Một số vấn đề thi pháp trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 36)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Một số vấn đề thi pháp trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

2.1.1. Cách thức sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu

2.1.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt

Khrapchenkô cho rằng: “Ngôn ngữ nghệ thuật… không phải chỉ như là cơ sở

đầu tiên của tác phẩm văn học mà còn là những hiện tượng của phong cách văn học” [20; tr.190-191]. Trong thể loại truyện ngắn, việc tổ chức ngơn ngữ có u cầu

rất cao và là một vấn đề quan trọng. Mỗi truyện ngắn là một cơng trình sáng tạo của nhà văn mà ngôn ngữ, giọng điệu là một trong các nhân tố đặc trưng tạo thành tác phẩm. Sự tổ chức truyện ngắn nhất định phụ thuộc vào nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả.

Vốn là nhà văn “của những người nông dân”, Kim Lân luôn khai thác một cách có dụng ý hệ thống từ ngữ địa phương, thuẩn Việt. Bên cạnh đó, Kim Lân không quên thổi hồn vào nhân vật của mình một “hơi thở cuộc sống” thông qua ngôn ngữ nhân vật và ngơn ngữ người kể chuyện làm sống động hình ảnh những con người lao động chân chất, đời thường. Đánh giá cao nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc của truyện ngắn của Kim Lân, tác giả Nguyên Bảo đã cho rằng: “Kim

Lân lựa chọn những từ ngữ mang hơi thở của cuộc sống hàng ngày để diễn đạt với chúng cuộc sống miền quê với những con người giản dị mà mến yêu” [55; tr.84].

Khi viết về truyện ngắn Vợ nhặt, nhà giáo Đỗ Kim Hồi đã chú ý đến tài

dùng chữ, lối viết của Kim Lân và khẳng định “Như về cái vốn liếng ngơn ngữ giàu

có đặc sắc của Kim Lân, cái lối viết văn tưởng như dễ dàng mà không dễ phỏng theo, giản dị vô cùng mà sao cứ thấy ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc” [16].

Kim Lân đã rất giỏi trong việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các lớp từ hội thoại, từ đệm, từ địa phương, thành ngữ,… để tái tạo cuộc sống hiện thực như nó vốn có, rõ nét, sinh động. Ông lựa chọn những từ ngữ mang hơi thở cuộc sống thường ngày để diễn tả chính xác, sống động cuộc sống làng quê, cuộc sống của những người lao động nghèo trong Vợ nhặt:

Ví dụ cách dùng từ đệm:

- Kể có ra, làm được dăm ba mâm thì phải đấy. Ví dụ cách dùng từ biến âm:

- Chúng mày đợi u nhá Ví dụ cách dùng từ luyến láy:

- Thì u cứ hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chệm cái đã nào Ví dụ cách dùng từ địa phương:

- Kìa nhà nó chào u

- Điêu! Người thế mà điêu

- Chè khoán đây, ngon đáo để cơ Ví dụ cách dùng thành ngữ: - Ai giàu ba họ khó ba đời - Ngoảnh đi ngoảnh lại

Kim Lân cũng đã đưa khẩu ngữ vào văn xuôi, nâng khẩu ngữ lên thành một trình độ nghệ thuật cao, giản dị mà tinh tế, nôm na mà hàm xúc:

- Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố - Chỉ được cái thế là nhanh… Dơ

Như vậy, người đọc có thể nhận thấy rõ nét rằng, các từ ngữ sinh hoạt bình dị này có mặt trong cả ngơn ngữ tác giả lẫn ngôn ngữ nhân vật của Vợ nhặt, góp

phần quan trọng vào cá tính hóa từng nhân vật bình dân trong truyện ngắn này. Trong Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân cũng đặc biệt chú trọng đến ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Với mỗi nhân vật, nhà văn đều có sự lựa chọn ngơn ngữ riêng biệt phù hợp nhằm bộc lộ bản chất, tính cách, tình cảm,… của nhân vật.

Khảo sát lời thoại của các nhân vật, người viết có thống kê như sau:

Thứ tự Tình huống giao tiếp Nhân vật giao tiếp Tổng lượt lời 1 Anh Tràng đưa người "vợ

nhặt" về qua xóm ngụ cư

Người dân xóm ngụ cư

- Anh Tràng 7

2 Tràng gặp thị lần đầu Anh Tràng - thị 3

3 Tràng gặp thị lần thứ hai Anh Tràng - thị 11 4 Trên đường Tràng đưa thị

về nhà ra mắt Anh Tràng - thị 26

Tràng với tư cách là nàng dâu mới

Tứ

6 Bữa cơm sáng sau đêm đầu tiên thị làm vợ Tràng

Anh Tràng - thị - bà cụ

Tứ 12

Ở phần đầu truyện ngắn, Kim Lân chỉ xây dựng hai cuộc thoại giữa Tràng và người dân xóm ngụ cư. Những đứa trẻ cũng sớm hiểu ra mối quan hệ giữa Tràng và thị nên đã chọc "chông vợ hài", Tràng đáp lại trong sự sung sướng "Bố ranh!". Có một cái "đầu trọc thị ra gọi giật giọng" và mời anh Tràng vào chơi, cũng chỉ để dò hỏi xem người đàn bà đi bên cạnh là ai thơi. Từ đó thể hiện thái độ của người dân xóm ngụ cư trước việc anh Tràng có vợ. Họ vừa tị mị, vừa ngạc nhiên, vừa lo lắng cho Tràng "giời đất này còn rước cái của nợ đời về”.

Kim Lân đã dành cho anh Tràng và thị hơn nửa số lượt lời đối thoại trong tác phẩm (40/78 lượt lời đối thoại) chỉ để hai nhân vật "phải duyên với nhau", tìm hiểu nhau và quyết định đến với nhau. Lần thứ nhất, anh Tràng hò vu vơ mấy câu "Muốn ăn cơm trắng mấy giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh!", thị đã "lon ton" chạy ra đẩy xe cho anh Tràng. Lần thứ hai, Tràng gặp lại thị, thị đã thay đổi nhiều quá, thị gầy sọp hẳn đi nhưng vẫn với cái vẻ cong cớn đó. Trong lần gặp lại lần thứ hai, thị là người cố tình tìm hiểu, khai thác thơng tin - những thông tin vô cùng quan trọng và cần thiết để thị có quyết định về làm vợ anh Tràng hay khơng. Có thể nói rằng trong đoạn đối thoại này, thị là người chủ động khai thác thông tin để đưa ra quyết định đi theo anh Tràng một cách chủ động; anh Tràng thì đùa cho vui, hồn tồn khơng nghĩ đến những toan tính trong suy nghĩ của thị nên khi thị "đi về" thật, Tràng lo sợ "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chẳng biết có ni nổi khơng, lại còn đèo bòng", nhưng rồi anh cũng "chậc, kệ!".

Trước mỗi cặp thoại ở buổi gặp gỡ giữa Tràng và thị là những lời dẫn thoại của tác giả miêu tả thái độ của thị: lúc cong cớn, xỉa xói, khi đon đả, ngọt ngào. Lời thoại là những phát ngơn có nội dung thơng báo trọn vẹn, đầy rẫy tính từ "nói thật hay nói khốc", "người thế mà điêu", "leo lẻo cái mồm", cách xưng hô đưa đẩy thân mật "nhà tơi", "đằng ấy", "tớ". Hình thức lời thoại đa dạng: khi là câu hỏi, khi mặc cả, lúc là lời mắng, lúc lại là lời cảm thán.

Những lời đối thoại trong buổi rước dâu lại cụt lủn, buồn tẻ, thiếu vắng từ xưng hơ. Hình thức lời thoại cũng đơn điệu: một câu hỏi và một câu trả lời. Người

