Dự báo về hình thành, phát triển và hồn thiện nhân cách của người công dân tương lai, Mác cho rằng: “Con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [13, tr. 66]. Từ định đề này ta suy ra vấn đề con người tinh thần, con người xã hội luôn phát triển trong sự lưu hợp hài hồ đa chiều. Như vậy, người cơng dân
hiện đại không chỉ là sự trải nghiệm mà thực sự họ là tiêu điểm của những sự nếm trải tinh thần, tổng hoà những tinh hoa qua giao tiếp văn hố trong đó có văn học.
Khi xét nội dung xã hội của tác phẩm, cần tìm hiểu một cách tương đối kĩ càng về những kinh nghiệm văn hoá lịch sử, phát hiện được những mối tương đồng, tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm. Trong khi đó, ở phương diện lí luận, chúng ta coi tính dân tộc như một thuộc tính, điều kiện địa lí lịch sử có ảnh hưởng rất rõ đến tác phẩm.
Khi nghiên cứu Lỗ Tấn trong văn học nhà trường Việt Nam, các tác phẩm của nhà văn này thể hiện nhiều nét tiêu biểu, những căn bệnh tinh thần khơng riêng gì của dân tộc Trung Hoa cũ. Vì vậy, dù dạy “Cố hương” hay “Thuốc”, ta không phải không gặp nhiều yếu tố tinh thần bị trói buộc vì những hủ tục nặng nề của nghìn năm phong kiến. Giai cấp thống trị lợi dụng khe hở tinh thần ấy, làm mưa làm gió. Ý thức về dân quyền và nhân quyền hầu như tê liệt từ khi chưa có cách mạng tư sản. Có một nhà văn như Lỗ Tấn xé rách được màn đêm ghê gớm ấy, thức tỉnh trong văn học từ cái làng Mùi, tia lửa “cách mẹ cái mạng nó
đi”, “nhà tao xưa kia có bề có thế”, “tao là con sâu mày chịu chưa”, để người
dân Trung Quốc khốn khổ tìm đến với nhân loại đã được khai thông ở một số nước từ những thế kỉ XVIII, XIX [13, tr. 76].
Trong một thiên hồi kí ở tập “Nhặt cánh hoa tàn”, Lỗ Tấn nói: “Viết Hạ
Du là để kỉ niệm Thu Cận, một nữ chiến sĩ cách mạng của Quang phục hội (tiền thân của Quốc dân đảng do Tôn Trung Sơn đứng đầu, sau này lãnh đạo cách mạng Tân Hợi) một người cùng quê Thiệu Hưng, từng du học Nhật, khai sáng tờ “Trung Quốc nữ báo” tuyên truyền giải phóng phụ nữ, bị lên đoạn đầu đài lúc 32 tuổi” [48, tr. 74].
Nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã viết: “ Truyện “Thuốc” cũng như những truyện khác trong các tập “Gào thét” và “Bàng hồng”, mới đọc, thấy nó như u uất bi phẫn sng; nhưng thực ra nó phát động ý thức cách mạng và báo hiệu một bình minh” [48, tr. 352].