Giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 84 - 93)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Giáo án thực nghiệm

Từ thực trạng dạy học truyện ngắn Vợ nhặt ở chương trình Ngữ văn lớp 12 thuộc bậc Trung học phổ thơng, cùng nhiều vấn đề lý luận đã trình bày ở chương I và chương II, người viết tiến hành thiết kế giáo án dạy học truyện ngắn Vợ nhặt

theo hướng thi pháp học nhằm phát huy tính sáng tạo cũng như vai trò chủ động tiếp nhận tác phẩm văn học của HS. Giáo án được thiết kế bám sát hướng tiếp cận thi pháp học.

Dưới đây là giáo án thực nghiệm dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn

Kim Lân:

VỢ NHẶT

Kim Lân

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Giá trị nghệ thuật của tác phẩm: HS phân tích được sáng tạo nghệ thuật xuất sắc và độc đáo của tác giả ở truyện ngắn Vợ nhặt, đặc biệt là trong nghệ thuật trần thuật, việc tổ chức tình huống, diễn tả tâm lí nhân vật, tạo khơng khí và dựng đối thoại, điểm nhìn trần thuật.

- Giá trị nội dung của tác phẩm: HS hình dung cụ thể sự khủng khiếp của nạn đói ở nước ta năm 1945 và tội ác diệt chủng của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật. Cảm nhận được niềm khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống của người dân lao động.

2. Kỹ năng

- Biết cách đọc hiểu một tác phẩm, phân tích các giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện ngắn.

- Làm quen với hướng tiếp cận truyện ngắn hiện đại từ góc độ thi pháp học.

3. Thái độ

- Đồng cảm với con người trong hoàn cảnh éo le, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người…

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên

- Dự kiến biện pháp tổ chức cho học sinh phân tích truyện ngắn Vợ nhặt. - Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu có liên quan đến bài học.

- Chuẩn bị các phương tiện dạy học.

2. Học sinh

Chủ động soạn bài trước khi lên lớp, thực hiện các yêu cầu của giáo viên, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, bảng phụ theo nhóm được phân chia từ trước dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP

Đọc hiểu văn bản kết hợp các phương pháp theo hướng tiếp cận thi pháp học: + Phương pháp diễn giảng

+ Phương pháp nêu vấn đề + Phương pháp đàm thoại + Phương pháp trực quan

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 3. Dạy học bài mới

* Giới thiệu bài mới * Nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Mục tiêu cần đạt

I. Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TIỂU DẪN (9 phút)

- Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn và rút ra ý chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác HS đọc SGK và trình bày các ý chính về tác giả và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Kim I. TIỂU DẪN 1. Tác giả: Kim Lân (1920 - 2007): thành công về đề tài nông thôn và người nơng dân; có một số tác phẩm có giá trị về đề tài này.

của nhà văn Kim Lân. - Thuyết giảng thêm:

+ KL được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

+ Là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thơn và hình tượng người nơng dân nghèo rất gần gũi với sinh hoạt của ông - những con người gắn bó tha thiết với quê hương Cách mạng.

+ KL được coi là nhà văn của người nông dân Bắc bộ với những phong tục, văn hoá cổ truyền, đời sống làng quê.

* GV sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh để giới thiệu cho HS hiểu thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam năm 1945.

Lân. 2. Tác phẩm:

Vợ nhặt (in trong tập Con chó xấu xí, 1962) được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư.

II. Hoạt động 2:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (60 phút)

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Thao tác 1: GV hướng dẫn HS đọc văn bản truyện Vợ nhặt trong SGK

(5 phút)

Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cốt truyện và kết cấu tác phẩm (10 phút)

GV đưa ra câu hỏi:

- Theo em, cốt truyện của tác phẩm kể lại điều gì? Nhân vật chính trong tác phẩm là những ai? Họ có số phận như thế nào?

- Kết cấu của truyện được xây dựng như thế nào?

- Học sinh thảo luận theo nhóm đã được phân chia từ trước.

- Học sinh trả lời câu hỏi của GV đưa ra bằng hình thức phát biểu

- Cốt truyện

Câu chuyện kể về cuộc sống của những người dân nghèo xóm ngụ cư giữa năm đói 1945. Trong đó, nhân vật Tràng (nhân vật chính) “nhặt” được một người phụ nữ về làm vợ. Từ đó, gia đình Tràng u thương, đùm bọc nhau giữa những ngày đói và cùng hướng về một tương lai tốt đẹp hơn. - Kết cấu

+ Khơng theo trình tự thời gian. Hiện tại và quá khứ đan xen với nhau.

