nội dung quan sát

Đánh giá (%) Kỹ năng cơ sở Kỹ năng cơ bản Kỹ năng thành thạo

1. Xác định nội dung kiến thức cần khai thác, bổ

sung thông tin 0.5 79. 6 19.9

2. Kiểm định tính chính xác của thơng tin được

khai thác 2.8 66.7 30.5

3. Sử dụng công cụ hiệu chỉnh và xây dựng phim

tư liệu. 12.3 67.3 20.4

4. Xác định nội dung kiến thức phù hợp cho việc thiết kế và triển khai bài dạy với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học

1.6 71.1 27.3

5. Xây dựng kịch bản công nghệ 19 55.1 25.9

6. Thiết kế bài dạy với sự hỗ trợ của phần mềm

MS. PowerPoint và Adobe Presenter 2.4 63.4 34.2

7. Tuân thủ các nguyên tắc khoa học khi triển

khai bài dạy 3.6 77.8 18.6

8. Sử dụng phần mềm Hot Potatoes xây dựng các

dạng câu hỏi tương tác 20.5 53.1 26.4

9. Sử dụng công cụ kiểm tra đánh giá thường

xuyên (phiếu học tập). 0.4 76.6 23

Kết quả quan sát kỹ năng sử dụng PTCN của GV đã cho thấy tỉ lệ người đánh giá GV thực hiện ở mức kỹ năng cơ bản và kỹ năng thành thạo đạt mức cao hơn so với mức kỹ năng cơ sở. Bên cạnh đó, so sánh kết quả đánh giá sau khi thực nghiệm với kết quả thu được khi điều tra thực trạng (Bảng 1.2) có thể nhận thấy có sự thay đổi trong tỉ lệ các mức kỹ năng theo hướng: tỉ lệ % ở mức kỹ năng cơ sở và kỹ năng cơ bản có xu hướng giảm đi, mức kỹ năng thành thạo có xu hướng tăng lên. Tức là, kỹ năng ở mức thấp (kỹ năng cơ sở) và mức trung bình (kỹ năng cơ bản) đã giảm đi, kỹ năng ở mức thành thạo đã tăng lên rõ rệt. Điều này chứng tỏ kỹ năng sử dụng PTCN của GV (sau khi thực hiện các biện pháp đề tài đề xuất) được phát triển, thể hiện khá toàn diện ở các nội dung của từng kỹ năng.

Tuy nhiên, vẫn có một số kỹ năng chiếm tỉ lệ cao ở mức kỹ năng cơ sở (từ 12.3% đến 20.5%) nhất là ở những kỹ năng khó (xây dựng kịch bản công nghệ; hiệu chỉnh phim tư liệu...), GV chưa có kinh nghiệm thực hiện, cần tiếp tục rèn luyện trong thời gian tới.

Việc hình thành, phát triển kỹ năng DH của GV nói chung, kỹ năng sử dụng PTCN nói riêng phải trải qua một quá trình dạy học lâu dài mới có thể đưa ra những nhận xét và đánh giá đầy đủ nhất. Nhưng do những giới hạn nhất định trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi chưa thể tiến hành thực nghiệm từng phần mà thay vào đó là thực nghiệm tồn phần qua hai bài dạy của GV. Thơng qua việc phân tích, nhận xét kết quả thực nghiệm, có thể nhận thấy kỹ năng sử dụng PTCN của GV chưa phải đã đạt được mức thành thạo như mong muốn, nhưng bước đầu đã cho thấy tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN được đề xuất trong đề tài.

Tiểu kết chƣơng 2

Để GV phát triển kỹ năng sử dụng PTCN, đề tài tập trung vào bốn biện pháp cơ bản: Sử dụng công cụ Google Search và Google Drive khai thác và lưu trữ thông tin; Sử dụng các phần mềm đơn giản để hiệu chỉnh tư liệu dạy học; Sử dụng phần mềm MS. PowerPoint và Adobe Presenter hỗ trợ thiết kế và triển khai bài dạy; Sử dụng phần mềm Hot Potatoes thiết kế công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Các biện pháp này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc đã xác định

Các biện pháp không đi sâu hướng dẫn GV sử dụng PTCN cụ thể mà hướng đến xây dựng quy trình sử dụng PTCN và tập trung vào các kỹ năng nền tảng để GV có thể sử dụng đa dạng các loại PTCN, vận dụng vào nhiều tình huống khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thống PTCN được sử dụng trong dạy học Lịch sử rất đa dạng nên cách thức triển khai có sự khác nhau. Vì vậy, quy trình được đề xuất trong mỗi biện pháp này gắn với từng kỹ năng cần thiết và nhấn mạnh vào giai đoạn luyện tập kỹ năng thành thạo (dựa trên các kỹ năng cơ bản của GV được hình thành trong quá trình học tập ở trường đại học).

