Cuối những năm 1980, một loạt những sắc lệnh của Hoàng gia Thái Lan nhằm hạn chế việc quảng cáo
thuốc lá và buộc phải ghi trên nhãn bao thuốc lá là sản phẩm có hại cho sức khỏe. Các sắc lệnh này nhận
được sự ủng hộ từ các tổ chức phi chính phủ trong nước, như Tổ chức Hành động kiểm soát thuốc lá và
sức khoẻ (ASH Thái Lan), một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1986 dưới sự bảo trợ của Tổ
chức bác sỹ nông thôn.
Đầu những năm 1990, Viện nghiên cứu hệ thống y tế Thái Lan (HSRI) đã đưa ra trọng tâm mới hướng tới
vấn đề tiêu thụ thuốc lá. Đây là điểm đặc biệt quan trọng, vì dựa trên các thỏa thuận thương mại của Hiệp
ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) và nó đã gây sức ép đối với Thái Lan đ ể mở cửa thị trường
thuốc lá.
Nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng rõ ràng về mặt dịch tễ học và xu hướng tiêu thụ thuốc lá, chi phí các bệnh tật liên quan đến thuốc lá, thu nhập và sự co giãn của giá cả dựa vào Điều tra hộ gia đình tại Thái Lan. Những bằng chứng này đặt nền móng cho chiến lược nâng cao sức khỏe hiệu quả. Trong 2 năm 1994 – 1995, các công ty thuốc lá và HSRI đã tổ chức một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm và tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa Thái Lan và VicHeath, một tổ chức phi chính phủ về kiểm soát thuốc lá của Úc. Tại cuộc hội nghị đầu tiên của HSRI được tổ chức 2 năm 1 lần vào tháng 2/1995, giám đốc điều hành của VicHeath được mời trình bày và chia sẻ kinh nghiệm của Úc về vấn đề kiểm soát thuốc lá. Kết quả đáng chú ý của hợp tác khơng chính thức này là sự tin tưởng hơn của Thái Lan về tính khả thi của trào lưu sử dụng thuế thuốc lá cho các hoạt động nâng cao sức khỏe. Dựa vào những thuyết phục và cam kết của những người đi đầu trong phòng chống thuốc lá tại Thái Lan, nhiều bên liên quan đã được mời tư vấn với
Một khuyến nghị chính sách được đưa ra đ ể thiết lập cơ chế sử dụng đã được đệ trình lên chính phủ vào năm 1996.
Năm 1999, Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập Quỹ Nâng cao sức khỏe, kinh phí dành cho các hoạt động được lấy từ thuế thu được từ rượu và thuốc lá. Điều này cho thấy thay đổi quan trọng trong việc chia sẻ
tổng thu hàng năm từ thuế của Thái Lan. Và mất thêm 2 năm nữa cho dự thảo luật để đệ trình Hạ Nghị
viện và Thượng Nghị viện. Cuối cùng, đạo luật về Quỹ hỗ trợ nâng cao sức khỏe Thái Lan được ban hành
năm 2001 và Tổ chức sức khỏe Thái Lan (ThaiHealth) bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm đó.
Các yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong việc sáng lập Tổ chức sức khỏe Thái Lan bao gồm việc vận động tích cực dựa trên bằng chứng của các tổ chức xã hội dân sự và sự ủng hộ chính trị của Bộ Tài chính. Bài học kinh nghiệm từ VicHeath (Úc) đã tạo tiền đề động lực cho các hoạt động tại Thái Lan. Tuy nhiên, q trình này mang tính nội bộ được dẫn dắt bởi các nhà hoạt động đi đầu trong phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia. Bằng chứng có được từ các cuộc điều tra hộ gia đình gần đây cho thấy mức tiêu thụ thuốc lá đang giảm dần và nó được xem như là kết quả của những biện pháp kể trên.
