Các nhà nghiên cứu và tổ chức xã hội dân sự thường có thể khơng phải lúc nào cũng thống nhất với nhau về việc kết quả nghiên cứu phải được phổ biến như thế nào. Cụ thể là, các nhà nghiên cứu có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới cơ sở khoa học của kết quả nghiên cứu và ngược lại tổ chức xã hội dân sự vận động chính sách lại nghiêng về việc sử dụng nghiên cứu để hỗ trợ cho những mục tiêu của họ. Một ví dụ cụ thể liên quan đến nghiên cứu ở giai đoạn đầu của Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI) sẽ minh họa cho điểm này.
Quỹ Cứu trợ trẻ em (vương quốc Anh) hỗ trợ thiết kế và triển khai nghiên cứu về kinh nghiệm của các quốc gia nhận tài trợ của GAVI, nó được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Anh (Starling et al.2002). Ngay sau khi đăng tải báo cáo nghiên cứu, Quỹ Cứu trợ trẻ em đã ra một số thơng cáo báo chí mà khơng thảo luận về nội dung trước với các nhà nghiên cứu - những người trực tiếp thực hiện nghiên cứu. Thơng cáo báo chí đã đưa ra một số phiên giải vượt ra ngồi các bằng chứng đã được trình bày trong báo cáo,
mà nó đúng hơn là phản ánh quan điểm và nhận định của Quỹ Cứu trợ trẻ em. Các nhà nghiên cứu đã
phản đối thơng cáo báo chí, và tổ chức này sau đó đã đưa ra lời xin lỗi. Câu chuyện minh họa cho các mục tiêu và giá trị khác nhau có thể gây ra những khó khăn như thế nào cho mối quan hệ giữa nhà nghiên cứu và tổ chức xã hội dân sự.
Nguồn: Walt & Brugha, trao đổi cá nhân (2007).
chứng nghiên cứu (hoặc là kỹ năng của nhân viên, hệ thống quản lý kiến thức hoặc lãnh đạo và quản lý). Trong khi số lượng các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực này ngày một tăng lên thì tồn tại một vấn đề đó là hiểu biết một cách hệ thống về năng lực của họ rất hạn chế. Do vậy cực kỳ khó khăn trong việc đưa ra những kết luận cụ thể về làm thế nào là tốt nhất để giải quyết vấn đề này và rõ ràng là cần phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa.
Xúctiến“chuyểngiaokiếnthức”dựatrên
cơ sở khoa học
Hầu hết, các tổ chức xã hội dân sự đề cập trong chương này được hình thành trên cơ sở của một nhóm cụ thể những mục tiêu và giá trị của tổ chức. Một vài tổ chức tập trung chủ yếu vào mục tiêu tổng hợp cơ sở bằng chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng kiến thức chuyển giao (đã được định nghĩa chung là hỗ trợ việc ra quyết định dựa vào bằng chứng và hoạch định chính sách bằng cách khuyến khích sự kết nối tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyển giao kiến thức
113
(CHSRE) ngày càng được đề cập đến nhiều hơn ở các quốc gia phát triển. Các hoạt động chuyển giao kiến thức rất rộng nhưng có thể tổng kết dưới một số cách thức sau:
Tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và quan điểm giữa các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định quyết định.
Thúc đẩy việc sử dụng nghiên cứu trong lập kế hoạch và chính sách y tế.
Chuyển đổi các vấn đề chính sách thành các câu hỏi nghiên cứu và vì thế đẩy mạnh được các nghiên cứu phù hợp với chính sách; và
Tổng hợp và tóm tắt các nghiên cứu cho các nhà hoạch định chính sách sử dụng.
Những hoạt động này được thực hiện chủ yếu ở những quốc gia công nghiệp phát triển như Canada và Anh nhưng mối quan tâm về ứng dụng nó vào bối cảnh của quốc gia đang phát triển ngày một tăng lên, như đã đề xuất trong sáng kiến chính sách của REACH (xem hộp 6.7); nó cũng được minh họa ở Văn phịng khu vực châu Âu về Mạng lưới bằng chứng y tế (HEN) (Văn phòng khu vực châu Âu, WHO 2007). Các cách tiếp cận chọn lọc và phổ biến kiến thức khoa học chưa được thử nghiệm một cách rộng rãi bên ngoài phạm vi các nước phát triển và vì các hoạt động chuyển giao kiến thức đã được thực hiện ở một số nơi nên điều quan trọng là nó phải được đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm.