Cùng đưa ra các mục tiêu
Xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau
Chia sẻ thông tin, phát triển mạng lưới
Chia sẻ trách nhiệm
Tạo sự minh bạch
Theo dõi và đánh giá quan hệ hợp tác
Phát triển văn hố NC CS-HTYT và đội ngũ nịng cốt
Phần trên chúng ta đã tập trung chủ yếu vào các chiến lược nâng cao năng lực nghiên cứu ở các tổ chức đơn lẻ. Tuy nhiên, một vài quốc gia cũng cần tăng cường chức năng tạo ra và phổ biến kiến thức ở cấp độ hệ thống rộng hơn.
Một hệ thống nghiên cứu y tế hiệu quả phụ thuộc vào lực lượng nòng cốt các tổ chức và các nhà nghiên cứu. Mexico, Nam Phi và Thái Lan đều có nhiều tổ chức liên quan đến NC CS-HTYT và dường như đã tạo ra một môi trường lành mạnh cho hoạt động nghiên cứu. Trong đó, các nhà hoạch định chính sách
ở quốc gia đang phát triển càng thêm vững mạnh chứ không phải là giảm sút.
Mặc dầu năng lực nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển cịn yếu và khơng đồng đều, vẫn có những điều có thể học hỏi giữa các đối tác trong bối cảnh của các quốc gia đang phát triển này.
Vì hợp tác mang lại lợi ích rất lớn cho quá trình NC CS-HTYT, các quỹ tài trợ nên tiếp tục hỗ trợ các quan hệ hợp tác và khuyến khích hợp tác trong các nghiên cứu đươc tài trợ. Cần đặc biệt lưu ý tới việc hỗ trợ các quan hệ hợp tác được hình thành và chủ trì bởi các tổ chức NC CS-HTYT ở các quốc gia đang phát triển. Vì vậy các tổ chức này cần được hỗ trợ tài chính để chi trả cho các chi phí hợp tác của mình.
Phổ biến các kết quả nghiên cứu
Ứng dụng các kết quả nghiên cứu
Chia sẻ lợi ích một cách công bằng
Nâng cao năng lực nghiên cứu
Phát triển dựa trên nền tảng của các thành tựu
Nguồn: Maselli, Lys & Schmid (2006)
không bị phụ thuộc vào ý kiến tư vấn của một tổ chức đơn độc, và có phạm vi rộng lớn hơn để các tổ chức cộng tác cũng như cạnh tranh. Các thành phần thiết yếu khác của hệ thống bao gồm mạng lưới và trao đổi hiệu quả giữa các tổ chức, và xây dựng một mơi trường văn hố và sự đặc thù của NC CS-HTYT.
Chúng ta cũng cần chú ý tới công tác điều hành trên phạm vi rộng trong lĩnh vực NC CS-HTYT, bao gồm các mảng như xét duyệt đạo đức và mối quan hệ giữa cộng đồng nghiên cứu và các q trình lập chính sách.
Do đó, các quốc gia với năng lực NC CS- HTYT còn yếu kém cần có sự đánh giá tồn diện về thực trạng của lĩnh vực NC CS-HTYT 99
quốc gia, hoạt động đánh giá này nên được điều hành bởi cơ chế hợp tác giữa các tổ chức và chính phủ để xác định các nhu cầu năng lực của hệ thống.
Kết luận
Trong bốn chức năng tạo nên khung NC CS-HTYT, chức năng tạo ra và phổ biến các kiến thức là lĩnh vực được chú trọng nhất trong việc nâng cao năng lực. Tuy nhiên, rõ
ràng là một số quốc gia và tổ chức vẫn có nhu cầu về nâng cao năng lực trong các lĩnh vực như điều hành và lãnh đạo, nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài chính), trao đổi và chất lượng của nghiên cứu. Cần có các chiến lược để xác định và đáp ứng các nhu cầu này, không chỉ trên cấp độ của từng tổ chức mà còn trên phạm vi rộng lớn hơn. Trong chương sau, chúng ta sẽ xét xem điều gì xảy ra đối với kết quả nghiên cứu, cụ thể là chức năng chọn lọc và phổ biến các kết quả nghiên cứu.
100
Chương VI
NĂNG LỰC CHỌN LỌC VÀ PHỔ BIẾN BẰNG CHỨNG
101
Thơng điệp chính
Chọn lọc và phổ biến bằng chứng là một vấn đề thực tế ngày càng quan trọng trong q trình chính sách.
