Tầm quan trọng của nghiên cứu độc lập

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CHÍNH SÁCH Y TẾ NĂNG LỰC CHÍNH SÁCH Y TẾ (Trang 113 - 116)

Năm 2002, sau gần 3 thập kỷ nỗ lực cải cách, Quốc hội Nepal đã thông qua Luật tự do nạo phá thai. Sự phối hợp giữa nghiên cứu và ủng hộ quyền con người đã buộc phải thay đổi chính sách. Các tổ chức phi

chính phủ địa phương (được ủng hộ bởi các cơ quan nghiên cứu quốc tế) cùng với lực lượng nhân viên

y tế và các nhóm vì quyền con người đã dẫn chứng những tác động của nạo phá thai khơng an tồn tới: Những trường hợp các bà mẹ tử vong mà lẽ ra không xảy ra.

Chi phí trong lĩnh vực y tế.

Sự bất bình đẳng giới của luật nạo phá thai.

Trong khi đó, khơng một chương trình nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ nào chỉ ra được vấn đề trên mặc dù thực tế ước tính 50% trường hợp tử vong ở các bà mẹ là do nạo phá thai khơng an tồn.

Nguồn: Thapa (2004).

u cầu năng lực của các cơ quan hoạch định chính sách

Dựa trên 3 thước đo để đánh giá năng lực tổ chức, chúng tôi xem xét các yêu cầu năng lực của cơ quan chính sách y tế đối với việc sử dụng bằng chứng trong q trình hoạch định chính sách.

Sự lãnh đạo và quản lý

Để sử dụng bằng chứng trong hoạch định chính sách, các bộ và cơ quan chính sách cần có cơ chế và hệ thống để ủy nhiệm nghiên cứu, tổng hợp nghiên cứu từ các tổ chức bên ngoài và để đảm bảo các nghiên cứu ủy nhiệm có chất lượng cao. Điều đó phụ thuộc vào một năng lực đầy đủ - nhân viên có trình độ và thiết lập các q trình riêng cho việc ủy nhiệm các nghiên cứu.

Nhưng có lẽ quan trọng hơn, và cũng đã được đề cập đến ở đầu chương, hệ thống quản lý và trách nhiệm giải trình quyết định có ảnh hưởng lớn đến việc khuyến khích sử dụng bằng chứng trong hoạch định chính sách. Nếu có khuyến khích sử dụng bằng chứng trong chính sách cho tồn bộ cơ quan thì sau đó sự khích lệ này cần đựơc chuyển đến từng đơn vị cũng như cán bộ nhân viên. Ví dụ, đánh giá công việc của một nhân viên phải bao gồm đánh giá kỹ năng và cách thức sử dụng bằng chứng.

Việc khuyến khích sử dụng bằng chứng cũng liên quan đến văn hóa của các tổ chức.

Các nghiên cứu trường hợp được tiến hành tại một số quốc gia thành công trong việc tạo ra văn hóa hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng (Thái Lan- xem phần phụ lục, và Mexico) đã chỉ ra rằng: sự lãnh đạo là nhân tố quan trọng bên cạnh thành công đó. Sự lãnh đạo rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa đánh giá bằng chứng và đảm bảo sự khích lệ thoả đáng cho các nhân viên sử dụng chúng. Sự lãnh đạo trong các cơ quan hoạch định chính sách cũng có tác động rộng lớn. Như các chương trước đã minh họa, để sử dụng hiệu quả bằng chứng trong chính sách địi hỏi phải có sự phối hợp của rất nhiều nhân vật; xây dựng chính sách diễn ra thơng qua sự tương tác qua lại giữa các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức xã hội dân sự và nhà nghiên cứu. Lãnh đạo những mạng lưới chính sách này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là Bộ Y tế. Năng lực lãnh đạo của Bộ Y tế rất lớn, có thể đảm bảo rằng các chương trình nghị sự nghiên cứu sẽ liên quan đến chính sách; các nhà nghiên cứu cảm thấy có động lực để truyền tải kết quả một cách hiệu quả đến nhà hoạch định chính sách; và tổ chức xã hội dân sự đầu tư vào phát triển cơ sở bằng chứng để hỗ trợ cho những nỗ lực vận động của họ.