đọc cũng khơng cịn bắt gặp lời dẫn thoại miêu tả thái độ cong cớn, xỉa xói, đon đả của nhân vật như ở buổi đầu gặp gỡ nữa. Những lời đối thoại cụt lủn, tẻ nhạt này chính là tâm trạng ngượng ngùng, e thẹn, âu lo của cả hai nhân vật. Khi đùa vui thì mạnh bạo gọi "nhà tôi ơi", "đằng ấy", nay theo nhau về thì vấn đề trở nên quan trọng, biết xưng hô với nhau ra sao? "Kim Lân rất tài khi viết những lời đối thoại giữa hai vợ chồng Tràng. Nó thật lửng lơ với tồn là câu nói trống khơng, nó nhấm nhẳng, dấm dẳn đến hay. Đó là cái lửng lơ, nhấm nhẳng của hai kẻ "chân đất" cùng khốn, bất ngờ trở thành vợ chồng nhanh quá, nên tới tận lúc đi bên nhau vẫn còn chưa hết lạ, chưa hết ngượng với nhau. Nhưng đó cũng là cái dấm dẳng của hai người biết rằng họ đã có nhau" [15].

Nhà nghiên cứu Đỗ Kim Hồi cho rằng "Kim Lân rất giỏi khi tả người vợ của

anh Tràng có cong cớn, rất cong cớn nữa nhưng khơng nanh nọc, có trơ trẽn, rất trơ trẽn nhưng khơng đĩ thõa. Và cái cong cớn, sưng sỉa, đanh đá, trơ trẽn kia, nó có thể sinh ra từ dốt nát, đói nghèo, tăm tối chứ tuyệt khơng sinh ra từ cái ác, cái xấu xa". Kim Lân đã trả lại cho thị cái bản tính của người phụ nữ Việt Nam. Thế

mới thấy tấm lòng nhân đạo của Kim Lân sâu sắc đến nhường nào.

Nhân vật bà cụ Tứ xuất hiện trong phần cuối của câu chuyện. Kim Lân cho bà xuất hiện trong 13 lượt lời đối thoại với con trai và con dâu, trung bình 23,5 chữ/lượt lời. Người mẹ già, mặt bủng beo, gần đất xa trời, nhưng khi hiểu ra cơ sự, bà lại là người nói nhiều nhất trong truyện. Đoạn con dâu ra mắt, bà khuyên nàng dâu "vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông trời cho khá…", rồi bà dặn con trai "Hơm nào nghỉ ở nhà kiếm lấy ít nứa về đan cái phên mà ngăn ra mày ạ" để Tràng và thị có khơng gian riêng. Trong bữa ăn sáng, bà tồn nói chuyện vui, chuyện tương lai. Bà bảo vợ chồng Tràng nuôi lấy đôi gà, "chả mấy mà có ngay đàn gà", lại cịn khoe món chè khốn "ngon đáo để", "xóm ta khối nhà cịn chả có cám mà ăn". Những lời của bà cụ Tứ là lời của một người từng trải, nhìn thấy và hiểu tất cả những cơ sự. Bà cần phải là người bình tĩnh, xua tan những lo lắng, ngượng ngùng của đôi vợ chồng trẻ, lại là người cần lạc quan hơn ai hết để động viên vợ chồng Tràng.

Nhà văn Kim Lân vô cùng tinh tế khi đưa ngôn ngữ sinh hoạt đời thường vào tác phẩm của mình một cách xuất sắc. Ngơn ngữ đối thoại của các nhân vật trong

khám phá được chiều sâu tâm lí của con người, tình người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại như một phương thức quan trọng thể hiện chân dung nhân vật, nhà văn Kim Lân cũng chú ý tới ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật.

Nhờ có ngơn ngữ độc thoại, Kim Lân đã ghi lại dấu ấn trên những nhân vật bất hủ của mình như nhân vật Tràng, nhân vật bà cụ Tứ.

- Mới đầu anh chàng cũng chợt nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có ni nổi khơng, lại cịn đèo bịng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡi một cái: - Chậc, kệ!

- Hắn nghĩ bụng: "Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...". Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình.