+ Kiểu kết thúc mở

Thao tác 3: GV hướng dẫn HS tóm tắt tác phẩm (10 phút)

- GV đưa ra yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm ngắn gọn nhất trong khoảng từ 3 đến 5 câu. - GV phát cho mỗi HS một tờ giấy để HS ghi tên và phần trình bày tóm tắt HS suy nghĩ và thực hiện phần trình bày tóm tắt tác phẩm của mình vào tờ giấy được phát theo yêu cầu của GV.

Ví dụ về phần tóm tắt:

Tràng là một anh thanh niên ở xóm ngụ cư nghèo, vừa xấu xí vừa ngờ nghệch. Trong hồn cảnh nạn đói đang diễn ra, người chết như ngả rạ, Tràng vơ tình gặp được thị và thị nhận lời làm vợ Tràng chỉ nhờ bốn bát bánh đúc. Thị theo Tràng về nhà ra mắt người mẹ già. Sau đêm tân hôn, dường như một cuộc sống mới ám áp tình yêu thương và tràn đầy hi vọng đã đến với họ.

Thao tác 4: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt (10

HS thảo luận và trả lời bằng hình thức phát

Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”:

- Nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung, tư tưởng tác phẩm

phút)

GV gợi dẫn:

Đọc Vợ nhặt, một tác giả đã

viết “Bốn bát bánh đúc thành lễ cưới thật rồi / Xin từ điển hãy thêm từ “vợ nhặt” / Ngòi bút Kim Lân tưởng đùa như khóc / Đói quắt quay nhưng tha thiết con người”

Nếu được viết thêm vào cuốn từ ấy, anh/chị sẽ ghi như thế nào trong mục từ “vợ nhặt”? Anh/chị có cảm nhận gì từ nhan đề của truyện ngắn này?

biểu theo nhóm và cá nhân

- Tràng có vợ một cách ngẫu nhiên. Người ta cưới hỏi đàng hồng cịn Tràng lại “nhặt” được vợ.

=> Thân phận con người bị rẻ rúng có thể “nhặt” về như một món đồ bỏ đi. Đó thực chất là cảnh khốn cùng của hồn cảnh. - Gia đình Tràng từ khi có người “vợ nhặt”, mọi người trở nên gắn bó, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình hơn.

=> Nhan đề vừa thể hiện thảm cảnh của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945 ở nước ta, vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc, bao dung và niềm tin, khát vọng sống hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Thao tác 5: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống truyện Vợ nhặt (10 phút)

GV gợi dẫn và đưa ra yêu cầu cho HS:

Điểm trung tâm trong sơ đồ cốt truyện là sự kiện nhân vật Tràng nhặt được vợ giữa bối cảnh nạn đói năm 1945. Từ sự kiện này, các nhân vật khác lần lượt xuất hiện trong tác phẩm tạo thành bức tranh đời

- HS suy nghĩ và trả lời theo câu hỏi yêu cầu của GV. - HS quan sát hình ảnh GV cung cấp về nạn đói 1945 và chia sẻ những hình ảnh cùng nội dung hoặc liên quan đến

Tình huống truyện:

- Tràng là một chàng trai sống ở xóm ngụ cư nghèo mà lại xấu xí, thơ kệch >< lấy được vợ >< giữa nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử.

- Tình huống Tràng nhặt được vợ đã làm cho mọi người vô cùng ngạc nhiên:

+ Trẻ con xóm ngụ cư ngạc nhiên

thực sống động trong tâm trí người đọc.

 Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Anh/chị hãy chỉ ra nét độc đáo ở tình huống truyện này.

- Giáo viên cho HS quan sát hình ảnh sưu tầm về cảnh nạn đói năm 1945. tác phẩm bản thân sưu tầm được trước đó. + Mẹ của Tràng cũng ngạc nhiên + Bản thân Tràng cũng không ngờ được, cứ ngỡ ngàng như khơng phải. Một tình huống éo le, giàu kịch tính, rất độc đáo. => Tình huống truyện được xây dựng bất ngờ mà hợp lý. Qua đó, phản ánh:

+ Giá trị hiện thực: tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.

+ Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái cưu mang đùm bọc lẫn nhau, khát vọng hướng tới cuộc sống và hạnh phúc. Điều mà Kim Lân muốn nói là trong bối cảnh bi thảm, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn muốn cứ được là con người.

Thao tác 6: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn

Vợ nhặt

(15 phút)

GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Tràng và người vợ nhặt và bà cụ Tứ thông qua các đặc điểm ngoại hình, tâm trạng, tính cách.

- HS tìm kiếm thông tin trong SGK - Rút ra kết luận và điền vào bảng biểu GV cung cấp. - HS thảo luận nhóm - HS trả lời và giải quyết vấn

- Bảng thống kê lai lịch, ngoại hình, tính cách nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ.

- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật:

a. Tràng và người vợ nhặt

* Bị cái đói dồn vào thảm cảnh: - Tràng

+ Đi từng bước mệt mỏi, cái đầu trọc chúi về đằng trước...

