Phương pháp đàm thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận thi pháp

2.2.3. Phương pháp đàm thoại

2.2.3.1. Những vấn đề chung về phương pháp đàm thoại

Đàm thoại là một trong những phương pháp dạy học sáng tạo và tích cực đã được đưa vào vận dụng trong giảng dạy ở các trường phổ thơng hiện nay. Có thể nói, dạy học bằng phương pháp đàm thoại là con đường nâng cao chất lượng dạy và học, giúp GV hình thành kiến thức cho HS trên cơ sở những câu hỏi gợi mở, quá trình đàm thoại giữa GV và tập thể HS và giữa HS với nhau.

Tác giả Bùi Thị Mùi, trong quyển “Giáo trình lí luận dạy học” đã đưa ra định nghĩa về phương pháp đàm thoại như sau: “Phương pháp hỏi đáp (vấn đáp, đàm

thoại) là phương pháp giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời nhằm giúp học sinh tiếp thu tri thức mới; củng cố, ôn tập để mở rộng, đào sâu tri thức đã học; vận dụng tri thức hình thành kĩ năng, kĩ xảo và kiểm tra mức độ nắm tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh”.

Bên cạnh đó, trong quyển “Phương pháp dạy học”, tác giả Phan Trọng Luận cũng đã có đưa ra định nghĩa về phương pháp đàm thoại như sau: “Phương pháp

vấn đáp là quá trình tương tác giữa người dạy với người học, được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được người dạy và người học đặt ra. Kết quả là dưới sự dẫn dắt của người dạy, người học thể hiện sự suy nghĩ, ý tưởng của mình; khám phá và lĩnh hội được đối tượng học tập”.

Như vậy, các định nghĩa trên tuy được diễn đạt khác nhau, nhưng đều có chung một quan niệm thống nhất khi cho rằng dạy học đàm thoại là phương pháp

rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS, thể hiện mối quan hệ tương tác qua lại giữa người dạy với người học và giữa người học với nhau. Trong giờ dạy học theo phương pháp đàm thoại, HS không chỉ tái hiện lại được kiến thức mà còn rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào trong những tình huống mới.

- Ưu điểm của phương pháp đàm thoại:

+ Đó là một cách có hiệu quả để điều khiển hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức.

+ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác đầy đủ gọn gàng.

+ Giúp giáo viên thu hút được tín hiệu ngược lại từ học sinh một cách nhanh chóng để kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình. Thơng qua đó giáo viên vừa có khả năng chỉ đạo nhận thức toàn lớp vừa chỉ dạo nhận thức của từng học sinh.

- Nhược điểm của phương pháp đàm thoại:

+ Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch bài học. + Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa GV và học sinh, giữa các thành viên của lớp với nhau.

Trong phương pháp đàm thoại phát hiện có yếu tố tìm tịi, nghiên cứu của học sinh. Giáo viên giống như người tổ chức, học sinh đóng vai trị phát hiện. Khi kết thúc đàm thoại, học sinh có vẻ như người tự lực tìm ra chân lý.

Thơng qua phương pháp này học sinh không những lĩnh hội được nội dung trí dục mà cịn học được cả phương pháp nhận thức và cách diễn đạt tư tưởng bằng lời nói.

Đàm thoại có thể dùng để giảng tri thức mới hoặc củng cố tri thức cũ, kiểm tra kết quả giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Tùy theo nội dung bài học, giáo viên lựa chọn các hình thức đàm thoại phù hợp. Sau khi lựa chọn hình thức đàm thoại phù hợp, giáo viên phải lựa chọn những hình thức đặt câu hỏi phù hợp với nó để xác định loại câu hỏi cần nêu ra như đúng hay sai?, tại sao?, như thế nào?, cảm nhận ra sao?.... Khi đặt câu hỏi, cần có những thay đổi nhất định để tránh sự ức chế, tăng yếu tố kích thích hưng phấn tư duy của học sinh.

2.2.3.2. Áp dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học tác phẩm Vợ nhặt

Như đã trình bày ở trên, cốt lõi của phương pháp đàm thoại là hình thức thảo luận thơng qua hệ thống câu hỏi gợi tìm. Nếu giáo viên khơng chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi, quá trình đàm thoại sẽ trở nên nhạt nhẽo. Hệ thống câu hỏi bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu là một cái mốc trong quá trình khám phá tác phẩm, câu hỏi sau bổ sung cho câu hỏi trước, câu hỏi trước chuẩn bị cho câu hỏi sau làm thành một chuỗi những liên hệ nối tiếp trong một hế thống vấn đề. Đối với việc dạy học tác phẩm Vợ

nhặt, người viết xin giới thiệu một số loại câu hỏi sau:

- Câu hỏi phát hiện

Là loại câu hỏi yêu cầu học sinh nhận diện được các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,… hoặc xác định được các phương thức biểu đạt trong tác phẩm.

Cách cấu tạo của câu hỏi này có hai dạng:

+ Hãy tìm trong văn bản Vợ nhặt những chi tiết, hình ảnh miêu tả ngoại

hình nhân vật Tràng.

