Khảo sát thực trạng giảng dạy truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn thuốc của lỗ tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh (Trang 45 - 51)

2.2.2.1. Đối tượng khảo sát

Để tìm hiều hình hình dạy học truyện ngắn “Thuốc” trong nhà trường phổ thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ba đối tượng cơ bản tham gia vào quá trình dạy và học trong nhà trường, đó là giáo viên, học sinh, người soạn sách giáo khoa.

Đối với giáo viên, bằng việc tìm hiểu, đánh giá, phân tích bài soạn giảng truyện ngắn “Thuốc” cùng với việc dự giảng những tiết giảng của giáo viên,

chúng tơi có thể rút ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế trong bài giảng về truyện ngắn “Thuốc” ở nhà trường trung học phổ thông hiện nay.

Học sinh với tư cách vừa là đối tượng tiếp nhận, vừa là chủ thể của quá trình dạy học, việc khảo sát cần phải đánh giá được mức độ tiếp nhận của học sinh về tác phẩm. Đồng thời nhận định rõ những yêu cầu mục đích của bài học đã đạt được ở mức độ nào.

Đối với các sách tham khảo viết về truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn chúng tôi đã xem ở một số sách của các tác giả khác nhau về những vấn đề và khía cạnh họ đề cập đến trong khi nghiên cứu về truyện ngắn “Thuốc”. Từ đó rút ra những đánh giá chung nhất về thực trạng dạy học truyện ngắn “Thuốc” hiện nay. Về tư liệu khảo sát: chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra, xem vở ghi của học sinh và giáo án của giáo viên. Qua việc phát phiếu điều tra, chúng tôi thấy rằng, đa số các em chỉ trả lời được những câu hỏi thuộc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Về vấn đề ngồi văn bản thì hầu như khơng em nào trả lời được. Khi chúng tôi tiến hành xem xét vở ghi và giáo án của giáo viên chúng tôi thấy phần lớn vở ghi của các em đều được tập trung khai thác: hình tượng chiếc bánh bao, câu chuyện ở quán trà, câu chuyện ở bãi tha ma..., từ đó làm rõ vấn đề của truyện, chứ tuyệt nhiên không em nào khai thác được yếu tố ngồi văn bản. Cịn đối với giáo án của giáo viên, chúng tôi đã khảo sát giáo án của năm 2010 và xem xét giáo án của một số năm về trước, thì cũng đều thấy chung một thực trạng, tất cả các giáo án để không khai thác các yếu tố lịch sử phát sinh của tác phẩm, mà chỉ tập chung làm rõ những nội dung văn học mà tác phẩm nói tới. Từ những tìm hiểu đó đã cho chúng ta thấy được rất rõ về thực trạng dạy học truyện ngắn “Thuốc” ở nhà trường trung học phổ thông hiện nay.

Trong q trình thực hiện đề tài chúng tơi đã tiến hành khảo sát ở lớp 12A1 của trường trung học phổ thông Thụy Hương - Kiến Thụy - Hải Phòng và lớp 12C1, 12C2 của trường trung học phổ thông Thái Phiên - Hải Phòng vào năm 2010. Cùng với việc khảo sát chúng tôi đã tham khảo một số giáo án của giáo viên trong những năm học trước để bổ sung ý kiến và đánh giá kết quả khảo sát được chính xác hơn

Tại những thời điểm và địa điểm khác nhau như vậy, kết quả khảo sát vì thế cũng mang tính khách quan và tồn diện hơn. Từ những kết quả thu được, chúng tôi đã xác định được rõ thực trạng dạy học truyện ngắn “Thuốc” trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay. Đồng thời qua đó chúng tơi cũng phát hiện được những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế và yếu kém còn tồn tại trong q trình dạy học văn nói chung, dạy học truyện ngắn “Thuốc” nói riêng.

2.2.2.3. Kết quả khảo sát

Qua việc phát phiếu điều tra ở lớp 12A1, 12C1 và 12C2, cùng với việc điều tra một số giáo viên ở hai tổ Ngữ Văn của hai trường trung học phổ thơng nói trên, chúng tơi tổng hợp được kết quả như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả khảo sát về phía giáo viên

Kết quả tổng hợp Trƣờng Thụy Hƣơng Trƣờng Thái Phiên

- Số giáo viên chỉ qua tâm tới yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm khi dạy truyện ngắn “Thuốc”

12/14 = 85.7% 10/19 = 52.6 %

tâm đến yếu tố ngoài văn bản - Số giáo viên cho việc khai thác yếu tố ngoài văn bản trong dạy học truyện ngắn “Thuốc” hiện nay là cần thiết

