Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận thi pháp

2.2.2. Phương pháp dạy học nêu vấn đề

2.2.2.1. Bản chất của phương pháp dạy học nêu vấn đề

Dựa vào đặc trưng hoạt động nhận thức của học sinh (cách tổ chức hoạt động nhận thức), các nhà LLDH đã tìm ra kiểu dạy học nêu vấn đề. Phương pháp dạy học này đã chứng minh được lợi ích của nó trong dạy học hiện nay.

Dạy học nêu vấn đề là quá trình xây dựng và giải quyết một cách khéo léo hệ thống tình huống có vấn đề. Trong q trình đó, học sinh dưới sự giúp đỡ và lãnh đạo của giáo viên, nắm được nội dung bộ môn, phương thức học tập và phát triển ở mình những phẩm chất cần thiết cho một thái độ sáng tạo đối với khoa học và đời sống. Dạy học nêu vấn đề với những câu hỏi phải mang tính hệ thống liên tục, dẫn dắt học sinh từng bước khám phá ra quan điểm tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Cho nên q trình phân tích là q trình giải quyết từng bước những vấn đề đặt ra trước học sinh. Mỗi câu hỏi là một cái mốc trong quá trình khám phá đó. Câu sau bổ sung cho câu trước, câu trước chuẩn bị cho câu sau, làm thành một chuỗi những liên hệ nối tiếp nhau trong một hệ thống vấn đề, phản ánh được bản chất nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Vấn đề: có thể là những mâu thuẫn mà thiên nhiên hay xã hội đặt ra cho con người giải quyết

- Tình huống có vấn đề: trạng thái tâm lý trong đó học sinh nhận thức vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề và có khả năng giải quyết vấn đề với sự nỗ lực nhất định.

- Ưu điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đề:

+ Học sinh nắm tri thức vững chắc, sáng tạo, linh hoạt, nắm phương pháp tự học

+ Học sinh phát triển được tư duy + Học sinh xây dựng được niềm tin - Khuyết điểm:

+ Giáo viên cần có nhiều thời gian trong giảng dạy, cần nhiều điều kiện hỗ trợ.

+ Phương pháp này không phải lúc nào cũng áp dụng được.

Phương pháp dạy học nêu vấn đề khiến học sinh làm việc nhiều hơn, tích cực chủ động tìm ra kiến thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên hơn là chỉ thu nhận thông tin từ giáo viên.

Thực tế, việc vận dụng phương pháp giảng dạy nêu vấn đề trong tác phẩm văn học ln là những câu hỏi khó vì nó chứa đựng những nội dung quan trọng của tác phẩm. Để trả lời được câu hỏi, học sinh phải tổng hợp được nhiều nguồn kiến thức. Vì vậy, trước khi triển khai ở trên lớp cần có hệ thống câu hỏi phụ để học sinh chuẩn bị bài ở nhà bên cạnh hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo

khoa. Từ những câu hỏi cụ thể đó, học sinh có thể tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến câu hỏi nêu vấn đề, tránh việc học sinh bị động lúng túng.

2.2.2.2. Áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm

Vợ nhặt theo hướng thi pháp học

Tình huống và tính cách nhân vật được nhà văn Kim Lân xây dựng trong truyện ngắn Vợ nhặt đã tạo điều kiện cho việc xây dựng tính nêu vấn đề của các câu hỏi trong quá trình tìm hiểu tác phẩm.

Tình huống độc đáo của truyện ngắn Vợ nhặt được gửi gắm ngay từ cách đặt tên truyện. Một chuyện vốn rất nghiêm túc, vốn được xem là một trong những công việc trọng đại nhất của đời một con người mà lại diễn ra như một trò đùa. Một người đàn ông nghèo túng, lại xấu xí, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa từng được một người con gái nào thèm để ý đến thế mà bỗng dưng được một người phụ nữ theo về nhà làm vợ hẳn hoi. Càng lạ hơn nữa là Tràng nhặt vợ về giữa những ngày đói kém, giữa khi cái chết vì đói đang rập rình đe dọa. Kim Lân đã đem đến cho người đọc một câu chuyện nên vợ nên chồng quả là xưa nay chưa từng có. Qua tình huống ấy, nhân vật sẽ được thử thách, từ đó nhân vật bộc lộ lên những tính cách của mình. Nếu như hỏi học sinh tình huống Tràng nhặt được vợ có tác động gì đến tâm trạng bà cụ Tứ thì khơng thiếu học sinh sẽ lúng lúng trong việc trả lời. Vì vậy khi giảng dạy tác phẩm, giáo viên cần chú ý vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ giảng văn, để học sinh có thể tiếp nhận tốt hơn với tác phẩm. Tình huống của tác phẩm trở thành vấn đề tiếp nhận của học sinh.

Đặt ra câu hỏi nêu vấn đề là một biện pháp để dẫn dắt học sinh suy ngẫm, từ đó học sinh sẽ phát hiện được vấn đề sâu xa của tác phẩm. Tình huống hàm chứa được ý đồ nghệ thuật của các nhà văn và từ đó nó trở thành vấn đề tiếp nhận của học sinh. Bởi vậy khi gặp phải những tình huống lạ như trong tác phẩm Vợ nhặt,

phần lớn học sinh chưa phát hiện được ý đồ nghệ thuật của tình huống truyện. Học sinh thường trình bày lan man vì chưa thực sự nhận thức được. Từ thực tế đó, để giúp học sinh tìm tịi và khám phá về tác phẩm, giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề trong giờ đọc hiểu văn bản là việc làm cần thiết.

Khi đặt câu hỏi nêu ra tình huống trong truyện ngắn Vợ nhặt, học sinh sẽ

thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của nhân vật Tràng, từ đó cũng thấy được phẩm chất nhân hậu, niềm tin ý thức hướng tới tương lai của bà cụ Tứ. Học sinh sẽ

thấy tác dụng và vai trị của tình huống truyện. Từ đó giáo viên có thể triển khai câu hỏi nêu vấn đề:

+ Việc Kim Lân tạo dựng một tình huống như vậy có những ý nghĩa gì? + Tại sao giữa nạn đói năm 1945, ranh giới mong manh giữa cái chết và sự

sống, Tràng lại dám “nhặt” vợ?

+ Việc Tràng nhặt vợ như thế có ý nghĩa như thế nào? + Qua tình huống đó, nhà văn gửi gắm ý nghĩa gì?

Từ cách nêu vấn đề như trên, giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu ý nghĩa của tình huống truyện. Bên cạnh đó, câu hỏi cịn kích thích tâm lí học sinh, gợi ra cho các em những thắc mắc và học sinh vận dụng sự hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)