CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận thi pháp
2.2.1. Phương pháp diễn giảng
Dạy học tác phẩm Vợ nhặt theo hướng tiếp cận thi pháp học là một hướng đi mới chứa đựng những khái niệm cần giải thích, những định nghĩa cần minh họa và
những mối quan hệ logic cần phân tích,… Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp diễn giảng là phù hợp đối với hướng tiếp cận dạy học này.
Ngồi ra, diễn giải cịn là phương pháp tiết kiệm được thời gian, có khả năng trình bày tri thức một cách có hệ thống, kết hợp được tính logic và tính truyền cảm.
2.2.1.1. Bản chất của phương pháp diễn giảng
Diễn giảng (thuyết trình) là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học sinh học ở phổ thông trung học. Đây là một phương pháp có tầm quan trọng và được sử dụng phổ biến trong hình thức dạy học truyền thống cũng như hiện đại. Đúng như lời nói của N.K.Krupxcaia: “Trong nhà trường tối tân nhất cũng không được vất bỏ nó...”
Theo Phan Trọng Ngọ, diễn giảng là phương pháp giáo viên dùng lời và các phương tiện phi ngôn ngữ khác để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó; tạo ra sự liên kết giữa vấn đề đó với kinh nghiệm hiện có của người học, qua đó giúp người học lĩnh hội được nó.
Thơng qua diễn giảng, giáo viên trình bày những vấn đề có tính chất thời sự phức tạp và mới mẻ trong thời gian ngắn, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh.
Tuy nhiên trong quá trình diễn giảng, học sinh dễ thụ động, thần kinh mệt mỏi, càng về sau càng giảm sự chú ý của học sinh; khó cá biệt hóa việc dạy học và có thể xa rời thực tế nếu khơng biết kết hợp với các phương pháp khác.
Như vậy, diễn giảng có vai trò chủ đạo trong một chừng mực nên đối với việc dạy học, giáo viên cần biết kết hợp diễn giảng với những hình thức tổ chức dạy học khác.
2.2.1.2. Áp dụng phương pháp diễn giảng trong dạy học tác phẩm Vợ nhặt
theo hướng thi pháp học
Để việc áp dụng phương pháp diễn giảng thành công trong dạy học tác phẩm
Vợ nhặt theo hướng thi pháp học, giáo viên cần thực hiện bài giảng theo quy trình
các bước một cách khoa học nhằm gợi mở và phát triển cho học sinh hiểu rõ các khái niệm, các nội dung cần truyền đạt.
- Bước 1: Ðặt vấn đề để vào bài Vợ nhặt (SGK Ngữ văn 12, tập 2) của Kim Lân ở dạng khái quát chung nhằm tạo sự chú ý đối với học sinh. Giáo viên có thể đưa ra các liên hệ liên quan tới tác phẩm này như lịch sử nạn đói 1945 hay các vấn
đề đang diễn ra trong đời sống thực tế ở thời đại của học sinh có liên quan đến nội dung truyện ngắn như vấn đề hơn nhân, vấn đề kinh tế, chính trị…
- Bước 2: Phát biểu vấn đề bằng những câu hỏi cụ thể vạch ra trọng tâm của giảng Vợ nhặt nhằm tạo nhu cầu muốn hiểu biết của học sinh như:
+ Nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt có gì đặc biệt? hoặc Nhan đề truyện ngắn
Vợ nhặt có ý nghĩa như thế nào?
+ Tình huống truyện Vợ nhặt độc đáo ở những điểm nào?
+ Kim Lân đã thành công như thế nào trong việc xây dựng các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt?
+ Ngôn ngữ, giọng điệu của người kể chuyện và các nhân vật trong truyện
ngắn Vợ nhặt như thế nào?
+ Không gian, thời gian và điểm nhìn trong truyện ngắn Vợ nhặt có hiệu
quả như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm?
- Bước 3: Giải quyết các vấn đề đã đặt ra ở bước 2 bằng con đường qui nạp, diễn dịch (trình bày, giải thích, làm rõ vấn đề đặt ra).
Ví dụ: Để làm rõ vấn đề không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt, giáo viên cần đưa ra các phân tích về cách thức nhà văn xây khơng gian, thời gian trong tác phẩm (không gian truyện ngắn được miêu tả qua những chi tiết nào?, thời gian truyện ngắn được chọn lọc ra sao,…). Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh kết nối giữa không gian, thời gian của truyện với dụng ý tư tưởng của tác giả (việc tác giả lựa chọn những khoảng không gian và thời gian này có ý nghĩa như thế nào trong việc tạo nên thành công của truyện?). Cuối cùng, giáo viên khái quát khái niệm về không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật của truyện ngắn.
- Bước 4: Kết luận là sự kết tinh của bài giảng, sự khái quát nhất bản chất vấn đề nghiên cứu bằng những câu trả lời sắc bén.
Kết luận về những nét nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Vợ nhặt – gợi
mở phong cách sáng tác của nhà văn Kim Lân.