CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Thực nghiệm cụ thể bài học
3.2.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi dạy đối chứng và thực nghiệm, kiểm tra kết quả học tập của học sinh, thăm dò ý kiến của học sinh và giáo viên dự giờ, người viết sơ bộ có những đánh giá sau:
- Học sinh thuộc lớp dạy theo giáo án thực nghiệm có biểu hiện chủ động hơn trong quá trình tiếp cận bài học, có kết quả hiểu bài cao hơn so với lớp đối chứng.
- Việc vận dụng hướng dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp học đã đem lại những kết quả ban đầu khả quan về một số phương diện sau:
+ Tỷ lệ học sinh nắm vững kiến thức sau giờ học đạt khá + Tạo được khí thế học tập sơi nổi
- Kết quả thăm dị học sinh và giáo viên dự giờ thực nghiệm cho thấy những phản hồi rất tích cực. Đa số đều thấy cách dạy học này mới, khác hẳn với kiểu dạy tác phẩm văn học theo kiểu khai thác phần nội dung tư tưởng trước sau đó mới đi vào tìm hiểu một vài nét đặc sắc nghệ thuật. Kiểu dạy học mới này đi từ nghệ thuật đến nội dung, hơn nữa nghệ thuật lại được xem xét một cách hệ thống, bám sát những đặc trưng phong cách nghệ thuật của tác giả. Dạy học theo cách này, một tác phẩm văn chương mới thực sự được giải mã một cách khoa học và được đặt đúng vị trí của một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Hơn nữa sau mỗi giờ học, ngoài việc nắm vững kiến thức bài học, học sinh còn nắm vững được một số lý thuyết thi pháp học, từ đó giúp hình thành năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
- Một số ý kiến cho rằng cách dạy học này khó tiếp nhận đối với học sinh có năng lực yếu kém.
Với hệ thống lý thuyết lý luận và tư duy không đơn giản của thi pháp học, nhiều học sinh tiếp thu chậm rất khó khăn trong việc theo kịp tiến độ của bài học. Do đó, các em tỏ ra rất thụ động trong quá trình bài học diễn ra.
Người viết hi vọng với việc phát huy những thế mạnh, khắc phục dần những nhược điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc từ lần thực nghiệm này, những lần thực nghiệm sau theo hướng tiếp cận này sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
Tiểu kết chương 3
Qua hoạt động thiết kế giáo án thể nghiệm, tiến hành dạy học thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm, người viết thấy rằng hướng dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp học hồn tồn có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Áp dụng hướng dạy học này trong chương trình dạy học môn Ngữ văn tại bậc trung học phổ thơng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn, hình thành ở người học năng lực cảm thụ văn học một cách khoa học và giàu tính nghệ thuật. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả khả quan ban đầu, hướng dạy học này vẫn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục. Người viết hi vọng trong thời gian tới, với việc điều chỉnh và hồn thiện đề tài, tính khả quan của luận văn sẽ được nâng cao hơn nữa.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Vợ nhặt của Kim Lân là một tác phẩm xuất sắc, bình dị mà đi vào lòng
người. Cùng với vẻ đẹp của tư tưởng, tác phẩm còn hấp dẫn bạn đọc bởi nghệ thuật viết truyện tài hoa của người nghệ sĩ. Với sự kết hợp hài hòa của giá tri tư tưởng và nghệ thuật, Vợ nhặt xứng đáng là một tác phẩm xuất sắc của nền văn học hiện đại
Việt Nam. Chính vì thế suốt hơn nửa thế kỉ qua Vợ nhặt không chỉ là đối tượng
nghiên cứu của giới văn học nghệ thuật mà còn là đối tượng để giảng dạy trong nhà trường THPT. Tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 12, tập 2 với nhiều bình diện khai thác phong phú và thú vị như: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện độc đáo,… Trong khi đó, trình độ nhận thức của học sinh cịn hạn chế, vốn ngơn ngữ ít ỏi, kiến thức văn hóa xã hội hạn hẹp… khiến cho việc tiếp thu văn bản cịn gặp mn vàn khó khăn.
