Thực trạng dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân trong chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 29 - 36)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Thực trạng dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân trong chương

chương trình Ngữ văn 12

1.2.2.1. Khảo sát thực tế

Qua thực tế khảo nghiệm về tình hình dạy học truyện ngắn Vợ nhặt ở nhà

trường hiện nay, người viết nhận thấy giáo viên chưa thực sự chú ý đến hướng tiếp cận thi pháp học đối với truyện ngắn Kim Lân. Hầu như giáo viên chỉ tập trung vào giảng dạy tình huống truyện và diễn biến tâm lý các nhân vật mà không chú ý tới các đặc trưng thi pháp khác của tác phẩm khiến cho hiệu quả bài học chưa cao, chưa khơi gợi được hứng thú ở người học.

Để tìm hiểu thực trạng dạy và học truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân

trong chương trình THPT lớp 12, người viết đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế việc dạy và học truyện ngắn này tại 2 trường THPT.

- Thời gian khảo sát: Học kì II năm học 2015 – 2016

- Đối tượng khảo sát: Người viết tiến hành khảo sát đối với các đối tượng cơ bản tham gia trực tiếp vào quá trình dạy và học trong nhà trường với mặt bằng trình độ, học lực tương đương nhau gồm có:

+ Giáo viên bộ môn Ngữ văn trường THPT Vũ Duy Thanh, Yên Khánh, Ninh Bình và trường THPT Tơ Hiến Thành, Đống Đa, Hà Nội

+ Học sinh: Học sinh khối lớp 12 của trường THPT Vũ Duy Thanh, n Khánh, Ninh Bình và trường THPT Tơ Hiến Thành, Đống Đa, Hà Nội

Phương pháp khảo sát: + Phát phiếu điều tra khảo sát + Tổng hợp, phân tích số liệu

+ Nghiên cứu các bài kiểm tra viết của học sinh về truyện ngắn Vợ nhặt

trong q trình học trước đó

+ Nghiên cứu giáo án và trao đổi với giáo viên + Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo

1.2.2.1.1. Khảo sát đối tượng giáo viên

Đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường đã được đề cập từ khá lâu nhưng việc áp dụng vào dạy học như thế nào, giảng dạy trên lớp ra sao vẫn còn nhiều điểm cần xem xét. Thái độ của học sinh với việc tiếp cận tác phẩm và tình trạng học sinh tiếp thu bài học như thế nào có một phần ảnh hưởng khơng nhỏ từ phía người dạy. Do đó, việc hiểu thế nào cho hợp lý các giá trị của tác phẩm, tiếp cận tác phẩm từ góc độ nào, phương cách giảng dạy ra sao cho vừa đủ lượng tri thức, vừa có tính gợi mở để kích thích tư duy của người học luôn là vấn đề cần được bàn bạc, nâng cấp.

Để có được kết quả tương đối xác thực về phương pháp dạy học tác phẩm Vợ

nhặt của Kim Lân theo hướng tiếp cận thi pháp học, người viết đã tiến hành điều tra

khảo sát GV bằng phiếu ghi sẵn câu hỏi với số lượng người tham gia khảo sát cụ thể là:

- Trường THPT Vũ Duy Thanh: 6 giáo viên - Trường THPT Tô Hiến Thành: 4 giáo viên Kết quả phiếu khảo sát GV như sau:

STT Câu hỏi Phân loại

Kết quả Số phiếu (%) THPT Vũ Duy Thanh THPT Tô Hiến Thành 1. Tơi thường cảm thấy thích Rất thích 2 (33%) 0 (0%)

khi dạy truyện ngắn? Bình thường 3 (50%) 1 (25%) Khơng thích 1 (17%) 3 (75%)

2.

Tần suất GV dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân theo hướng tiếp

cận thi pháp học?

Thường xuyên 0 (0%) 1 (25%) Thỉnh thoảng 4 (67%) 0 (0%) Chưa bao giờ 2 (33%) 3 (75%)

3. Nhận xét của GV khi sử dụng phương pháp này?

Hiệu quả 5 (83%) 2 (50%) Bình thường 1 (17%) 2 (50%) Không hiệu quả 0 (0%) 0 (0%)

4.

GV có thường kết hợp các phương pháp dạy học gợi

mở, nêu vấn đề để phát huy vai trò bạn đọc HS?

Thường xuyên 0 (0%) 0 (0%) Thỉnh thoảng 2 (33%) 1 (25%) Chưa bao giờ 4 (67%) 3 (75%)

5.

