Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) (Trang 26 - 31)

THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2003 –

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU

Trong nhiều năm qua, bên cạnh kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trưởng khá cao thì cơ cấu về các mặt hàng xuất khẩu thủy sản cũng có những thay đổi đáng kể. Đến nay mặc dù xuất khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu thủy sản nhưng tỷ trọng đã giảm đi đáng kể nhường chỗ cho sự vươn lên của xuất khẩu cá, mực, bạch tuộc và các sản phẩm thủy sản khác.

Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu vào EU là khá đa dạng với nhiều chủng loại. Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới EU gồm các mặt hàng sản phẩm cá, tôm, mực, bạch tuộc…. Trong nhiều năm liên tiếp tơm ln giữ vị trí đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2003 là 48,1% đến năm 2005 con số này là 49,7% và năm 2006 là 39,8%. Nhưng năm 2004 xuất khẩu cá của Việt Nam sang EU cũng tăng trường mạnh với kim ngạch xuất khẩu là 231,5 triệu USD và cơ cấu này có sự thay đổi qua các năm do nhu cầu và mức sống đang dần thay đổi.

Nhóm sản phẩm cá: Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU và cũng là mặt hàng có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường EU. Nhóm sản phẩm này bao gồm các mặt hàng chính là Cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh các loại.

Việt Nam là nước có năng suất và chất lượng cá cao, chi phí, giá thành thấp, cá xuất khẩu nước ta vì vậy có khả năng cạnh tranh hơn so với nhiều nước và dễ vượt qua các rào cản về vệ sinh an tồn thực phẩm của EU.

Nhóm sản phẩm tơm: là nhóm sản phẩm quan trọng thứ hai sau cá fillet 26

trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU. Tuy vậy, nhóm này chủ yếu là tôm đông lạnh và mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, khoảng 4,31% sản lượng nhập khẩu của thị trường này (trong khi đó Ecurado chiếm 12,39%, Ấn Độ chiếm 9,13% và Thái Lan chiếm 4,46%).

Sở dĩ như vậy vì năng suất và chất lượng ni tơm của Việt Nam cịn thấp, làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu cao hơn so với các nước khác. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh của Việt Nam yếu, khó chiếm lĩnh thị trường EU. Hơn nữa, trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam kém, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường hạn chế.

Nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc: Nhu cầu về mực vẫn chủ yếu là mực ống Lôligô, loại mực này được đánh giá là tốt trên thị trường EU nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, đến nay nhóm sản phẩm này cũng mới chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 5,24% lượng nhập khẩu của thị trường EU, trong khi đó Thái Lan chiếm 7,53% và Ấn Độ chiếm 10,3% .

Cơ cấu các mặt hàng XK vào EU năm 2011: cá tra 39,5% (-1%), tôm 31% (+20,3%), cá ngừ 5,97% (+19,2%), mực bạch tuộc 9.28% (+29,6%); nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 3.87% (-6,89%); hải sản khác: 10.38% (tính theo giá trị).

Năm 2012 Việt Nam XK thủy sản đi 156 thị trường. Top 10 thị trường chính gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc & Hồng Kong, ASEAN, Australia, Canada, Mexico và Nga chiếm 85% giá trị xuất khẩu.

EU chiếm 18,5% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam liên tục giảm qua các tháng, cả năm đạt khoảng 1,135 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2011. Trong đó, tơm giảm mạnh nhất (-24,5%) đạt 311 triệu USD, cá tra giảm 19% đạt 426 triệu USD, mực, bạch tuộc giảm 19% đạt 100 triệu USD. Riêng cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU vẫn tăng trưởng tốt (+43%) với khoảng 114 triệu USD.

Năm 2013, EU là thị trường lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam sau Hoa Kỳ, chiếm 17,1% thị phần. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 vào thị trường này đạt 1,182 tỷ USD, tăng 4,12% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 96,183 triệu USD, tăng 9,41% so với cùng kỳ năm 2013.

