THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2003 –
2.2.1. Các biện pháp từ phía Nhà nước
Vượt qua rào cản thương mại là một vấn đề cấp thiết được đặt ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam. Để vượt qua được rào càn cản đó Việt Nam đã có nhũng biện pháp thich hợp phù hợp với tình hình thực tế của mình:
Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất vào EU là cá và thủy sản có vỏ. Việc gia tăng trao đổi thương mại các mặt hàng này địi hỏi Chính phủ phải xây dựng luật điều chỉnh và thành lập các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kiểm sốt chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm, điều kiện sản xuất của các cơ sở sản xuất phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm để vượt qua những rào cản thương mại khi xuất khẩu thủy sản vào EU. Chính vì vậy năm 1994, Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản (NAFIQACEN) được thành lập, ban đầu chỉ 3 cán bộ, đến nay đã trở thành Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) với hàng trăm cán bộ làm công tác chuyên ngành. Năng lực của Cơ quan quản lý ATTP Thủy sản là Cục NAFIQAD của Bộ NN&PTNT đã được đánh giá và thừa nhận (theo quyết định 2004/267/EEC của EU).
Ban hành những văn bản phap luật ,quy định về vệ sinh an toàn thục phẩm phù hợp vói yêu cầu của thị trường EU. Luật thủy sản ban hành năm 2003 quy định rõ những yêu cầu đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu phải qua kiểm dịch của cơ quan thú y, đồng thời nhà nước cung khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngồi.
Theo chỉ thị số 93/43/EEC (ngày 14/6/1993) về vệ sinh thực phẩm, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thực phẩm tại các nước thuộc liên minh Châu Âu phải áp dụng HACCP. Trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập hóa hiện
nay, để tồn tại và phát triển, ngành thủy sản cần khẳng định hơn nữa vị trí của ngành trong nền kinh tế. Hơn nữa EU (bao gồm có thủy sản). Với đặc điểm chính của ngành là cung cấp những sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng do vậy sản phẩm của ngành phải có chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là điều kiện thiết yếu nhất để sản phẩm thủy sản có được thị trường chấp nhận hay không.
Tại Việt Nam, Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP được nhà nước khuyến khích áp dụng:
+ Tổng cục tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng đã biên soạn TCVN 5603:1998 tương đương với CAC/RCP 1-1969 Rev 3 – 1997 (HACCP Codex phiên bản 3) “Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung về vệ sinh an toàn thực phẩm” áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất thực phẩm
+ Ngày 16/12/1998 Bộ Thủy Sản đã ký quyết định số 732/1998/QĐ-BTS về việc ban hành tiêu chuẩn ngành 28TCN 129:1998 “Cơ sở chế biến thủy sản – Chương trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP”.
+ Theo điều 2 quyết định số 07/2005/QĐ-BTS của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản về việc ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản quy định: “Không được phép trộn lẫn quá 02 loại hoạt chất kháng sinh trong 01 sản phẩm thuốc, hóa chất; khơng cho phép trộn lẫn các hoạt chất cùng nhóm Fluoquinolone với nhau. Trong trường hợp một sản phẩm có chứa 02 loại hoạt chất kháng sinh, cơ sở sản xuất phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn để đảm bảo việc trộn lẫn khơng làm giảm tính năng tác dụng của từng loại và không làm phát sinh tác dụng xấu đối với động vật nuôi và môi trường….”.
+ Tại khoản a điều 6 chỉ thị số 03/2005/CT- BTS ban hành ngày 07/03/2005 của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản về việc tăng cường kiểm soát dư lượng hố chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thuỷ sản có ghi: “Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần tăng cường kiểm sốt chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Tuân thủ nghiêm túc các quy định của Bộ thủy sản về kiểm sốt chất lượng an tồn vệ sinh thủy sản, đặc biệt là kiểm sóat dư lượng các loại hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng”.
- Tại khoản b: “Tuyệt đối không được sử dụng nguyên liệu thuỷ sản không rõ nguồn gốc vào chế biến các lo hàng xuất khẩu vào EU, Canada và những thị trường có u cầu tương đương. Từng lơ nguyên liệu nhập vào nhà máy phải có phiếu kiểm tra hố chất, kháng sinh. Trong trường hợp chưa có phiếu kiểm tra, phải lấy được mẫu kiểm tra để biết chắc lơ ngun liệu đó khơng chứa kháng sinh cấm (đặc biệt là Malachite Green)”.
- Tại điều c: “Các lô hàng thuỷ sản nuôi xuất khẩu vào EU, Canada, và các thịt rường có yêu cầu tương đương phải được chứng nhận khơng nhiễm dư lượng hố chất, kháng sinh, đặc biệt là Malachite Green, Leucomalachite Green”.