10/14 = 71.4 % 18/19 = 94.7 %

- Số giáo viên đưa ra các hình ảnh, tư liệu... để học sinh hình dung về hiện thực xã hội lúc bấy giờ

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả khảo sát về phía học sinh

Kết quả tổng hợp Trường Thụy Hương Trường Thái Phiên - Số học sinh không nắm

được kiến thức cơ bản về tác phẩm (Nội dung và nghệ

thuật)

22/45 = 48.8 % 4/40 = 10 %

- Số học sinh khơng nắm

được yếu tố ngồi văn bản 30/45 = 66.6 % 19/40 = 47.5 % - Số học sinh khơng có hứng

thú học tác phẩm 28/45 = 62.2 % 12/40 = 30 %

* Phân tích kết quả đã khảo sát

Qua những kết quả điều tra, chúng tôi thấy rằng: tuy môn Ngữ Văn là một môn học quan trọng trong chương trình trung học phổ thơng, nhưng học sinh lại rất lơ là và khơng có hứng thú học cũng như tiếp nhận tác phẩm. Một số em còn tỏ ra không coi trọng môn học này và dành thời gian học rất ít. Khi được chúng tơi phát phiếu điều tra thì một số em tỏ thái độ khơng đồng tình và khơng quan tâm lắm đến tác phẩm này. Còn lại các em cũng tỏ ra hiểu và nắm được tác phẩm những cũng chỉ nắm được sơ sài về phần nội dung mà tác phẩm đề cập đến, ngoài ra các yếu tố ngoài văn bản, hầu như các em chưa nắm bắt được. Những tồn tại đó là do rất nhiều nguyên nhân: chủ quan và khách quan, về phía giáo viên trong khi giảng dạy tác phẩm và học sinh trong quá trình lĩnh hội tác

phẩm... Nhiệm vụ chúng ta lúc này là làm sao tìm ra được một hướng đi mới tích cực và phù hợp.

* Đánh giá kết quả khảo sát

Trước hết, đối với giáo viên phổ thông, truyện ngắn là một thể loại rất quen thuộc và rất dễ nắm bắt cả về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên của chúng ta đa số là những người đã ra trường lâu năm nên vẫn quen soạn và giảng bài theo cách cũ nên điều này cũng hạn chế khả năng nắm bắt với cơ chế dạy học mới, giáo viên vẫn chỉ khai thác tác phẩm theo hướng truyền thống mà không mở rộng ra theo một khía cạnh khác.

Chính những hạn chế như vậy đã khiến cho việc dạy truyện ngắn “Thuốc” trong nhà trường nhiều khi không đi hết và đi sâu được vào tác phẩm. Giáo viên chỉ giảng được những gì thuộc về văn bản, đơi khi cịn phải cắt giảm đi rất nhiều cho kịp thời gian dạy. Điều đó càng làm hạn chế hơn nữa cách tiếp cận của học sinh. Như vậy, hậu quả tất yếu sẽ là việc học sinh không nắm kỹ được về tác phẩm này hay chỉ hiểu tác phẩm một cách mờ nhạt ngay cả khi đã hoàn thành bài học.

Đối với học sinh, qua khảo sát, chúng tôi thấy một số tồn tại chung là các em rất ngại đọc tác phẩm. Còn một nguyên nhân nữa khiến cho việc học văn nói chung và truyện ngắn “Thuốc” nói riêng khơng gây được hứng thú của học sinh, xuất phát từ chính nhu cầu, hứng thú của học sinh. Truyện ngắn “Thuốc” được tác giả viết cách đây rất lâu, những hình ảnh, hồn cảnh xã hội Trung Quốc lúc đó các em khơng được chứng kiến và các em hiểu về nó q ít, nó q khác xa so với xã hội các em đang sống. Do đó nó có nhiều điều khác so với tâm lý, cảm xúc, suy nghĩ của các em trong thời đại hiện nay. Nếu giáo viên không cắt nghĩa, lý giải cho các em, đặc biệt lại không chú ý nội dung lịch sử thời đại trong

tác phẩm, học sinh sẽ khơng thể có được cách tiếp cận tác phẩm một cách khoa học, chính xác và hợp lí.

Đây chính là những trở ngại lớn cho giáo viên khi tiến hành quá trình giảng dạy tác phẩm “Thuốc”. Nó khơng chỉ đòi hỏi giáo viên cần có những đổi mới trong phương pháp dạy học văn để thay đổi quan niệm và tạo hứng thú tiếp nhận cho học sinh, quan trọng hơn, giáo viên cần phải cung cấp cho các em các yếu tố ngoài văn bản, đặc biệt là yếu tố lịch sử thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn thuốc của lỗ tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)