GV có thích dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp

học khơng?

Thích dạy 3 (50%) 1 (25%) Bình thường 3 (50%) 2 (50%) Khơng thích 0 (0%) 1 (25%) Nhận xét: Thơng qua phiếu khảo sát và ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo đang trực tiếp giảng dạy, người viết nhận thấy một số thực trạng tồn tại như sau:

- GV chỉ chú trọng khai thác nội dung mà không chú trọng đến các phương diện đặc trưng thi pháp tác phẩm, không hỗ trợ được người học tiếp thu tác phẩm một cách có chiều sâu.

- GV cũng chưa có thói quen tìm kiếm và cho học sinh sưu tầm các tác phẩm cùng thể loại để mở rộng sự hiểu biết, liên tưởng, so sánh đối với HS.

- Nhiều GV còn áp đặt cảm nhận của HS về tác phẩm theo những tiền đề nội dung có sẵn làm kìm hãm sự sáng tạo trong tư duy của người học.

1.2.2.1.2. Khảo sát đối tượng học sinh

Tiếp nhận tác phẩm văn chương ở bạn đọc nói chung, ở học sinh nói riêng là một q trình phức tạp, gồm nhiều khâu, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố.

Thông qua hoạt động đọc và học tác phẩm trên lớp, bước đầu các em HS hiểu được nội dung tác phẩm và nhận biết được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

Để hiểu rõ hơn thực trạng tiếp thu các vấn đề xung quanh tác phẩm Vợ nhặt theo hướng tiếp cận thi pháp học, người viết tiến hành khảo sát đối tượng học sinh dựa trên phiếu khảo sát có mẫu dưới đây với số lượng HS tham gia như sau:

- THPT Vũ Duy Thanh: 40 học sinh - THPT Tô Hiến Thành: 30 học sinh Kết quả khảo sát thu được cụ thể như sau: Kết quả phiếu khảo sát HS:

STT Câu hỏi Phân loại

Kết quả Số phiếu (%) THPT Vũ Duy Thanh THPT Tô Hiến Thành 1. Em đã được học tác phẩm truyện ngắn nào chưa?

Đã được học 40 (100%) 30 (100%) Chưa từng học 0 (0%) 0 (0%)

2.

Thái độ của em khi được học truyện ngắn Vợ nhặt của nhà

văn Kim Lân?

u thích 9 (22,5%) 10 (33%) Bình thường 62,5% 25 63% 19 Khơng thích 6 (15%) 1 (3%) 3. Em có hiểu biết về các vấn đề nghệ thuật trong truyện ngắn

không? Rất hiểu 0 (0%) 0 (0%) Hiểu mơ hồ 35 (87,5%) 28 (93%) Không hiểu 5 (12,5%) 2 (7%) 4.

Khi dạy học truyện ngắn Vợ

nhặt của Kim Lân, GV có áp

dụng các phương pháp dạy

Hứng khởi 0 (0%) 0 (0%) Bình thường 30 (75%) 19 (63%)

học gây sự hứng khởi cho HS

không? Nhàm chán 10 (25%) 11 (37%)

5.

Em đã từng được học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân với hướng tiếp cận các giá trị

nghệ thuật của tác phẩm chưa? Đã từng 25 (62,5%) 20 (67%) Chưa từng 15 (37,5%) 10 (33%) Nhận xét: Cùng với việc khảo sát, người nghiên cứu đã tiến hành dự giảng một số tiết dạy truyện ngắn Vợ nhặt cũng như những truyện ngắn khác trong

chương trình Ngữ văn 12 trên địa bàn khảo sát và rút ra những nhận xét dưới đây: - HS đã nhận thức được nội dung chính của tác phẩm cũng như khám phá thành công một vài yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn.

- Ngoài những yếu tố như nhân vật, cốt truyện, tình huống truyện, HS còn mơ hồ về những yếu tố thi pháp như khơng gian, thời gian, điểm nhìn nghệ thuật, ngơn ngữ, giọng điệu, kết cấu truyện.

- Qúa trình tiếp thu bài học trên lớp của HS cịn khá thụ động, chủ yếu thơng qua việc giảng bài của GV.

1.2.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của

tác giả Kim Lân trong chương trình Ngữ văn 12

1.2.2.2.1. Thuận lợi

Là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nhà văn Kim Lân đã tạo dựng được một vị trí khá vững chắc trong nền văn xi hiện đại Việt Nam. Một số tác phẩm của Kim Lân như Làng và Vợ nhặt được đánh giá cao và xếp vào loại gần như “thần bút”.

