trường.
Tiếp cận đồng bộ tác phẩm là cách tiếp cận đi từ nhiều hướng khác nhau, tạo nên một hệ thống chỉnh thể cách thức tiếp cận một văn bản nghệ thuật.
* Quan điểm tiếp cận văn hố và sự vận dụng một cách thích hợp những hiểu biết về văn hoá để cắt nghĩa tác phẩm
Mỗi tác phẩm văn chương luôn ln ra đời trong những nền tảng văn hố cụ thể; những yếu tố đó thẩm thấu, chắt lọc thơng qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà muốn nghiên cứu một tác
phẩm văn chương cụ thể chúng ta khơng thể khơng tìm đến dấu ấn của văn hoá thời đại. Nếu tách tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn ra khỏi nền văn hố mang nặng tính chất phong kiến, u mê lạc hậu của đất nước Trung Quốc đầu thế kỷ XX thì làm sao cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật sáng giá trong ý đồ sáng tác của Lỗ Tấn.
* Quan điểm tiếp cận văn bản
Hiểu biết ngồi văn bản cực kỳ quan trọng nhưng vẫn khơng thay thế cho việc khám phá bản thân văn bản. Quan điểm tiếp cận văn bản giúp người đọc, người nghiên cứu, giảng dạy khơng thốt li văn bản vốn là đề án tiếp nhận mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc. Chú trọng văn bản nhưng nhận thức về văn bản của tác phẩm cũng như quan điểm và phương pháp tiếp cận văn bản thường không thống nhất và đồng nhất trong giới nghiên cứu phê bình và giảng dạy văn học.
Văn bản là thông điệp, là đề án nhà văn gửi tới bạn đọc. Đặc trưng cơ bản của văn bản nghệ thuật là thông tin thẩm mỹ. Nhà văn gửi đến cuộc đời niềm xúc động mãnh liệt nhất, những rung động tha thiết nhất về cuộc sống và con người. Đây là điểm mấu chốt phân biệt phương pháp tiếp cận văn học đích thực với lối phân tích xã hội học tầm thường, biến tác phẩm văn chương thành một đề cương giáo huấn, một sơ đồ xã hội học hay một hiện tượng lịch sử cằn cỗi, một phương tiện minh hoạ giản đơn về bức tranh xã hội [29, tr. 80].
Tuy nhiên, ở đây cũng cần ngăn ngừa một khuynh hướng cực đoan chỉ nhìn nhận giá trị của văn bản nghệ thuật ở phương diện thẩm mỹ. Tác phẩm văn chương chứa đựng trong nó mn mặt, mn vẻ của đời sống xã hội, con người mà bạn đọc ngày nay không thể bỏ qua, không thể khơng biết đến. Vả chăng chính các yếu tố lịch sử phát sinh của văn bản cũng làm nổi rõ hơn yếu tố thẩm mỹ của văn bản ... Thiếu vốn tri thức lịch sử phát sinh thì việc cảm thụ tác phẩm
cũng dễ bị sai lệch hoặc thiếu sâu sắc... Văn chương vốn là cuốn Bách khoa toàn thư về cuộc sống. Mác đã từng ghi nhận tính chân thực sâu sắc của văn chương. M.Gorki nói nhờ văn chương mà hiểu cuộc đời và con người hơn [29, tr. 82]. Cho nên khơng có lý do gì chúng ta lại làm nghèo đi một văn bản văn học, làm hạn hẹp tầm nhìn của học sinh về xã hội, con người và về chính bản thân mình. Mặt khác cũng cần thấy rằng, đa số học sinh phổ thông không phải ai cũng đều đi vào con đường văn chương. Họ cần được trang bị vốn am hiểu về văn chương và rộng hơn là văn hoá văn chương để đi vào đời sống công dân hay đời sống chuyên môn sau này.
Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến một văn bản trong chỉnh thể. Tác phẩm văn chương được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm xây dựng lên một thế giới nghệ thuật riêng, được kết cấu một cách chặt chẽ trong những quan hệ giữa nội dung và hình thức, giữa bộ phận và tổng thể, giữa yếu tố hữu hình và vơ hình, giữa phản ánh và biểu hiện, giữa văn bản và tiền văn bản... Trong giảng văn, một số giáo viên vẫn có xu hướng xé lẻ, đập vụn tác phẩm làm cho văn bản văn chương mất đi tính nhất quán, cảm hứng chủ đạo của nhà văn, tư tưởng chủ đề của tác phẩm bị mờ nhạt hay xuyên tạc. Đành rằng phân tích phải lựa chọn, lựa chọn là thủ pháp cần thiết, nhất là với những tác phẩm dài nhưng khơng phải vì thế mà coi nhẹ tính chỉnh thể của tác phẩm.
* Quan điểm tiếp cận hướng vào đáp ứng:
Lý luận văn học những thập kỷ gần đây đã nhấn mạnh thêm hướng lịch sử chức năng trong tiếp cận tác phẩm văn chương. Nhiều thập kỷ qua, tác phẩm văn chương bị coi như một hiện tượng tĩnh nay được nhìn nhận trong trạng thái động, trong sự vận động đến với bạn đọc. Tác phẩm văn chương là một hệ thống mở. Vòng đời tác phẩm văn chương cũng được nhận diện lại trong nhiều quan hệ hữu cơ biện chứng hơn. Tác phẩm văn chương chỉ thực sự đi trọn vòng đời trong
mối quan hệ với bạn đọc để trở về lại với cuộc sống vốn là xuất phát điểm. Nhiều nhà văn lớn như: Tsêkhốp, Marsac, A.Tônxtôi... đã đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của bạn đọc như một yếu tố quyết định sinh mệnh của mỗi tác phẩm [29, tr. 95].
Phương pháp giảng văn theo hướng thiên về văn bản, về người giáo viên đã đưa lại những hậu quả không hay trong giảng văn. Hiện tượng học sinh thờ ơ, lãnh đạm với số phận các nhân vật, với tiếng nói nhà văn, với lời giảng của giáo viên là dễ hiểu. Học sinh trong giờ giảng văn chỉ là một người ngoài cuộc, một khách thể chịu tác động một chiều của giáo viên là chính. Thậm chí mối quan hệ giữa học sinh với tác phẩm cũng bị giãn cách, giáo viên chỉ quan tâm đến văn bản, đến nghệ thuật truyền giảng mà khơng chịu tìm hiểu học sinh đang và đã có những phản ứng như thế nào về tác phẩm văn chương. Xem kết quả điều tra phản ứng của học sinh trước một số tác phẩm văn học, chúng ta sẽ thấy sự xa cách giữa người giảng văn và người học văn, đồng thời cũng thấy sự cần thiết không thể không xem xét đến phản ứng tâm lý của người học là những bạn đọc mà nhà văn muốn hướng tới.
Công cuộc đổi mới phương pháp giảng văn ở trung học phổ thông đã diễn ra nhiều năm nay theo hướng coi học sinh là bạn đọc sáng tạo cũng là sự vận dụng sáng tạo kịp thời những thành tựu về lý thuyết tiếp nhận tư tưởng dạy học hiện đại. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh đến quan điểm của người đọc, đến phản ứng và đáp ứng của học sinh trong giờ văn, chúng ta vẫn khơng tuyệt đối hố hay cường điệu hố sở thích của học sinh. Trong nhà trường ln có sự kết hợp hài hồ giữa sự cảm thụ cá nhân học sinh với định hướng sư phạm của người thầy. Một quan điểm tiếp cận đồng bộ: văn hố, ngồi văn bản và đáp ứng của người học là sự kết hợp cân mực hài hoà, đồng bộ bảo đảm hiệu quả vững chắc cho việc nghiên cứu và dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.