Các tổ chức tham gia vào việc chọn lọc và phổ biến bằng chứng với những động cơ, tính hợp pháp và cách thức khác nhau.
Tuy nhiên, hiểu biết về vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về các yêu cầu năng lực cần thiết của các tổ chức tham gia.
Tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình này và các nhà hoạch định chính sách đang lắng nghe các thơng tin từ các tổ chức xã hội dân sự, đều cần phải có khả năng tạo sự phù hợp với bối cảnh chính trị.
Có triển vọng để nâng cao vai trị của các tổ chức trung gian/môi giới kiến thức (knowledge broker organizations) ở những quốc gia thu nhập thấp và trung bình.
102
Giới thiệu
Ngày nay mọi người đều thừa nhận sẽ là ngây thơ khi cho rằng các kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển tải một cách dễ dàng vào q trình hoạch định chính sách. Tất cả chúng ta đều quen với những ví dụ về việc bằng chứng bị phớt lờ trong quá trình xây dựng chính sách. Rõ ràng, sự kết nối và động lực giữa các nghiên cứu và q trình chính sách là vơ cùng phức tạp và chúng ta mới chỉ hiểu biết phần nào về nó. Trước kia, chúng ta cho rằng ảnh hưởng của các nghiên cứu khách quan tới chương trình nghị sự chính sách là khá rõ ràng/khơng có gì phải bàn cãi, một tổng quan tài liệu phong phú phân tích một vài yếu tố khá phức tạp, như đã trình bày trong khung phân tích của báo cáo này. Chương này đề cập tới 2 chức năng là: chọn lọc và phổ biến, qua đó giúp chúng ta hiểu được tại sao một số kết quả nghiên cứu lại được nhà hoạch định chính sách lựa chọn sử dụng và ngược lại cũng có nhiều nghiên cứu khác chưa bao giờ ảnh hưởng đến các quyết định trong chương trình nghị sự hoạch định chính sách. Ngày nay, khi ngày càng có nhiều thơng tin và “bằng chứng”, chức năng này ngày càng trở nên quan trọng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách lựa chọn được vấn đề cần tập trung ưu tiên.
“Chọn lọc” và “Phổ biến” là những thuật ngữ trước đây được dùng khi đề cập đến những biện pháp mà mạng lưới xã hội dân sự sử dụng nhằm cố gắng gây ảnh hưởng đến chính sách (Perkin và Court 2005). Trong chương này chúng tôi đưa ra những định nghĩa sau:
Chọn lọc là một chức năng, qua đó
các bên liên quan xác định nghiên cứu nào phù hợp nhất để làm cơ sở bằng chứng cho những tranh luận/bàn luận trong q trình hoạch định chính sách.
Phổ biến là một chức năng, nhờ đó
các bên liên quan cố gắng làm cho căn cứ bằng chứng trong lập luận của mình được chấp nhận rộng rãi như một biện pháp làm tăng ảnh hưởng đến q trình hoạch định chính sách.
Chọn lọc và phổ biến xảy ra trong bối cảnh chính trị mang tính tư tưởng và chiến lược của ngành y tế. Nghiên cứu và hoạch định chính sách ở tất cả các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng bởi những đánh giá mang tính chính trị:
Sự kết nối giữa nghiên cứu và chính sách được định hình chủ yếu bởi bối cảnh chính trị. Q trình chính sách và các hoạt động nghiên cứu, bản thân chúng cũng là q trình chính trị từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc (ODI 2004, trang 2).
Trong khi thực tế cho thấy bằng chứng từ các nghiên cứu có thể là một trong nhiều tác nhân ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách, thì chất lượng của quá trình dân chủ sẽ được nâng cao nếu các bên liên quan trong tranh luận chính sách xây dựng được vị thế và lập luận của mình dựa trên các bằng chứng cũng như là những lợi ích chính trị, ý kiến cộng đồng và cân nhắc về ngân sách.
Chương này trước hết nhằm giúp độc giả hiểu bằng chứng nghiên cứu được lựa chọn và phổ biến bởi các bên tham gia, đặc biệt là được lựa chọn và phổ biến bởi các tổ chức xã hội dân sự như thế nào dựa trên lý thuyết và một số ví dụ thực tế của ngành y tế. Tiếp đó, nửa sau của chương này cũng chỉ ra những hạn chế về năng lực đã tác động đến việc bằng chứng được chọn lọc và phổ biến như thế nào và những gì có thể làm để nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách nhằm gia tăng ảnh hưởng của nghiên cứu lên q trình hoạch định chính sách.