108
Hiểu biết về cơ sở tính hợp pháp của các tổ chức xã hội dân sự
Nếu như cơ cấu tổ chức và cơ sở pháp lý của khối cơ quan nhà nước là khá rõ ràng (những không phải luôn luôn vận hành một cách hồn hảo) thì cấu trúc và cơ sở pháp lý của các tổ chức xã hội dân sự lại chưa rõ ràng và rất khác biệt về loại hình tổ chức. Do vậy, điều quan trọng là hiểu được cơ sở pháp lý của các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào chọn lọc và phổ biến – cả từ góc độ của các nhà hoạch định chính sách, những người cần đánh giá tiếng nói của một tổ chức xã hội dân sự hợp pháp như thế nào trong mơi trường chính sách và dưới góc độ của bản thân các tổ chức xã hội dân sự. Tổ chức xã hội dân sự cần tự hỏi tính pháp lý cần có để ảnh hưởng đến chương trình nghị sự chính sách và sau đó xây dựng cho mình chiến lược vận động xung quanh câu trả lời cho những câu hỏi đó. Tổng quan tài liệu cũng cho thấy một số cơ sở về tính pháp lý cho sự vận động của các tổ chức xã hội dân sự đối với chính sách y tế (Kuruvilla 2005).
Đạo đức: các nhóm vận động chính sách có thể địi hỏi tính pháp lý trên cơ sở các giá trị và yêu cầu về đạo đức điều này thúc đẩy động cơ vận động chính sách của họ. Ví dụ: vận động cho phê chuẩn quyền
cơ bản của con người trong việc cung cấp các dịch vụ sức khoẻ liên quan đến nhóm dân tộc thiểu số có thể dựa trên tính hợp pháp về mặt đạo đức.
Chun mơn: các nhóm vận động chính
sách có nhiều kinh nghiệm và chun mơn đặc thù ở một lĩnh vực chính sách liên quan do vậy họ có thể tác động đến chính sách do các quan điểm chun mơn của họ có thể là hết sức quan trọng đối với sự thành cơng của chính sách.
Chính trị: các sáng kiến vận động chính sách có thể tạo nên tính pháp lý của họ từ việc huy động thành công các hỗ trợ của cộng đồng cho sự nghiệp của họ bằng các hình thức hoạt động khác nhau trong vận động chính trị.
Đại diện: những nỗ lực vận động chính
sách có thể đạt được tính pháp lý thơng qua ủy quyền cho một cộng đồng đại diện cho họ để gây ảnh hưởng đến q trình hoạch định chính sách.
Vận động chính sách dường như dễ tiếp cận và hiệu quả nếu như nó kết hợp được hai hoặc nhiều hơn các loại mang tính pháp lý kể trên. Hộp 6.4 trình bày về một điều tra của tổ chức phi chính phủ ở Anh về vận động chính sách và tính pháp lý của nó.
Hộp 6.4. Cơ sở về tính pháp lý của tổ chức xã hội dân sự trong vận động phát triển tại Vương Quốc Anh
Trong một nghiên cứu của 31 tổ chức phi chính phủ tại Anh về vận động chính sách, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ y tế đã cho thấy rằng:
15% địi hỏi tính pháp lý dựa trên các lập luận về đạo đức, có nghĩa là họ đã ủng hộ các quyền đạo đức cơ bản;
50% địi hỏi tính pháp lý dựa trên căn cứ của các liên kết giữa họ với các quốc gia phát triển cũng như kinh nghiệm và trình độ chun mơn bắt nguồn từ những liên kết này; và
quản lý của họ bao gồm hội viên dân chủ và 20% tuyên bố họ “nói tiếng nói” của các quốc gia đang phát triển.
Tính pháp lý về mặt chính trị đã khơng được đề cập. Một vài NGO địi hỏi tính pháp lý dựa vào lịch sử của tổ chức. 50% các NGO địi hỏi tính pháp lý dựa trên mối liên kết của mình với các quốc gia đang phát triển là các NGO cung cấp dịch vụ cho cộng đồng, các tổ chức này dựa vào cơng việc mang tính tác nghiệp ở cấp cơ sở để phục vụ cho mục đích vận động chính sách.