+ Hãy phát hiện những tín hiệu nghệ thuật trong đoạn văn bản Tràng và thị

đi về qua xóm ngụ cư.

- Câu hỏi cảm xúc

Là hình thức câu hỏi phản ánh trực giác của người đọc. Học sinh bị tác động bởi nội dung và hình thức của tác phẩm ở mức độ ấn tượng ban đầu. Loại câu hỏi này gồm có hai dạng:

+ Câu hỏi cảm xúc vật chất: là câu hỏi luôn hướng về những rung động vật chất (trạng thái tâm lý của người đọc). Ví dụ: Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim

Lân, nhân vật nào đã để lại cho anh/chị nhiều ấn tượng nhất?

+ Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật: là những câu hỏi hướng về những rung động ban đầu tác động bởi hình thức nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. Ví dụ: Hình ảnh nạn đói

năm 1945 được tái hiện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã để lại cho anh/chị những cảm xúc gì? Đoạn văn nào, chi tiết nào của tác phẩm gây xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho anh/chị? Tại sao?

- Hệ thống câu hỏi hình dung, tưởng tượng

Những câu hỏi hình dung, tưởng tượng giúp học sinh xác nhận sự hình dung của mình dưới sự tác động của hình tượng văn học. Nó giúp học sinh vận dụng trí nhớ, huy động kinh nghiệm cá nhân, hướng HS và hiện thực tâm lý của tác phẩm

bằng những yêu cầu trả lời kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa tác phẩm với nội dung bài học. Ví dụ: Anh/chị hãy tái hiện lại bối cảnh không gian và thời gian ở xóm ngụ cư khi Tràng dẫn người vợ nhặt về nhà.

- Hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung và hình thức tác phẩm

- Hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung truyện ngắn Vợ nhặt ứng với ba mức độ từ thấp đến cao để thâm nhập tác phẩm. Từ khả năng kể lại cốt truyện đến việc

phân tích lý giải các sự kiện, biến cố đối với nhân vật và đối chiếu so sánh để có

những suy diễn đối lập. Ví dụ: Tại sao nhà văn Kim Lân lại lấy tên nhan đề là “Vợ

nhặt” cho truyện ngắn này của mình? Hoặc Vì sao người vợ nhặt lại mất đi vẻ chao chát, chỏng lỏn từ khi quyết định làm vợ Tràng?

- Hệ thống câu hỏi hiểu biết hình thức tác phẩm

Câu hỏi về hình thức của tác phẩm gợi ý cho HS đi sâu vào khám phá các chi tiết nghệ thuật và cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm. Loại câu hỏi này gồm có:

+ Câu hỏi về chi tiết hình thức nghệ thuật tác phẩm + Câu hỏi về cấu trúc hình thức tác phẩm

Ví dụ: Anh/chị hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn

Kim Lân thông qua việc phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt.

Hoặc: Tác giả Kim Lân đã xây dựng tình huống độc đáo trong Vợ nhặt bằng

cách nào? Tình huống truyện này có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?

- Câu hỏi ngồi văn bản và vai trị của người tiếp nhận

Câu hỏi ngoài văn bản là hệ thống những câu hỏi nằm ngoài văn bản hoặc cho thấy những hiểu biết của người học về các vấn đề liên quan đến văn bản.

Anh/chị hãy nêu khái niệm điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn là gì?

Hoặc: Trình bày những hiểu biết khái quát của anh/chị về phong cách nghệ thuật Kim Lân.

- Câu hỏi so sánh, khái quát

Hướng triển khai chung của các câu hỏi so sánh, khái quát là tìm những điểm tương đồng, sự khác biệt của các đối tượng để khái quát nên những vấn đề chính của tác phẩm. Ví dụ:

Nhân xét của anh/chị về nghệ thuật miêu tả nhân vật và xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân qua truyện ngắn Vợ nhặt.

Hoặc: Phân tích sự giống và khác nhau trong tâm trạng các nhân vật Tràng,

bà cụ Tứ và người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt.

Như vậy, bằng con đường đàm thoại, gợi mở GV sẽ tạo cho lớp học một khơng khí tự do tư tưởng, tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của mình: mạch kín của giờ dạy được bộc lộ rõ ràng. Những tín hiệu phản hồi được báo lại cho GV kịp thời trong khi lên lớp. Giờ dạy văn, học văn có được khơng khí tâm tình, trao đổi thân mật về những vấn đề cuộc sống do nhà văn nêu lên. Mối liên hệ giữa nhà văn, GV, HS được hình thành ngay trong lớp học, điều mà các giờ dạy theo phương pháp diễn giảng khó có được. Thế giới HS ít xa lạ với giáo viên. Và cũng chính qua đàm thoại, GV hiểu con người HS cụ thể hơn. Tính cách, phẩm chất trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phong cách người HS được bộc lộ rõ rệt qua đàm thoại. Năng lực độc lập làm việc, óc tìm tịi suy nghĩ, thói quen giao tiếp xã hội của HS được phát huy một cách tích cực. Khơng khí thụ động của giờ học được giảm bớt rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 71 - 75)