CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình vận dụng thi pháp trong dạy học tác phẩm văn học trong nhà
nhà trường phổ thông
Dạy học Ngữ văn theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Hiện nay, trong nhà trường phổ thông, thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, khơng chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội,… Khi dạy học môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận thi pháp học, giáo viên thường quan tâm đến những yếu tố hình thức của tác phẩm như: hình tượng nhân vật, khơng gian, thời gian, kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn, ngơn ngữ, thể loại,… Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh khi tiếp cận tác phẩm văn học với “Phương pháp hình thức” này là từ việc phân tích các khía
cạnh hình thức của tác phẩm văn học, người học phải hiểu được ý nghĩa thẩm mỹ của từng khía cạnh đó đối với chỉnh thể nội dung tác phẩm.
Ở Việt Nam hiện nay, việc vận dụng thi pháp vào dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thơng đang có điều kiện tốt. Việc phổ biến quan điểm thi pháp học trong nhà trường đã có bề dày khoảng 20 năm. Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành chứa đựng rất nhiều tri thức về thi pháp học; các đề thi và đáp án môn Ngữ văn gần đây đã yêu cầu học sinh chú trọng phân tích hình thức nghệ thuật. Nhưng thi pháp học có biến thành thực tiễn sinh động hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào sự vận dụng tích cực của giáo viên và học sinh trong việc dạy-học văn.
Thông qua việc dự giảng giờ Ngữ văn tại một số lớp học thuộc cấp trung học phổ thông, người viết nhận thấy một bộ phận giáo viên mặc dù đã định hướng được việc áp dụng thi pháp học khi dạy học một tác phẩm văn học nhưng lại thiếu đi sự sáng tạo trong phương pháp dạy học gây nên sự nhàm chán, khó hiểu đối với học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên thiếu đi sự tương tác với người học, chưa giúp người học tìm hiểu sâu về các hình thức nghệ thuật trong văn bản mà chủ yếu chỉ dừng ở mức gọi tên hoặc khái quát hời hợt.