Xuất phát từ u cầu hiện đại hóa các mơn học trong nhà trường phổ thông, yêu cầu khắc phục thực trạng dạy học kém hiệu quả đối với mơn Ngữ văn nói chung cũng như dạy học truyện ngắn hiện thực 45 – 54 nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu cấp thiết, mang tính đột phá nhằm đưa mơn Ngữ văn đến đúng với vai trị và vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Dựa trên lý thuyết tiếp cận tác phẩm văn chương của các xu hướng dạy hiệ đại, với đề tài Dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ Văn 12, tập 2) theo
hướng tiếp cận thi pháp học, luận văn đi sâu vào hướng dạy học tác phẩm văn chương bám sát theo tiếp cận thi pháp truyện ngắn. Đây là hướng dạy học đi sâu vào văn bản để tìm những nét đặc sắc nghệ thuật, từ đó suy ra nội dung, tư tưởng tác phẩm. Cách dạy này góp phần làm thay đổi lối mòn trong cách dạy học văn truyền thống, hướng tới nâng cao kiến thức lý thuyết nhằm hình thành năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo
- Tập huấn cho GV về đổi mới phương pháp dạy học truyện ngắn theo hướng tiếp cận thi pháp học
- Xây dựng tiêu chí rõ ràng cho một giờ dạy văn bản nghệ thuật hiệu quả.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nghiên cứu, áp dụng các phương pháp mới trong dạy học môn Ngữ văn.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc họp, hội thảo trao đổi chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên.
2.3. Đối với giáo viên
- Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp dạy tác phẩm văn học theo hướng đổi mới, nâng cao năng lực người học.
- Thường xuyên dự giờ và trao đổi chuyên môn để rút kinh nghiệm bản thân. - Quan tâm tới mong muốn của người học nhằm đạt hiệu quả cao trong giờ dạy học.
Để nâng cao chất lượng dạy và học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân cho học sinh lớp 12 chắc chắn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục và nghiên cứu, song việc dạy học tác phẩm này theo hướng thi pháp học vẫn là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế dạy học hiện nay. Tuy vậy, do khả năng còn hạn chế nên những đề xuất trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự quan tâm, trao đổi và đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo, các bạn đồng nghiệp để những vấn đề trong luận văn ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyên An (2000), Nhà văn của làng quê nước Việt, Tạp chí Nhà văn (số 5).
2. Lại Nguyên Ân (1999); 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xi hiện đại, Tạp chí
văn học (số 9).
4. Lê Tư Chỉ (1996), Để phân tích một tác phẩm truyện ngắn, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
5. Trần Ngọc Dung (1992), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kỳ đầu những năm 1930 – 1945; Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao – Luận án phó tiến sĩ, ĐHSPHN.
6. Trần Thị Khánh Dư (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nxb Giáo dục.
7. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo Dục.
8. Hương Giang (1993), Nhà văn Kim Lân nói về chuyện Vợ nhặt”, Báo Văn
Nghệ.
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
10. Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩm văn chương một sinh thể nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
11. Đỗ Đức Hiểu (1995), Thi pháp học hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 12. Kim Hoa (1994), Ngòi bút Kim Lân và sự cày xới trên cánh đồng quê,
Báo nhân dân chủ nhật (số 34).
13. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Công Hoan, Nghệ thuật viết truyện ngắn, Báo Văn nghệ (số 23- 24).
16. Phạm Văn Đồng (1973), Dạy văn là một quá trình tồn diện, Tạp chí
nghiên cứu giáo dục.
17. Nguyễn Thanh Hùng (1996), Văn học tầm nhìn biến đổi, Nxb Văn học. 18. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn dạy văn, Nxb Văn học.
19. Nguyễn Như Ý (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb giáo dục, Hà Nội.
20. Khrapchenkơ.M.B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
văn học, Lê Sơn dịch, Nxb Tác Phẩm Mới, Hà Nội.
21. Khrapchenkô.M.B (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận
nghiên cứu văn học, (nhiều người dịch, Trần Đình Sử tuyển chọn và giới
thiệu), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Đức Khuông (2008), Đối thoại với các nhà văn có tác phẩm dạy
học trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Đào Khương (1987), Gặp gỡ 27 nhà văn có tác phẩm được chọn giảng
trong nhà trường, Sở giáo dục Hà Sơn Bình.
24. Đặng Thị Huy Lam, Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, Luận văn thạc sĩ,
Đại học sư phạm. TP. Hồ Chí Minh.
25. Đinh Trọng Lạc, Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Kim Lân (2004), Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 27. Kim Lân (2012), Kim Lân tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
28. Phan Trọng Luận (2002), Thiết kế bài học tích tác phẩm văn học ở nhà
trường phổ thông tập 1, 2, 3, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
29. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục.
30. Phan Trọng Luận (2008), Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương, trong cuốn “Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12”, Nxb Giáo dục.
31. Phương Lựu (Chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
34. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb giáo dục, Hà Nội. M
35. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Từ điển tác gia – tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
36. Bùi Thị Mùi (2010), Giáo trình lí luận dạy học, Trường Đại học Cần
Thơ.