Ngay từ bậc THCS, các em học sinh đã được tiếp cận với phong cách Kim Lân thông qua truyện ngắn Làng và có phản hồi rất tích cực. Do đó, khi truyện ngắn Vợ nhặt được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT lớp 12, khoảng cách giữa

nhà văn, tác phẩm và người đọc về mặt ngơn ngữ, tư duy nghệ thuật khơng cịn là quá lớn.

Bên cạnh đó, khoảng cách khơng gian, thời gian và mơi trường sống và hình tượng nhân vật được tái hiện trong tác phẩm thật sự gần gũi với đời sống sinh hoạt của người Việt Nam. Do đó, khi tìm hiểu truyện ngắn Vợ nhặt thì rào cản thời đại,

văn hóa hầu như là khơng gây ảnh hưởng, áp lực lên việc dạy và học.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, môn Ngữ Văn đã được trang bị thêm những phương tiện dạy học mới mẻ, sinh động với âm thanh,

hình ảnh, các bộ phim góp phần nâng cao hiệu quả và mang một luồng sáng mới hấp dẫn học sinh.

Bên cạnh đó, các phương pháp dạy học mới cũng hứa hẹn sẽ tạo ra những kích thích mạnh mẽ, làm tăng hứng thú dạy học, tiếp nhận của GV và HS.

1.2.2.2.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, cũng có khơng ít khó khăn khi bắt tay vào dạy học truyện ngắn Vợ nhặt. Thứ nhất, đây là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Kim Lân, đã có lối mịn trong giảng dạy bằng phương pháp cũ và chưa có sự chú trọng về những kiến thức thi pháp trong tác phẩm.

Thứ hai, các tác phẩm truyện ngắn được đưa vào giảng dạy ở phổ thông chiếm 3/4 số lượng các tác phẩm trong chương trình. Điều này phản ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so với những thể loại văn xuôi khác trong đời sống văn học của chúng ta. Mặc dù vậy, việc phân tích giảng dạy truyện ngắn cịn chưa chú ý đúng mức và chưa làm nổi bật đặc trưng thể loại.

Thứ ba, tồn bộ tác phẩm có dung lượng dài, nên bên cạnh việc nắm bắt các vấn đề cốt lõi, GV khai thác khơng sâu rộng thì sẽ dễ phá vỡ tính chỉnh thể của tác phẩm và trượt khỏi ý đồ của tác giả.

Thứ tư, khoảng cách lịch sử, hoàn cảnh lịch sử mặc dù chỉ trải qua mấy chục năm nhưng ít nhiều đã có sự thay đổi. Cùng với điều đó là các rào cản về tâm sinh lý lứa tuổi, nhu cầu thẩm mỹ, thời đại,… cũng khiến cho việc tiếp cận tác phẩm còn nhiều hạn chế.

Tiểu kết chương 1

Thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong nghiên cứu văn học thế kỷ XX, XXI, tuy có cội nguồn xa xưa nhưng đã được cải tạo triệt để, mang nội dung mới, rất đa dạng về quan niệm, phương pháp, đồng thời tự nó cũng biến đổi nhanh chóng trong lịch sử.

Thi pháp học rất cần thiết trong việc nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phổ thơng. Nó giúp chúng ta khám phá một cách chính xác cấu trúc hình thức mang tính nội dung của tác phẩm văn học, phục vụ cho việc tìm hiểu nội dung tác phẩm một cách đích thực, hồn tồn khơng có sự gán ghép hoặc cảm nhận thiếu cơ sở. Bên cạnh đó, thi pháp học cịn giúp bạn đọc hiểu đủ, hiểu đúng các tác phẩm văn chương trong quá trình phát triển tư duy nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn chương, nhưng khơng sa vào hình thức chủ nghĩa.

Việc áp dụng lý thuyết của thi pháp học vào dạy một tác phẩm văn học cụ thể đang là yêu cầu cấp thiết khi nhìn vào thực trạng thiếu khả quan của dạy học văn học trong mơn Ngữ văn nói chung và dạy học truyện ngắn nói riêng trong thời gian vừa qua. Đó cũng là cách thay đổi tư duy dạy văn truyền thống khi môn Ngữ văn đã và đang dần mất đi vị trí và vai trị của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân.

CHƯƠNG 2

TÍCH CỰC HĨA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VỢ

NHẶT CỦA TÁC GIẢ KIM LÂN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP

HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 29 - 36)