Phương pháp trực quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 75 - 84)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận thi pháp

2.2.4. Phương pháp trực quan

2.2.4.1. Một vài vấn đề chung về phương pháp trực quan

Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học sử dụng các vật thể kỹ thuật, các quá trình cơng nghệ, các phương tiện gián tiếp và các thao tác kĩ thuật công nghệ nhằm giúp học sinh trực tiếp cảm giác, tri giác tài liệu mới trên cơ sở đó tạo ra các biểu tượng cụ thể trong học sinh, rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo.

* Ưu điểm và hạn chế của nhóm phương pháp dạy học trực quan:

Các phương pháp dạy học trực quan nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm cho các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học tạo nên nguồn tri thức. Chức năng đó của chúng chủ yếu gắn liền với sự khái quát những hiện tượng, sự kiện với phương pháp nhận thức quy nạp. Chúng cũng là phương tiện minh hoạ để khẳng định những kết luận có tính suy diễn và cịn là phương tiện tạo nên những tình huống vấn đề và giải quyết vấn đề. Vì vậy phuơng pháp dạy học trực quan góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

Với phương pháp dạy học trực quan sẽ giúp học sinh huy động sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tị mị khoa học của họ.

Tuy vậy, nếu không ý thức rõ phương tiện trực quan chỉ là một phương tiện nhận thức mà lạm dụng chúng thì dễ làm cho học sinh phân tán chú ý, thiếu tập

trung vào những dấu hiệu bản chất, thậm chí cịn làm hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của trẻ.

Vấn đề đặt ra là mỗi GV Ngữ văn phải sáng suốt trong việc áp dụng nhằm phát huy tính tích cực của phương tiện này trong những trường hợp cần thiết sao cho quá trình giảng dạy của mình đạt kết quả mong muốn với mục tiêu là HS không chỉ nắm kiến thức mà còn được bồi dưỡng năng lực cảm thụ, năng lực thẩm mĩ và biết hướng đến những giá trị chân, thiện, mĩ sau mỗi tiết học.

2.2.4.2. Áp dụng phương pháp trực quan trong dạy học tác phẩm Vợ nhặt

theo hướng thi pháp học

- Sử dụng sơ đồ

Sơ đồ là cách giúp học sinh hiểu bài sâu hơn, nhận ra mối quan hệ giữa các kiến thức, củng cố lại kiến thức nhằm để cho các em nhớ lâu hơn. Từ đó rèn luyện cho các em năng lực khái quát, phân tích, so sánh, phân loại vấn đề.

GV có thể sử dụng rất nhiều loại sơ đồ trong bài dạy học tác phẩm Vợ nhặt theo hướng tiếp cận thi pháp học như: sơ đồ khái quát tính cách nhân vật, sơ đồ chi tiết về nhân vật, sơ đồ về mối quan hệ giữa các nhân vật, các sự kiện, sơ đồ các yếu tố trong tác phẩm, sơ đồ cấu trúc văn bản… Ví dụ như:

Sơ đồ chi tiết nhân vật Tràng:

Sơ đồ diễn biến tâm trạng nhân vật người vợ nhặt: Nhân vật Tràng Ngôn ngữ …………….. Ngoại hình …………….. Hành động …………….. Nội tâm …………….

Khi sử dụng sơ đồ cần tránh dài dịng, sơ đồ cần có tính khái qt cao, trình bày đẹp, khoa học, rõ ràng, hợp lý và cần kết hợp nhiều cách để đạt được kết quả tốt nhất.

 Sử dụng biểu bảng

Bên cạnh sơ đồ, GV cũng có thể ứng dụng linh hoạt các dạng biểu bảng vào hoạt động giảng dạy tác phẩm Vợ nhặt. Cũng như sơ đồ, biểu bảng tồn tại dưới

nhiều dạng khác nhau. Ví dụ:

STT

Phương diện nghệ thuật

Định nghĩa Chi tiết biểu hiện trong tác phẩm

…. …………………… ………………………. ………………….

Việc thực hiện tốt thì sẽ giúp HS hiểu bài sâu hơn; củng cố, nhớ lâu kiến thức, rèn luyện năng lực khái quát, tổng hợp vấn đề. Ngoài ra, sơ đồ, biểu bảng còn rèn luyện cho HS khả năng tự lập trong cách diễn đạt. Từ đó, phát huy được năng lực tiếp thu văn bản một cách chủ động, sáng tạo, khách quan,…; khắc phục được hiện tượng thụ động trong tiếp nhận với những biểu hiện như đọc chép, chiếu chép hay HS tự chép từ những tài liệu có sẵn một cách máy móc.

- Sử dụng phiếu học tập

Bên cạnh các phương tiện, cơng cụ dạy học khác, phiếu học tập cũng đóng vai trị khá quan trọng trong việc giúp HS tiếp nhận kiến thức và giúp GV đa dạng hóa hoạt động dạy học của mình. Mỗi dạng phiếu học tập đại diện cho một vấn đề

Giai đoạn khi chưa nhận lời làm vợ Tràng ………………………………………………… ….

Giai đoạn nhận lời làm vợ và theo Tràng về nhà …………………………………………………….