Mỗi biện pháp có vai trị riêng, khơng thể thiếu trong việc phát triển hệ thống kỹ năng sử dụng PTCN cho GV. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xác định kỹ năng thiết kế và triển khai bài dạy có vai trị quan trọng nhất trong quy trình triển khai hoạt động dạy học nói chung, từ đó tập trung vào biện pháp phát triển kỹ năng này.

Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy, GV sau thực hiện các biện pháp đề tài đề xuất đã có sự phát triển nhất định trong kỹ năng sử dụng PTCN.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để rút ra các kết luận sau:

1.1. Giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong q trình dạy học nói chung và đối với bộ mơn Lịch sử nói riêng. Để ứng dụng hiệu quả hơn thành tựu công nghệ thông tin và cách mạng khoa học kỹ thuật vào DHLS thì việc quan tâm phát triển kỹ năng sử dụng PTCN của GV là việc làm cần thiết và phù hợp với quan điểm đổi mới giáo dục hiện nay.

1.2. Trên cơ sở chức năng chính của trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN là đào tạo nghiệp vụ sư phạm phổ thông và đại học, nghiên cứu áp dụng triển khai các công nghệ dạy học mới tiếp cận chuẩn khu vực và quốc tế, GV mơn Lịch sử đã hình thành được những kỹ năng sử dụng PTCN ở mức cơ bản. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN của GV lên mức thành thạo.

1.3. Đề tài đã xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV môn Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN theo quy trình chặt chẽ, khoa học. Những biện pháp này giúp GV có thêm kỹ năng sử dụng một số loại PTCN mới nhưng quan trọng hơn là phát triển những kỹ năng nền tảng của GV theo quy trình triển khai hoạt động dạy học nói chung (Chuẩn bị - Triển khai - Đánh giá). Tuy nhiên, GV cần lưu ý để phát triển kỹ năng dạy học nói chung, kỹ năng sử dụng PTCN nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó GV cần thường xuyên thực hiện với động cơ, hứng thú, trách nhiệm và thái độ nghiêm túc.

1.4. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN được đề xuất trong đề tài là hợp lý, hiệu quả và có thể triển khai trên phạm vi đối tượng rộng hơn góp phần đổi mới PPDH. Giáo án của GV soạn qua hai lần thực nghiệm đã thể hiện sự tiến bộ rõ nét trong một số tiêu chí cụ thể: xác định tính chính xác của thông tin; xây dựng đoạn phim tư liệu; xây dựng kịch bản công

nghệ; thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá... Phần lớn HS đều tỏ ra hào hứng, thích thú với các giờ học và kết quả dạy học của GV ở lớp TN cao hơn lớp đối chứng. Hầu hết các GV dự giờ quan sát hai bài dạy TN đều đánh giá kỹ năng sử dụng PTCN của GV có xu hướng phát triển: tăng dần kỹ năng ở mức 3 và giảm dần ở mức 1 và mức 2. Như vậy, bước đầu có thể khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV đề tài đã đề xuất.

2. Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu và với mong muốn các biện pháp đề xuất có thể thực hiện trong thực tế dạy học, chúng tơi có một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với các trường Sư phạm: vai trò của các trường Sư phạm nói chung và

trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN nói riêng trong việc đổi mới PPDH là hết sức quan trọng. Bởi đổi mới PPDH ở trường THPT gắn liền với việc đổi mới phương pháp đào tạo ở các trường Sư phạm.

Các trường Sư phạm cần làm tốt công tác giáo dục nhận thức cho SV về vai trò của PTCN trong DH. Về chương trình đào tạo, mặc dù mỗi trường có những khó khăn nhất định trong việc cân đối và sắp xếp chương trình đào tạo, nhưng cần chú ý tăng cường hơn nữa số tín chỉ cho nội dung rèn luyện kỹ năng sử dụng PTCN. Trong quá trình giảng dạy về phương pháp công nghệ dạy học, bên cạnh việc trang bị cho sinh viên cơ sở lý luận vững chắc thì cần thường xun cập nhật và khuyến khích sinh viên sử dụng các phần mềm hữu ích trong DH. Đồng thời cần dành nhiều thời gian cho SV có cơ hội để thực hành nhiều hơn nữa kỹ năng sử dụng PTCN.

2.2. Đối với nhà trường THPT: trường THPT đóng vai trị tích cực trong q trình

đổi mới PPDH nói chung và PPDHLS nói riêng. Các trường THPT cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất: xây dựng phòng học đa năng với PTCN hiện đại : máy vi tính nối Internet và máy chiếu (projector), loa, màn hình. Ngồi phịng học đa năng, mỗi trường nên trang bị thêm một số máy chiếu, màn hình và loa “di động”, tạo điều kiện cho GV thực hiện những giờ dạy “lưu động”. Bên cạnh đó, nhà trường cần có chính sách khuyến khích GV sử dụng PTCN, cụ thể là bài trình chiếu PowerPoint thường xuyên trong quá trình dạy học dưới hình thức tự nguyện và bắt buộc.