- Anh/chị hãy tìm kiếm các chi tiết nói lên lai lịch, ngoại hình, tính cách nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ (trình bày thơng tin về lai lịch, ngoại hình, tính cách nhân vật dưới dạng bảng biểu cho sẵn).

- Anh/chị hãy trình bày sự thay đổi trong tâm lý của 3 nhân vật trên trong diễn biến cốt truyện.

- Em có cảm nhận gì về cảm tình mà 3 nhân vật này dành cho nhau tại thời điểm buổi sang sau đêm thị về làm dâu? - GV nhận xét và chốt lại nhũng ý cơ bản về nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân.

giáo viên đưa ra.

vui vợ chồng phải ăn cám. - Người vợ nhặt:

+ Rách rưới, tả tơi gầy sọp, trên khn mặt lưỡi cày chỉ cịn thấy hai con mắt.

+ Khơng có nổi cái tên, khơng duy trì nổi lịng tự trọng để phải theo không Tràng chỉ sau bốn bát bánh đúc.

*Có khát khao nương tựa, gắn

bó để được tồn tại, để sống, để cho cuộc đời mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn.

- Tràng:

+ Lúc đầu: Chỉ đùa và trên đường đưa người vợ nhặt về tâm hồn tràn đầy tình nghĩa, quên ln cả mùa đói.

+ Sáng hơm sau: Cảm nhận rõ hạnh phúc "Thấm thía cảm động" của mái ấm gia đình.

- Người vợ nhặt:

+ Lúc đầu: Chỉ định gắn với Tràng để tồn tại qua mùa đói. + Sáng hơm sau: Cuộc sống gia đình thay đổi thị, biến thành

"người đàn bà hiền hậu, đúng mực, khơng có vẻ gì chao chát chỏng lỏng".

* Tràng và người vợ nhặt có sự hi vọng, tin tưởng vào tương lai:

-Tràng nghĩ đến chuyện tu sửa nhà cửa, sinh con, đẻ cái, lo lắng cho vợ con sau này, đám người phá kho thóc Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ tượng trưng cho Việt Minh.

- Người vợ nhặt cùng mẹ chồng quét tước, thu dọn nhà cửa, sân vườn mong mang lại một sinh khí mới. Nói đến chuyện các vùng khác khơng cịn đóng thuế, phá kho thóc Nhật, chuyện Việt Minh.

b. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ:

* Ngạc nhiên:

-Đứng sững lại hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn, quay nhìn Tràng khơng hiểu (thấy người đàn bà bên Tràng).

-Băn khoăn ngồi xuống giường khi nghe người đàn bà chào. * Lo âu, thương cảm, tủi thân: - Cúi đầu, kẽ mắt rĩ xuống hai dòng nước mắt (buồn vì khơng lo nổi đám cưới cho con, sợ con và dâu "có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng").

- Nghẹn lời, nước mắt "cứ chảy xuống ròng ròng".

* Hi vọng tin tưởng ở tương lai: -Nói đến chuyện ni gà, chuyện sẽ có một đàn gà nay mai. Nói đến triết lí "ai giàu

ba họ ai khó ba đời" để động

viên con và dâu về một viễn cảnh thốt đói nghèo.

-Thu dọn, quét tước nhà cửa, sân vườn mong mang lại một sinh khí mới. Hoạt động 3: Tổng kết văn bản (10 phút) III. Tổng kết Thao tác 1: GV hướng dẫn HS nhận xét về nội dung (5 phút)

GV đưa ra câu hỏi:

- Ấn tượng của anh/chị về nội dung tác phẩm như thế nào?

HS suy nghĩ và trả lời

1. Nội dung:

- Giá trị nhân đạo: Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. - Giá trị nhân đạo: Đặc biệt thể hiện được tấm lịng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.

Thao tác 2: GV hướng dẫn HS nhận xét về nghệ thuật (5 phút)

GV đưa ra câu hỏi:

- Em hãy nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân: Cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngơn ngữ...

HS suy nghĩ và trả lời

2. Nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn:

+ Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ

+ Khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hồn cảnh và tính cách nhân vật.

- Dựng cảnh chân thật, sinh động, đặc sắc: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…

- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật. - Ngôn ngữ nông thôn mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi.

Hoạt động 4: Củng cố và luyện tập (5 phút)

- GV và HS chốt lại ý chính của bài học về nội dung và nghệ thuật

+ GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm 1 đoạn: “ít lâu nay… cùng đẩy xe bò về” +GV hướng dẫn HS về nhà: Viết một đoạn văn (khoảng 20 – 30 dịng) phân tích một chi tiết hoặc một hình ảnh mà em thích khi đọc truyện ngắn Vợ nhặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 84 - 93)