109
Xây dựng năng lực chọn lọc và phổ biến
Xây dựng năng lực chọn lọc và phổ biến bằng chứng nghiên cứu hết sức quan trọng đối với các tổ chức xã hội dân sự - những người tham gia tích cực vào các hoạt động này. Tuy nhiên, một điều cũng rất quan trọng đó là các bên liên quan khác cũng cần hiểu được các hoạt động này và vai trị mà các tổ chức xã hội dân sự có thể đảm nhận trong chọn lọc và phổ biến bằng chứng nghiên cứu. Trước tiên chúng ta tìm hiểu các tổ chức xã hội dân sự hiểu môi trường hoạt động của họ như thế nào và từ đó họ có thể xác định vị thế của mình, đồng thời sử dụng bằng chứng nghiên cứu trong mơi trường đó. Chương này cũng xem xét đến vấn đề từ góc độ khác, đó là các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách hiểu thế nào về vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc chọn lọc và phổ biến bằng chứng liên quan đến một vấn đề chính sách cụ thể và qua đó xác định cách tốt nhất để ứng xử với các tổ chức này. Sau đó, chúng ta xác định nhu cầu năng lực của các tổ chức xã hội dân sự liên quan đến chọn lọc và phổ biến bằng chứng nghiên cứu. Phần lớn chương này tập trung vào vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc truyền tải bằng chứng như một phần của một quá trình nhằm đạt được các mục tiêu (vận động chính sách) của mình. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quan tâm tới việc thành lập các tổ chức chuyển giao/trung gian kiến thức trong lĩnh vực y tế. Các tổ chức chuyển giao kiến thức có nhiệm vụ trước tiên là xác định mục tiêu, đánh giá và tổng hợp các bằng chứng nghiên cứu và truyền tải những bằng chứng đến các nhà hoạch định chính sách. Sau cùng là cân nhắc vai trị của các tổ chức chuyển giao kiến thức và năng lực của họ có thể được củng cố như thế nào.
Hiểu biết về bối cảnh chính trị
Góc độ của tổ chức xã hội dân sự
Sự tham gia hiệu quả của các tổ chức xã hội dân sự vào bàn luận/trao đổi về chính sách
địihỏisự hiểubiếtvềbốicảnhchínhtrị. Bối cảnh chính trị khác biệt khơng chỉ giữa quốc gia này với quốc gia khác mà còn giữa vấn đề này với vấn đề khác. Ví dụ: một số vấn đề như bồi dưỡng cho cán bộ ngành y tế có thể thu hút sự quan tâm thảo luận rộng rãi của các giới/ngành và xã hội hơn so với các vấn đề mang tính chuyên mơn như q trình phân bổ ngân sách nhà nước cho ngành y tế có thể được tranh luận trong khn khổ chính sách đóng hơn. Các tổ chức xã hội dân sự cần phải bắt đầu bằng những hiểu biết sâu sắc về các quy tắc chính thức trong q trình hoạch định chính sách; bên cạnh đó, các chiến lược vận động cũng địi hỏi có những hiểu biết sự tương tác sơi động về chính trị trên thực tế trong một vũ đài chính sách cụ thể. Những chương trước đã thảo luận các căn cứ khác nhau cho những đòi hỏi của các tổ chức xã hội dân sự về tính pháp lý. Những căn cứ mà dựa vào đó một tổ chức xã hội dân sự hình thành tính pháp lý từ đó tác động đến hoạt động của nó trên vũ đài chính sách. Ví dụ: các tổ chức xã hội dân sự mang tính chun mơn
chắcchắnsẽchịusứcépmạnhhơnđể đưara các lập luận dựa trên bằng chứng hơn là các tổ chức xã hội dân sự tìm kiếm tính pháp lý của mình dựa trên quan điểm mang tính chính trị hay đại diện. Các tổ chức xã hội dân sự cũng cần cân nhắc liệu tính pháp lý mà họ đòi hỏi được thừa nhận hoặc gây tranh luận bởi các nhà hoạch định chính sách hay khơng. Vấn đề về sự tin tưởng và danh tiếng của tổ chức được đặt ra, nó đóng vai trị quyết định trong việc xác định liệu các nhà hoạch định chính sách có lắng nghe những tiếng nói từ bên ngồi hay khơng (Innvaer và cộng sự, 2002). Một điều cũng rất quan trọng là hiểu được bản chất của các mạng lưới chính sách cũng như mức độ mở rộng hay chặt chẽ của mạng lưới, tính rõ ràng hay khơng rõ ràng trong hoạt động. Ví dụ: đối với các mạng lưới chính trị chặt chẽ, các tổ chức xã hội dân sự gần như khơng dễ gì có thể có được sự lắng nghe của các nhà hoạch định chính sách, trong trường hợp này họ có thể cần phải vận động để được lắng nghe.