Ở cấp độ rộng hơn, chính phủ cũng có trách nhiệm đảm bảo cho bốn chức năng trong khung cơ sở vận hành một cách hiệu quả với sự quản lý và trách nhiệm hợp lý. Ví

123

dụ, cần phải có các cơ chế đảm bảo: nghiên cứu được thực hiện theo đúng quá trình về đạo đức; các chính sách giáo dục cho phép đưa NC CS-HTYT vào chương trình đào tạo; khu vực nhà nước quan tâm đến nhu cầu của cộng đồng nghiên cứu; quá trình trợ giúp ở các quốc gia thu nhập thấp có xem xét đến các nhu cầu nghiên cứu, bao gồm cả xây dựng năng lực; và việc xác định ưu tiên quốc gia cần có những quan tâm thích hợp.

Nguồn lực

Con người và tài chính là hai nguồn lực chính để đảm bảo năng lực trong quá trình chính sách. Nhà hoạch định chính sách và cố vấn của họ cần có các kỹ năng để có thể sử dụng nghiên cứu trong chính sách và q trình

ra quyết định. Cụ thể, họ cần có khả năng:

- Xác định những tình huống mà ở đó

nghiên cứu có thể là sẽ hữu ích;

- Gắn câu hỏi nghiên cứu với chủ đề của nghiên cứu liên quan đến chính sách;

- Tiếp cận và đánh giá các kết quả nghiên cứu, kết hợp chặt chẽ chúng trong quá trình ra quyết định.

Mặc dù để thực hiện những điều trên có thể khơng địi hỏi bằng cấp về trình độ nghiên cứu, nhưng sẽ rất có lợi nếu xuất phát từ một nền móng nghiên cứu vững vàng, ví dụ: các phương pháp và cách thức nghiên cứu khác nhau, những vấn đề liên quan đến việc ứng dụng kết quả nghiên cứu từ bối cảnh này sang

bốicảnhkhác...

Điều ngạc nhiên là có rất ít bằng chứng xác đáng về năng lực cần thiết của nhà hoạch định chính sách để có thể sử dụng nghiên cứu một cách tốt hơn. Một công cụ tự đánh giá được Quỹ nghiên cứu dịch vụ y tế Ca-na-đa đưa ra đã giúp nhà hoạch định chính sách hiểu và chỉ ra được những cản trở có tính tổ chức, từ đó có thể sử dụng các bằng chứng nghiên cứu một cách hiệu quả hơn (hộp 7.4).

Công việc gần đây của chúng tôi ở Việt Nam là cố gắng điều chỉnh công cụ tự đánh giá này phù hợp với bối cảnh để nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng. Các kết quả

124

thu được từ Việt Nam đã chỉ ra rằng nhà hoạch định chính sách cảm thấy họ có đủ các kỹ năng áp dụng nghiên cứu vào q trình ra quyết định, nhưng thiếu sự khích lệ để thực hiện. Cần có nhiều bằng chứng hơn từ những bối cảnh khác nhau để có thể kết luận liệu các trở ngại chính trong việc sử dụng bằng chứng có phải là những rào cản do sự quan liêu và thiếu sự khích lệ; hay trở ngại có phải do nhân viên thiếu kỹ năng.