Giai đoạn buổi sáng sau đêm tân hôn

kiến thức của bài học. Tùy theo mục đích sử dụng, dung lượng kiến thức, thời điểm sử dụng… mà chúng ta có thể chọn một trong các dạng phiếu học tập sau đây:

- Dạng 1: Tìm hiểu chung về của tác phẩm PHIẾU HỌC TẬP

Tên bài học:………………… ………………………………………… Học tên HS:……………………………………Lớp:.........…………… Hình thức thực hiện: GV phát trước tiết học cho HS chuẩn bị ở nhà.

Yêu cầu: Em hãy đọc tác phẩm Vợ nhặt và hoàn thành Sơ đồ tóm tắt tác

phẩm theo nhân vật chính:

+ Nhân vật chính của tác phẩm là ai?

+ Câu chuyện xảy ra ở đâu? + Nhân vật gặp phải chuyện gì? + Nhân vật gặp phải chuyện gì?

+ Mở đầu tác phẩm, chuyện gì xảy ra trước nhất? + Các nhân vật phản ứng ra sao?

+ Các nhân vật giải quyết vấn đề đó như thế nào? + Diễn biến tiếp theo của tác phẩm?

Vấn đề được giải quyết theo hướng nào?

- Dạng 2: Tìm hiểu chi tiết một vấn đề của tác phẩm PHIẾU HỌC TẬP

Tên bài học:………………… ………………………………………… Học tên HS:……… ………………………Lớp:.........………………… Hình thức thực hiện: GV phát trước trong tiết học.

Yêu cầu: Em hãy đọc tác phẩm và hồn thành Sơ đồ tóm tắt diễn biến tâm trạng nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

Diễn biến tâm trạng: …………………………………………………… Chi tiết minh họa: ……………………………………………………… Nhận xét: ………………………………………………………………

Nhìn chung, phiếu học tập là một công cụ bổ trợ cần thiết cho quá trình giảng dạy Ngữ văn nói chung và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói riêng. Qua các phiếu học tập, GV hướng dẫn và tổ chức cho HS học bằng cách làm việc, từ những

công việc cụ thể, vừa sức đến khám phá, phân tích… hiệu quả giờ dạy – học sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

- Sử dụng tranh ảnh, thiết bị ghi hình

Văn chương là mơn nghệ thuật ngơn từ tồn bộ thế giới nghệ thuật hiện lên gián tiếp qua ngơn từ. Vì vậy, để hiểu được tác phẩm, người đọc phải có khả năng liên tưởng, tưởng tượng. Tranh ảnh, thiết bị ghi hình chỉ là những đối tượng có tác dụng hỗ trợ cho các hoạt động tư duy vừa nêu, giúp cho quá trình tiếp nhận văn học của HS được thuận lợi hơn.

Khi tìm kiếm và sử dụng tranh ảnh, thiết bị ghi hình người dạy cần chú ý một số yêu cầu sau:

- Thứ nhất, tranh ảnh, thiết bị ghi hình phải có mối liên hệ và phù hợp với kiến thức cần truyền đạt, ít nhiều có tác dụng dẫn dắt HS đến việc hiểu nội dung bài học.

- Thứ hai, tranh ảnh, thiết bị ghi hình đưa vào sử dụng phải được khai thác để phục vụ cho hoạt động dạy và học, hạn chế tối đa hiện tượng chỉ dùng với mục đích “minh họa” đơn thuần.

- Thứ ba, GV cần chủ động, khéo léo trong việc trưng ra và cất vào

Tranh ảnh, thiết bị ghi hình nên áp dụng đối với tác phẩm Vợ nhặt là: chân dung của nhà văn Kim Lân, những bức ảnh chụp về thiên nhiên, con người nông thôn...

Nhà văn Kim Lân lúc sinh thời và bức chân dung do họa sĩ Nguyễn Thị Hiền thể hiện

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân lấy cảm hứng từ nạn đói năm Ất Dậu

1945; GV nên cho các em xem những hình ảnh lịch sử có thật được ghi lại trong nạn đói khủng khiếp năm ấy. Từ đó, người học sẽ hiểu hơn về hồn cảnh lịch sử những năm ấy. Đồng thời, các em cũng sẽ nảy sinh thái độ đồng cảm, xót thương với những kiếp người như: Người vợ nhặt, Tràng và bà cụ Tứ.

Hình ảnh nạn đói năm Ất Dậu, 1945

Nguồn tư liệu này GV tự sưu tầm hoặc cho các em sưu tầm từ trên, báo, lịch... Đặc biệt, trong thời đại thơng tin phát triển như hiện nay, việc tìm kiếm các trực quan kể trên là rất dễ dàng.

Nếu GV sử dụng hợp lí và có cân nhắc trong khi giảng dạy thì tiết dạy sẽ trở nên sinh động và đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu chúng ta quá lạm dụng thì sẽ triệt tiêu khả năng tư duy của người học.

- Sử dụng bản đồ tư duy

Vận dụng bản đồ tư duy trong tiếp cận truyện ngắn Vợ nhặt nghĩa là chúng ta phải chuyển hóa những thơng tin liên quan trong bài học lên thành các mơ hình, các hình ảnh, các nhánh của sơ đồ và ngược lại.