Lĩnh vực an toàn vệ sinh thủy sản được cải thiện nhiều qua các hoạt động hỗ trợ quốc tế với nhiều nước mà trước tiên là Chương trình quản lý chất lượng
thủy sản HACCP được giới thiệu và áp dụng thành công ở Việt Nam từ những
năm đầu của thấp kỉ 90. Nhiều phịng thí nghiệm ở địa phương, trong đó có 6 trung tâm vùng thuộc NAFIQAVED- Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và
thú y thủy sản Việt Nam- cũng được hỗ trợ trang thiết bị tiên tiến để kiểm tra
chất lượng theo HACCP, đồng thời tạo điều kiện để áp dụng Quy trình phân tích
dư lượng kháng sinh và hóa chất. Các thỏa thuận về cơng nhận hệ thống kiểm tra
chất lượng song phương với Hàn Quốc, Trung Quốc đã chứng tỏ uy tín của hệ thống kiểm tra chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam. Đặc biệt, nhiều cán bộ của Việt Nam đã được đào tạo về các phương pháp kiểm tra chất lượng, phân tích dư lượng kháng sinh….
Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin Việt Nam xây dụng được cổng công nghệ thông tin để cung cấp cho doanh nghiêp tin tức về thị trường thế giới thị trường EU để các doanh nghiệp có thể trao đổi,cặp nhật thơng tin.
Ví dụ như Tạp chí Thủy sản Việt Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động Báo chí số 802/GP-BTTTT của Bộ Thơng tin và Truyền thơng, có chức năng tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và mọi mặt hoạt động của Hội Nghề cá Việt Nam, ngành Thủy sản Việt Nam.
Trang thông tin www.vasep.com.vn của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam (VASEP) là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt
động chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng,
khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam, phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên. Chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội:
•Hỗ trợ doanh nghiệp hội viên nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam, nhằm góp phần tích cực phát triển ngành kinh tế thủy sản của đất nước.
•Hình thành và phát triển các hình thức liên kết và phối hợp hoạt động giữa các hội viên trên cơ sở tự nguyện và các bên cùng có lợi. Tổ chức các hoạt động chung, tạo điều kiện hiểu biết lẫn nhau nhằm xây dựng mối quan hệ thiện chí giữa các hội viên.
•Bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của Hiệp hội và của hội viên. Thay mặt hội viên kiến nghị với Nhà nước về những vấn đề liên quan đến phát triển lĩnh vực chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản.
•Phát triển hội viên, cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi hoạt động của Hiệp hội, thiết lập và phát triển quan hệ quốc tế.
Trang thông tin điện tử www.fistenet.gov.vn của Tổng cục Thủy sản cũng góp phần khơng nhỏ trong việc cung cấp tin tức thị trường thủy sản cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản được ghi rõ trong Quyết định số 05/2010/QĐ- TTg, ngày 25/01/2010, của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (phụ lục).
Có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuỷ sản đầu tư vốn công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu quốc tế. Hỗ trợ tối đa, tạo thuận lợi nhất trong điều kiện có thể của đất nước để phát triển nhanh và bền vững ngành Thủy sản, nâng cao đời sống nhân dân, gắn liền với bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo quốc gia.
Thuộc phạm vi quản lý của mình, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu thủy sản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước; và các Nghị định số 54/2013/NĐ-CP và Nghị định số 133/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước
(nguồn:Thuysanvietnam.com.vn).
Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) thực hiện cho vay vốn tín dụng đầu tư đối với các dự án nuôi trồng thủy hải sản gắn với chế biến công nghiệp thuộc danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước và thực hiện cho vay vốn tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng thủy sản.
Thời hạn cho vay vốn tín dụng đầu tư tối đa là 12 năm, thời hạn cho vay vốn tín dụng xuất khẩu tối đa là 12 tháng.
Lãi suất cho vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu do Chủ tịch Hội đồng quản lý NHPT báo cáo Bộ Tài chính cơng bố theo ngun tắc thị trường. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu được vay vốn theo cơ chế tín dụng xuất khẩu. Doanh nghiệp vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện đã nêu tại Nghị định số 54/2013/NĐ-CP.
Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% tổng nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu theo phương án đã được NHPT thẩm định và chấp thuận cho vay, đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi đối tượng được vay khơng vượt q 15% vốn điều lệ thực có của NHPT. Thời hạn cho vay được NHPT thẩm định nhưng không quá 12 tháng.
Đồng thời, gia hạn thời gian cho vay vốn lên tối đa là 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng) đối với các khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu thủy sản với điều kiện doanh nghiệp bị lỗ năm 2011 và năm 2012; không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với NHPT.
NHPT chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ, thủ tục và quyết định cho vay, gia hạn nợ theo đúng quy định tại các văn bản trên của Chính phủ.
Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian qua cùng với các chính sách tài chính về thuế, hải quan, bảo hiểm nơng nghiệp... các giải pháp về tín dụng nêu trên đã góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.