37. Hồ Qúy Nghĩa (2004), Sức sống trong truyện ngắn Vợ nhặt, Báo giáo
dục và thời đại, (số 49). NG
38. Nguyên Ngọc, Đôi nét về tư duy văn học mới đang hình thành, Tạp chí văn học số 4/1990.
39. Bảo Nguyên (1997), Sử dụng ngôn ngữ - nghệ thuật đặc sắc của truyện
ngắn Kim Lân, TC Ngữ học trẻ, Nxb Hội ngôn ngữ học Việt Nam.
40. Lữ Huy Nguyên (1996), Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội. 41. G.N.Pôxpêlôp (1988), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb giáo dục, Hà Nội. 42. Nguyễn Ngọc Quyên (2010), Kim Lân – người giữ gìn những giá trị văn
hóa của dân tộc, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (số 185).
43. Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2010), Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân, Đại học sư phạm Hà Nội 2.
44. Chu Văn Sơn (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb giáo dục, Hà Nội. 45. Từ Sơn (1990), Đổi mới xã hội, đổi mới văn học, Báo văn nghệ (số 13). 46. Trần Đình Sử (2007), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Trung tâm giáo
dục từ xa, Đại học Huế.
47. Trần Đình Sử (2008), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
48. Nguyễn Quốc Thanh (2006), Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật
trong truyện ngắn Kim Lân, Luận văn thạc sĩ. ĐHSP.TP Hồ Chí Minh.
49. Trần Khánh Thành (2010), Tập bài giảng về thi pháp học cho học viên cao học, Đại học quốc gia Hà Nội.
50. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
51. Nguyễn Quang Thiều, Phỏng vấn Kim Lân về tác phẩm Vợ nhặt,
http://phanthanhvan.vnwebblogs.com, 23.04.
52. Hồng Trinh (1997), Từ kí hiệu học đến thi pháp học, Nxb Đà Nẵng. 53. Hoài Việt (1999), Nhà văn trong nhà trường Kim Lân, Nbx giáo dục, Hà
Nội.
54. Nhiều tác giả (1998); Giảng văn văn học Việt Nam 1945 – 1975; Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Bảng thống kê lai lịch, ngoại hình, tính cách nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ:
Nhân vật Lai lịch Ngoại hình Tính cách
Tràng Một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bị th, ni mẹ già.
- Xấu xí và thơ kệch:
Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười
Hai con mắt nhỏ tí, gà gà
Hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn... Còn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả cái cuời cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệnh.
- Tràng là người vô tư, nơng cạn:
+ Thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy
+ Ngay cả chuyện quan trong như lấy vợ, Tràng cũng chỉ quyết định trong chốc lát.
- Tràng là người đàn ơng nhân hậu phóng khoáng.
+ Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn. Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận.
+ Tràng sẵn sang đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê… Anh còn mua 2 hào dầu thắp để vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí.
- Tràng là một người sống có trách nhiệm. + Tràng dắt thị về ra mắt mẹ, bảo thị chào mẹ. + Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Người vợ nhặt Chẳng ai biết gốc tích của chị ta ở đâu? Cha mẹ là ai? Anh em thế nào? Chẳng ai biết gốc tích của chị ta ở đâu? Cha mẹ là ai? Anh em thế nào? Thậm chí nhân vật này khơng có tên và khi xuất hiện lúc được gọi là thị, là cô ả, lúc là người đàn bà.
Áo quần tả tơi như tổ đỉa… người gầy vêu vao, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt… Thị là hiện thân của hàng triệu con người bần cùng, đói rách, tha phương cầu thực và rồi sẽ chết gục nơi đầu đường xó chợ.
- Khi mới gặp Tràng: Thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trở nên trơ trẽn. Thị làm tất cả chỉ để được… ăn!
- Khi đã chấp nhận làm vợ Tràng:
Trên con đuờng trở về nhà của Tràng, thị thay đổi hẳn. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Thị mong sớm đến nhà “chồng” để tránh sự dòm ngó, dị nghị của mọi người. Về nhà của Tràng, thị càng khác hơn. Người đàn bà ấy có cái tị mị của nàng dâu mới. Trước
mặt người mẹ chồng, thị càng rụt rè, vẫn đứng nguyên chỗ cũ, khẽ nhúc nhích.
- Buổi sang sau đêm tân hôn:
Thị đã trở thành người vợ đảm đang. Cùng với bà cụ Tứ, thị thức dậy sớm, lo dọn dẹp nhà cửa, quét tước sân vườn sạch sẽ. Khơng những thế, thị cịn tỏ ra là người biết tu chí làm ăn, biết tính tốn cho tương lai.
Bà cụ Tứ Người mẹ già xuất thân từ xóm ngụ cư nghèo khổ
Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,”khuôn mặt bủng beo, u ám “. Những hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”,”chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật:, “lễ mễ” cũng thể hiện cụ là một người đã già, khơng cịn khỏe mạnh.
- Là một người