Bài học sử dụng BĐTD với mục đích:

- Một cơng cụ gợi mở, kích thích q trình tìm kiếm kiến thức của học sinh: Với những ưu điểm của mình, BĐTD trở thành một cơng cụ gợi mở, kích thích q trình tìm tịi kiến thức của học sinh. Bước quan trọng nhất là GV giúp HS phát hiện, tìm kiếm được trung tâm sơ đồ - trọng tâm bài học. Sau đó, theo ngun lí BĐTD là ý nọ gợi ý kia dần dần giúp HS khám phá kiến thức bài học. Bằng trí tưởng tượng cùng sự tập hợp kiến thức từ các nguồn, học sinh phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, hình ảnh chính xác nhất. Khi các nhánh lớn được xây dựng GV cũng nên hướng dẫn HS sắp xếp theo thứ tự quan trọng bằng cách đánh số ở đầu mỗi nhánh. Điều đó giúp học sinh dễ dàng ơn tập sau này. Cứ làm việc theo cách đó học sinh sẽ biết cách tự mình vận động, tìm tịi khám phá, lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả.

- Một cơng cụ để củng cố, khái quát bài học của học sinh: Sau mỗi tiết học bao giờ cũng có phần củng cố, nhắc lại kiến thức trọng tâm. Với cách học truyền

thống, học sinh ghi chép kiến thức theo trật tự tuyến tính nên khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn dung lượng bài. Sử dụng BĐTD giúp các em khắc phục được hạn chế đó. Sau mỗi giờ học, khi cần củng cố kiến thức học sinh chỉ cần nhìn vào BĐTD có thể tái hiện được cơ bản toàn bộ kiến thức bài học. Đến khi ôn thi học sinh không phải mất một lượng lớn thời gian để đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần quan sát lại sơ đồ tổng thể vẫn có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chi tiết. Như thế, học sinh vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết kiệm được thời gian.

- Một công cụ để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức tổng hợp về bài học: Từ hai mục đích trên, như một hệ quả tất yếu BĐTD sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức tổng hợp về bài học. Phương pháp này không những giúp học sinh biết cách học, biết cách ghi kiến thức vào bộ não; biết nhận thức, nắm bắt vấn đề rành mạch, sâu sắc, lôgic từ luận đề đến luận điểm, đến luận cứ mà còn rèn luyện kĩ năng tư duy tổng hợp, khái quát vấn đề cho học sinh. Thể hiện bài học dưới dạng BĐTD sẽ phát huy tối đa khả năng vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học và khả năng sáng tạo của mỗi người.

Để vận dụng BĐTD vào bài học, giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài học, chuyển hố được các ý chính mang tính trọng tâm lên một bản đồ sao cho logic khoa học. Nếu giáo viên không sử dụng máy chiếu phục vụ cho tiết dạy thì sử dụng bảng phụ và vẽ các BĐTD lên bảng phụ đó. Nếu giáo viên sử dụng máy chiếu phục vụ cho tiết dạy thì bài học sẽ tiến hành thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều. Trên BĐTD được trình chiếu, những thơng tin chính khơng thể hiện đầy đủ mà để trống, hoặc phát bảng phụ cho học sinh và yêu cầu học sinh tự hình dung rồi liên kết các tri thức để vẽ bản đồ.

Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, soạn kĩ các câu hỏi hướng dẫn học bài vào vở bài tập. Suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của giáo viên.

Tiểu kết chương 2

Lý luận dạy học hiện đại nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của HS trong q trình hình thành kiến thức. Vai trị trung tâm của HS sẽ được phát huy nếu giáo viên tạo điều kiện cho HS tự khám phá tác phẩm và phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm cũng như khuyến khích sự hưởng ứng tích cực trong giờ học. Ðiều này dẫn đến việc hình thành ý kiến cá nhân của chính HS, phát triển khả năng đọc và phân tích tác phẩm. Ðể đạt được mục đích trên, các hình thức dạy và học cần phải được đa dạng hóa, làm cho HS cảm thấy hứng thú trong suốt giờ học. Với đề tài: Dạy học truyện

ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ Văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học,

người viết muốn đưa ra các phương pháp cụ thể, thiết thực trên đây trong việc dạy học nhằm vào mục đích đó. Việc sử dụng các phương pháp như thế nào, ở mức độ nào phụ thuộc vào dụng ý dạy học bài học, năng lực HS, điều kiện học tập. Ðiều này khơng có nghĩa là với điều kiện hiện nay ở các trường phổ thông: lớp đông HS với phương tiện duy nhất là bảng đen, phấn trắng các phương pháp trên không thực hiện được. Vấn đề quan trọng nhất là sự nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên, quan niệm của GV về việc dạy và học. Các phương pháp trên đây cần được sử dụng phối hợp trong quá trình dạy và học văn mới có thể tạo ra hiệu qủa cao.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỚI TÁC PHẨM VỢ NHẶT CỦA TÁC GIẢ

KIM LÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)