Theo Bảng 2.2, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang EU là:

và chiếm khoảng 13% thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 409,475 triệu USD, tăng 31,3% so với năm 2012. Năm 2013, Hội chứng tôm chết sớm (EMS) tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung tôm làm giá tôm thế giới tăng mạnh.. Điều này cũng góp phần làm gia tăng kim ngạch nước ta. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 33,356 triệu USD, tăng 64,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Cá tra: Cùng với Hoa Kỳ, thị trường EU là một trong 2 thị trường lớn nhất của cá tra, chiếm khoảng 21 - 22% thị phần. Kim ngạch cá tra năm 2013 đạt 385,418 triệu USD, giảm 9,4% so với năm 2012. Doanh ngiêọ xuất khẩu trong năm nay gặp rất nhiều khó khăn về cả thị trường tiêu thụ và nguyên liệu trong nước. Năm 2013 cả doanh nghiệp xuất khẩu và người nuôi đều thiếu vốn cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu do ngân hàng siết chặt tín dụng, trong khi đầu tư cho hoạt động ni trồng, XK mặt hàng này không thể eo hẹp trong số vốn ít ỏi. Cả người ni và doanh nghiệp buộc phải tự co hẹp sản xuất. Nắm được “điểm yếu” của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, đối tác liên tục đòi giảm giá xuất khẩu Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 32,131 triệu USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2013.

Cá ngừ: Thị trường EU là thị trường lớn thứ 2 sau Hoa Kỳ và chiếm khoảng 27% thị phần. Kim ngạch năm 2013 đạt 140,733 triệu USD, tăng 24,1% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 10,855 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013.

Mực và bạch tuộc: Đối với mặt hàng này, thị trường EU là thị trường lớn thứ 3 sau Hàn Quốc, Nhật Bản và chiếm khoảng 16% thị phần. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 74,121 triệu USD, giảm 25,6% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 5,338 triệu USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: Thị trường EU là thị trường lớn nhất đối với mặt hàng này, chiếm khoảng 70% thị phần. Kim ngạch năm 2013 đạt 50,059, giảm 2% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 3,346 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2013.

Chả cá và surimi: Thị trường EU là thị trường lớn thứ 5 và chiếm khoảng 7% thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 17,169 triệu USD, giảm 39,8% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 1,893 triệu USD, tăng 201,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Cua, ghẹ: Thị trường EU là thị trường lớn thứ 2 sau Hoa Kỳ và chiếm 18% 28

thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 20,074 triệu USD, giảm 14,2% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 1,635 triệu USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm sang EU

Đơn vị: Kim ngạch: Triệu USD: Tỷ trọng: %

Sản phẩm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 1/2014 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Tôm 421,600 31,00 311,862 27,52 409,475 35,44 33,356 34,68 Cá tra 537,200 39,50 425,406 37,55 385,418 33,36 32,131 33,40 Cá ngừ 81,192 5,97 113,402 10,01 140,733 12,18 10,855 11,28 Mực và bạch tuộc 126,208 9,28 99,625 8,79 74,121 6,41 5,338 5,55 Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 52,632 3,87 51,080 4,51 50,059 4,33 3,346 3,49 Chả cá và surimi 28,520 2,52 17,169 1,49 1,893 1,97 Cua ghẹ 23,396 2,07 20,074 1,74 1,635 1,70 Khác 141,168 10,38 79,739 7,03 58,349 5,05 7,629 7,93 Tổng 1360,000 100 1.133,000 100 1.155,398 100 96,183 100 Nguồn:VASEP

Năm 2013 vẫn là một năm khó khăn, hầu hết các nhóm sản phẩm xuất khẩu vào EU đều giảm. Các doanh nghiệp xuất khâu hải sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu trong nước và chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.

Xét về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU tôm và cá tra là hai mặt hàng chính, chiếm lần lượt là 34,6% và 32,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Đối với, cá ngừ, mực và bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ thì thị trường EU cũng là thị trường rất quan trọng vì là thị trường thuộc tốp 3 và và chiếm thị phần cao đối với các mặt hàng này.

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w