Kim Lân đã chọn ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ: "Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường con trai mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Khơng phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?". Đến khi nghe Tràng phân trần cắt nghĩa, bà cụ mới hiểu. Lòng bà ngổn ngang những lo âu, tủi cực, xót thương lẫn vui mừng. "Bà lão cúi đầu nín lặng". Trong lịng bà đầy những ám ảnh của một dĩ vãng nặng trĩu những đắng cay. Bà nghĩ đến ông lão, đến đứa con Út, đến cuộc đời cơ cực dài dằng dặc của mình mà thương, mà tủi cực xót xa: "Chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này. Cịn mình thì… "Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai hàng nước mắt. Nạn đói đang đe dọa, con có vợ bà lo lắng thực sự; "Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống được qua cơn đói khát này khơng". Từ xót xa, mặc cảm, lo lắng bà nghĩ tới cái may của gia đình. Bà xót thương người đàn bà lạ. Lịng người mẹ nghèo nhân hậu thấu hiểu cảnh ngộ người con gái xa lạ bỗng trở thành con dâu của mình. "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...". Nghĩ thế bà vui trong lòng, cử chỉ của bà dịu dàng, âu yếm. Nét đẹp và sự nhân hậu vốn có trong bà được tác giả Kim Lân diễn tả tinh tế qua cách sử dụng ngôn ngữ chọn lọc trong diễn tả tâm lý nhân vật, góp phầm khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nghèo Việt Nam.

Những suy nghĩ thầm kín, những dịng tâm trạng phức tạp khơng dễ gì được độc giả biết đến nếu thiếu đi những dòng độc thoại nội tâm nổi bật dụng ý nghệ thuật trong Vợ nhặt.

Như vậy, thành công nổi bật cũng là nét đặc sắc cơ bản trong ngôn ngữ của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt chính là nghệ thuật vận dụng sáng tạo hệ thống từ ngữ, cú pháp thuần Nôm giản dị mà tinh tế, hàm súc. Điều này đem đến cho lời văn nghệ thuật trong tác phẩm vẻ đẹp chân chất, bình dị mà khơng kém phần trau chuốt, có giá trị thẩm mỹ cao.

2.1.1.2. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt

2.1.1.2.1. Giọng điệu thương cảm, xót xa

Kim Lân ln nhìn nhân vật của mình với “ánh nhìn ấm áp”, chính vì vậy giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn Kim Lân chính là giọng điệu chất chứa sự cảm thương, xót xa: “Trong bóng chiều nhá nhem, Tràng đi từng bước mệt mỏi,

chiếc áo nâu tàng vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước. Hình như những lo lắng, chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của hắn”.

Với giọng kể trầm buồn, sâu lắng, Kim Lân cũng dẫn dắt người đọc bước vào không gian tăm tối của xóm ngụ cư đói nghèo, thê thảm đến thê lương: “Cái đói

đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Khơng khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.

Giọng kể đầy chua xót thể hiện phần nào thái độ nghẹn ngào, thương cảm, đau đớn của tác giả trước thảm cảnh nạn đói diễn ra ở xóm ngụ cư ấy.

Giọng điệu cảm thương ấy thể hiện rõ nhất trong đoạn “Bà lão cúi đầu nín

lặng. Bà lão hiểu rồi, lịng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng?”. Trong đoạn này, dường như có sự hịa nhập, song trùng giữa giọng điệu

nhân vật và giọng điệu người kể chuyện. Tâm trạng vừa ai ốn vừa xót thương của bà cụ Tứ bộc lộ qua hình thức câu cảm thán, câu hỏi tu từ.

Rồi cảnh bà lão lễ mễ bưng nồi chè cám trong niềm vui của người mẹ nghèo cho thấy một cảnh tượng hiếm hoi chưa từng thấy trong lịch sử.

Kim Lân đã ghi lại tất cả nỗi chua xót, tủi hờn ấy để đem đến cho người đọc sự cảm thông, đồng cảm và thương cảm cho những số phận con người nghèo khổ trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc sống giữa đói nghèo và hiểm nguy của chiến tranh.

Giọng văn này đã góp phần vào “bản giao hưởng” lúc trẩm lúc bổng Vợ nhặt những nốt sâu lắng, da diết có chút gợi buồn man mác nhưng không đẩy người ta vào chỗ tuyệt vọng, bế tắc.

2.1.1.2.2. Giọng điệu hóm hỉnh, dí dỏm

Kim Lân đã từng nói rằng “Hóm hỉnh là cái chất của tôi” và cái chất ấy cũng không bị tác giả lãng quên trong truyện ngắn Vợ nhặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn kim lân (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 36)