Chọn lọc và phổ biến: tổng quan ngắn
Chúng ta bắt đầu bằng việc tổng quan các chức năng của chọn lọc và phổ biến.
Chọn lọc – Lựa chọn và sắp xếp bằng chứng
Hoạt động chọn lọc của một mạng lưới nhằm làm cho khối lượng thông tin không được quản lý được tổ chức và sử dụng một cách hiệu quả. Người chọn lọc sẽ “quyết định” thông tin nào có giá trị cần quan tâm. Các biên tập viên
103
nội dung truyền thơng đại chúng thường thực
hoạch định chính sách các dịch vụ tương tự (Mendizabal 2006, trang 5).
Các mạng lưới và tổ chức có thể chọn lọc bằng chứng dựa trên các tiêu chí khác nhau, ví dụ:
Tiêu chí nghiên cứu khoa học truyền thống, bao gồm tính giá trị, độ tin cậy, tính khái quát, giảm thiểu sai lệch, phương pháp chính xác và thử nghiệm các giả thuyết nguyên nhân.
Tiêu chí cấu trúc xã hội, bao gồm công nhận và cân nhắc việc tạo dựng các ảnh hưởng lên kiến thức do nghiên cứu mang lại bao gồm các vấn đề như công bằng trong những trường hợp cụ thể hoặc khả năng chuyển giao kiến thức giữa những bối cảnh khác.
Tiêu chí liên tưởng và thẩm mỹ bao gồm mức độ của những quan điểm mới, khác lạ, chất lượng thẩm mỹ và sức sống nghệ thuật, sự sáng tạo, tính chân thực và khả năng để chuyển tải và gây xúc động cho các đọc giả.
Tiêu chí thay đổi mang tính quyết định, bao gồm ý thức về sự bất bình đẳng và bất cơng đang tăng lên: nguồn gốc và bản chất của chúng, tính đại
diện của các quan điểm ít sức mạnh hơn và xác định các chiến lược thay đổi (phỏng theo Patton 2001, trích dẫn trong Kuruvilla (2005)).
Các bên liên quan sẽ lựa chọn trên cơ sở của một hay nhiều tiêu chí này để chọn lọc bằng chứng, đến một mức độ nào đó, nó sẽ dựa trên đánh giá về tính giá trị và ý muốn chính trị. Trong khi tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học truyền thống, nhìn ở một góc độ, thì nhiều mục tiêu hơn so với những tiêu chí khác, sự lựa chọn dựa trên những tiêu chí như vậy bản thân nó có thể được thúc đẩy bởi những yếu tố mang tính chính trị. Kuruvilla minh họa ví dụ về điểm này trong vận động vì sức khỏe con người (PHM). Trên cơ sở của tiêu chí cấu trúc xã hội và tiêu chí thay đổi mang tính quyết định, PHM khơng thừa nhận các dữ liệu được chọn lọc và phổ biến bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình chung của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), với dự kiến đề cập đến những câu hỏi trên phạm vi rộng hơn và mang tính chất chính trị rằng tại sao những mục tiêu sức khỏe toàn cầu lại khơng đạt được. Cũng như giải thích vì sao vấn đề y tế và phát triển không được ưu tiên một cách thỏa đáng trong chương trình nghị sự chính sách tồn cầu (Kuruvilla 2005).
Hộp 6.1 đưa ra một ví dụ về sử dụng chọn lọc bằng chứng trong thảo luận chính sách về HIV/AIDS ở Nam Phi.
Hộp 6.1. Ý nghĩa của bằng chứng được chọn lọc đối với chính sách HIV/AIDS ở Nam Phi
Chính sách điều trị HIV/AIDS ở Nam Phi đã gây tranh luận hết sức gay gắt dù thực tế là việc vận động ở tất cả các khía cạnh của cuộc tranh luận đều dựa vào bằng chứng. Diễn tiến của cuộc tranh luận đã minh
chứng rõ ràng cho việc chọn lọc bằng chứng khác nhau có thể được sử dụng cho những mục đích khác
nhau như thế nào.