2.3. Đối với Sở GD – ĐT của các tỉnh: Sở GD – ĐT các tỉnh cần phối hợp với trường THPT tổ chức thường xuyên chương trình tập huấn, lớp học bồi dưỡng về kỹ năng DH nói chung, kỹ năng sử dụng PTCN nói riêng cho đội ngũ GV. Ngồi ra, cần có chính sách hợp lý động viên, khuyến khích GV tích cực sử dụng PTCN trong dạy học: tổ chức các cuộc thi thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của PTCN, thiết kế bài giảng e-learning…

2.4. Đối với mỗi GV: GV là một trong những nhân tố thiết yếu đóng vai trị quyết

định tới hiệu quả ứng dụng công nghệ và phương tiện hiện đại vào DHLS. Trong xu thế của nền giáo dục hiện nay, GV không thể chỉ dừng lại ở việc biết các kỹ năng Tin học cơ bản mà phải sử dụng thành thạo máy vi tính và biết cách tích hợp cơng nghệ vào DH, làm chủ PTCN hiện đại. Vì vậy, tự bản thân mỗi GV cần ý thức sâu sắc hơn về việc đổi mới PPDH, đặc biệt là theo định hướng sử dụng PTCN hỗ trợ dạy học. Bên cạnh đó, GV cần thường xuyên rèn luyện, phát triển kỹ năng DH nói chung, kỹ năng sử dụng PTCN nói riêng trong q trình lên lớp. GV cũng có thể tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm… hoàn thiện hơn phương pháp, kỹ năng dạy học của bản thân và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Hoàng Thanh Tú - Ninh Thị Hạnh (2011),“Thiết kế và sử dụng phim tư liệu với sự

hỗ trợ của phần mềm ProShow Gold”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục (68), tr.25-27.

2. Hoàng Thanh Tú – Ninh Thị Hạnh (2012), “Phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ cho giáo viên môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông”,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Nhƣ An (1992), Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo

dục học và quy trình rèn luyện các kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

2. Lê Khánh Bằng (2005), “Yêu cầu mới của thời đại, của đất nước đối với giáo viên và phương hướng đổi mới phương pháp dạy – học ở các trường sư phạm”,

Tạp chí Giáo dục (122), tr. 16 – 18.

3. Nguyễn Thị Thế Bình (2010), “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục

(236), tr. 29 – 31.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục nhà giáo, Dự án phát triển GVTHPT, Dự án phát triển GVTHCSII (2008), Chuẩn nghể nghiệp giáo viên trung học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2009), Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Cơi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hƣởng (2009), Hướng

dẫn sử dụng kênh hình (trong SGK LS lớp 10 THPT). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà

Nội.

8. Đỗ Ngọc Đạt (1998), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Tô Xuân Giáp (2001), Phương tiện dạy học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

10. Lê Thị Thu Hà (2005), “Khả năng hỗ trợ của máy tính trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thơng”, Tạp chí Giáo dục (108), tr. 29 – 30.

11. Nguyễn Thị Thu Hà (2007), “Những yêu cầu sư phạm đối với phần mềm dạy học”. Tạp chí Khoa học Giáo dục (25), tr. 45-47.

12. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1988), Tâm lý học (tập I – II). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

13. Ninh Thị Hạnh (2010), Xây dựng và sử dụng các đoạn phim tư liệu trong

dạy học lịch sử lớp 11 với sự hỗ trợ của phương tiện cơng nghệ, Khóa luận tốt

nghiệp Cử nhân Sư phạm Lịch sử, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Phó Đức Hịa, Ngơ Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học tích cực. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Minh Hùng (2011), “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục (271), tr. 62 – 63.

16. James H. Stronge (2011), Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

17. Khoa Sƣ phạm – ĐHQGHN (2009), Tài liệu tập huấn dành cho giáo viên các trường THPT chuyên, Hà Nội.

18. Nguyễn Thành Kỉnh (2010), Phát triển kỹ năng dạt học hợp tác cho giáo

viên trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Thái Nguyên, Thái

Nguyên.

19. Phan Ngọc Liên (1996), Nhận thức và hành động trong đổi mới việc dạy,

học Lịch sử “lấy học sinh làm trung tâm”. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội,

Hà Nội.

20. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, 2. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21. Phan Ngọc Liên (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phương pháp dạy học lịch sử hiện nay”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2005), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử

ở trường Phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy

24. Phan Thành Long (2003), Các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho

sinh viên cao đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử sư phạm học,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

25. Lê Thị Nhật (1985), Tìm hiểu năng lực dạy học của giáo viên tâm lý –

giáo dục, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

26. Phan Trọng Ngọ (2000), Vấn đề trực quan trong dạy học (tập 1). Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

27. Lê Hữu Tầng (1997), Về động lực của sự phát triền kinh tế - xã hội. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)