Tại một số quốc gia, mức lương của cán bộ, công chức thường thấp hơn so với những nghề nghiệp khác, điều này dẫn tới việc khó thu hút và giữ chân được các nhân viên có kỹ năng tốt. Các cán bộ có trình độ của Bộ Y tế có thể dễ dàng tìm được cơng việc tại các nhóm tư vấn, các tổ chức tài trợ hoặc tại các tổ chức quốc tế, trường đại học nước ngồi. Việc giữ chân và khích lệ cán bộ, cơng chức có trình độ là một thách thức cơ bản ở các quốc gia có thu nhập thấp (và cả một số quốc gia thu nhập trung bình và cao). Điều đó địi hỏi phải quan tâm đến điều kiện làm việc, đặc trưng của khu vực nhà nước, cơ hội phát triển nghề nghiệp và mức thù lao. Những vấn đề này tương tự như những điều đã được thảo luận ở chương 5, đòi hỏi phải phối hợp nhiều giải pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng hiệu quả bằng chứng nghiên cứu trong hoạch định chính sách và ra quyết định địi hỏi nhiều nguồn tài chính. Ví dụ: nguồn tài chính dùng để thực hiện nghiên cứu; tổ chức thảo luận với tổ chức xã hội dân sự, nhà nghiên cứu; trả lương cho những cơng chức có trình độ cao của Bộ Y tế để giữ họ lại; và đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực. Phát triển cơ sở hạ tầng cũng rất cần thiết ở nhiều lĩnh vực, ví dụ tiếp cận internet. Ở các hệ thống y tế kém phát triển, thiếu nguồn tài chính được xem là rào cản lớn trong việc quản lý các quá trình thảo luận. Hơn nữa, ở những nơi mà các nhà tài trợ cung cấp kinh phí chủ yếu cho các q trình này thì vai trị của chính phủ có thể phần nào bị hạn chế (Livny, Mehendale và Vanags 2006).

Ở quốc gia có thu nhập thấp, các nhà tài trợ thường chỉ hỗ trợ cho sự phát triển năng

lực nghiên cứu, tăng cường hệ thống thơng tin; họ ít hỗ trợ cho sự phát triển năng lực thu thập, đánh giá và sử dụng bằng chứng trong hoạch định chính sách ở Bộ Y tế. Một ví dụ tương đối hiếm về sự đầu tư của các nhà tài trợ là Ủy ban của Anh vì sự phát triển quốc tế (DFID) đã hỗ trợ các đơn vị ủng hộ chính sách (xem chương 5).

Truyền thơng và các mạng lưới

Như đã được đề cập trong các chương trước, khả năng và năng lực giao tiếp với các

nhà nghiên cứu và tổ chức xã hội dân sự để khuyến khích họ tham gia vào quá trình chọn lọc và phổ biến chính sách đang ngày càng trở thành năng lực nịng cốt mà các Bộ/ngành Y tế và các cơ quan hoạch định chính sách cần quan tâm phát triển. Hầu hết, các chính phủ đều có các cơ chế chính thức để tạo thuận lợi cho truyền thơng/giao tiếp. Ví dụ: các bộ/ngành của chính phủ thành lập các nhóm

phép cóđượcsự thamgiacủacácthành viên với những lĩnh vực chun mơn khác nhau để phát triển chính sách. Chính phủ cũng làm việc với các tổ chức trung gian/môi giới kiến thức, ví dụ Tổ chức Y tế cơng cộng khu vực Đơng Phi (REACH), các sáng kiến chính sách (Policy Initiative) (xem chương 6). Với sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự và vai trò ngày càng lớn của họ trong việc hỗ trợ/ủng hộ, các viên chức chính phủ địi hỏi

phảiđủnănglựcđểxácđịnhnênnghetheotổ chức nào. Như đã thảo luận ở chương 6, tính hợp pháp của tổ chức xã hội dân sự bắt nguồn từ những cơ sở khác nhau, nhà hoạch định chính sách cần hiểu nguồn gốc hợp pháp của từng tổ chức đó. Mặt khác, nhà hoạch định chính sách cũng cần có khả năng giao tiếp tốt với các đối tác trong các cơ quan chính phủ, các Bộ/ngành khác để có thể chia sẻ bằng chứng nghiên cứu và các kiến thức liên quan. làm việc hoặc Ủy ban lâm thời điều đó cho

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CHÍNH SÁCH Y TẾ NĂNG LỰC CHÍNH SÁCH Y TẾ (Trang 113 - 116)