Năm 2000, Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki quyết định ủng hộ cho việc khẳng định rằng khơng có mối liên quan giữa virus HIV và căn bệnh AIDS (theo đó đã phủ nhận sự tồn tại của căn bệnh được xác định bằng triệu chứng lâm sàng) bằng việc cùng lúc tập trung một loạt “các chuyên gia nghiên cứu”, bao gồm những người đại diện của một nhóm gọi là “những người phản đối” AIDS. Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia đưa ra những câu hỏi, sử dụng những thuật ngữ y sinh học phức tạp, quá trình HIV dẫn đến AIDS, kể cả tính hiệu lực của điều trị kháng virus (ARV). “Bằng chứng” này liên quan đến độc tính của điều trị kháng virus, mặc dầu bằng chứng này khác với quan điểm chung của cộng đồng
khoa học (phương Tây), nhưng nó vẫn được phổ biến trên“ANC Today”, một tờ báo điện tử của Quốc hội
Nam Phi (ANC).
Năm 1998, Chiến dịch hành động điều trị (TAC) được phát động ở Nam Phi nhằm đáp lại sự từ chối của
104
chính phủ ANC trong việc cung cấp zidovudin (AZT) để phòng ngừa lây truyền virus HIV từ mẹ sang con (MTCT); từ đây tổ chức phát động chiến dịch này trở thành một tổ chức xã hội dân sự có vị thế hàng đầu trong cung cấp điều trị AIDS cho cộng đồng. Năm 2001, nhờ những nỗ lực của TAC cũng như sức ép chính trị, chính phủ đã triển khai thí điểm phịng khám điều trị lây truyền từ mẹ sang con và mở rộng
ARVs trên phạm vi toàn quốc vào thời kỳ bắt đầu của chiến dịch cho cuộc tổng bầu cử năm 2004. Các
nghiên cứu về điều trị lây truyền từ mẹ sang con bởi giới nghiên cứu Nam Phi đã cung cấp bằng chứng khoa học cho vấn đề điều trị và cũng góp phần vào việc hỗ trợ cho điều trị lây truyền từ mẹ sang con. Chiến dịch hành động điều trị tại Nam Phi được kiện tồn bởi mạng lưới lớn mạnh khơng ngừng của các nhà hoạt động phòng chống AIDS tồn cầu (Fourie 2006).
Hiểu được bối cảnh của chính quyền non trẻ sau nạn phân biệt chủng tộc, Schneider (2002 trang 153) đã
giải thích sự phủ nhận mối liên quan giữa HIV và AIDS như là một nỗ lực của Tổng thống Mbeki nhằm
thách thức tính chính thống và địa vị thống trị của phương Tây, đưa những nguyên tắc cơ bản của nghiên cứu sinh y học vào vũ đài chính trị trong “cuộc chiến giữa chính quyền và tổ chức xã hội dân sự nhằm xác định ai có quyền nói về căn bệnh AIDS, quyết định các ứng phó đối với căn bệnh AIDS và thậm chí xác định lại chính vấn đề AIDS”. Schneider và Fassin (2002) cũng chỉ ra thực tế là căn bệnh AIDS ở Nam Phi vẫn được tiếp cận chủ yếu qua quan điểm hành vi và tự do mới, do vậy không giải quyết một cách hệ thống các yếu tố quyết định về mặt lịch sử, xã hội và kinh tế của đại dịch này.
Phổ biến – Truyền tải bằng chứng
Bằng chứng được lựa chọn qua hoạt động chọn lọc phải được phổ biến một cách hiệu quả nhằm tác động đến việc hoạch định chính sách. Chọn lọc và phổ biến là hai mặt của một vấn đề. Ví dụ: các biên tập viên tạp chí sẽ sàng lọc bài, rồi chuyển các bài đạt được các tiêu chí nhất định sang quá trình đánh giá của các đồng nghiệp để xác định liệu chúng có được cơng bố hay khơng; phần lớn tất cả các bài đều được làm theo quá trình như vậy, những khơng phải là chỉ có quy trình đó, dựa trên các tiêu chí nghiên cứu khoa học truyền thống.
Các phương tiện truyền thơng đại chúng có chức năng tương tự đối với quảng đại cơng chúng, tuy nhiên tiêu chí lựa chọn thường ít rõ ràng hơn. Các biên tập viên báo chí có vai trị giống như biên tập viên của các tạp chí khoa học, đó là chọn lọc các đoạn thơng tin nào đó trong nghiên cứu trong số rất nhiều