Góc độ của nhà hoạch định chính sách
Các nhà hoạch định chính sách là đối tượng đương đầu với việc phải lắng nghe nhiều đòi hỏi cạnh tranh nhau. Các khía cạnh phân tích được mơ tả ở trên, đặc biệt là cơ sở cho những đòi hỏi của các tổ chức xã hội dân sự về tính pháp lý và các khung lý thuyết dùng trong q trình chính sách cũng sẽ tác động tới việc liệu các nhà hoạch định chính sách có dành thời gian và quan tâm đến một tổ chức xã hội dân sự cụ thể hay khơng. Nếu tính pháp lý của một tổ chức xã hội dân sự mang tính chuyên mơn thì những tranh luận nên được dựa vào nghiên cứu đáng tin cậy hoặc bằng chứng theo kinh nghiệm.
Nâng cao năng lực hiểu biết về bối cảnh chính trị
Nhu cầu năng lực của các tổ chức xã hội dân sự trong việc tận dụng bằng chứng để tham gia hiệu quả vào quá trình chính sách mới được thừa nhận trong thời gian tương đối gần đây, và hiểu đúng bản chất của những nhu cầu này hiện nay còn hạn chế. Một sáng kiến gần đây bên ngoài ngành y tế đã nhận thấy nhu cầu đang tăng lên của các tổ chức xã hội dân sự tại các quốc gia đang phát triển đối với hỗ trợ nâng cao năng lực nhằm có được những hiểu biết tốt hơn về các q trình chính sách và đề xuất xây dựng trung tâm ở khu vực nhằm hỗ trợ cho các tổ chức xã hội dân sự trong vấn đề này (thông tin từ ODI). Tất
17
đánh giá các bên liên quan giúp những người sử dụng cơng cụ này xác định và phân tích các bên liên quan khác nhau đối với một vấn
đề chính sách cụ thể và xây dựng chiến lược tốt nhất để tiếp cận họ. Những cơng cụ đó có thể được sử dụng để giúp các tổ chức xã hội dân sự phân tích mơi trường chính sách mà trong đó họ đang hoạt động.
Nângcaocácnănglựcchọnlọcvàphổbiến bằng chứng nghiên cứu
Để sử dụng hợp lý bằng chứng trong chính sách và ra quyết định, các tổ chức xã hội dân sự cũng như các nhà hoạch định chính sách cần có khả năng đánh giá chất lượng nghiên cứu, đánh giá khả năng khái quát hóa của nó trong các bối cảnh khác nhau và tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ nhiều đề tài nghiên cứu. Chưa có bằng chứng mang tính hệ thống cho thấy các tổ chức xã hội dân sự thực sự có những năng lực này. Một vài tổ chức xã hội dân sự như: Quỹ Cứu trợ trẻ em Anh tiến hành các nghiên cứu hoặc đánh giá độc lập để giúp họ có năng lực nội bộ của tổ chức trong việc xác định, đánh giá và ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Rất nhiều tổ chức phi chính phủ tại các quốc gia đang phát triển cũng được giao quyền kết hợp nghiên cứu với vận động chính sách, đơi khi cung cấp dịch vụ và do đó nâng cao năng lực nghiên cứu. BRAC ở
Băng la đét là một ví dụ, tổ chức này triển khai các chương trình hoạt động xã hội quan trọng bao gồm cả các chương trình liên quan đến y tế, nhưng cũng có một phịng theo dõi và giám sát, một phịng vận động chính sách và quyền con người18. Trung tâm điều tra vấn đề sức khoẻ và các chủ đề tương tự (CEHAT) ở Ấn Độ đang được tham gia vào nhiều hoạt động như nghiên cứu, cung cấp dịch vụ và vận động chính sách về sức khỏe và đã thực