Cơ cấu thị trường chính nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong khối EU

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) (Trang 31 - 36)

THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2003 –

2.1.3.Cơ cấu thị trường chính nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong khối EU

khối EU

Các nước trong khối EU nhập khẩu thủy sản của Việt Nam là: Italia, Hà lan, Đức, Pháp, Bỉ, Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển.

Năm 2003, Bỉ và Italy vẫn là hai thị trường nhập khẩu tơm chính của Việt Nam tại EU, chiếm 53% tổng lượng hàng xuất sang EU năm. Việt Nam nằm trong tốp 10 nhà cung cấp tôm hàng đầu của Bỉ với 4% thị phần nhập khẩu. Mặt hàng chính là tơm nước ấm đơng lạnh. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 9 trong số các nhà xuất khẩu thủy sản sang Anh.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đức giai đoạn 1999-2003 tăng 149% về khối lượng, từ 2.146 tấn lên 5.383 tấn và 68% về giá trị, từ 10,744 triệu USD lên 18,244 triệu USD. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính sang Đức là cá philê đông lạnh, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể và thủy sản có vỏ. Sản phẩm tiềm năng là cá basa philê đơng lạnh

Trong năm 2005 thì Bỉ là nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất chiếm tới 18% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU. Kế đến là Đức (16%), Italia(15%), Tây Ban Nha (12%), Hà Lan (10%), Anh và Pháp (9% mỗi nước), Ba Lan (3%), Bồ Đào Nha (2%), Đan Mạch và Hy Lạp (1% mỗi nước).

+) Bỉ là bạn hàng số một của Việt Nam tại thị trường EU. Trong những năm đầu thiên niên kỷ mới mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ có giảm do những rào cản về kỹ thuật song đến năm 2005 thì xuất khẩu thủy sản sang Bỉ đạt 19,5 nghìn tấn (đứng thứ tư EU), và đạt giá trị 76,48 triệu USD (cao nhất EU). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bỉ bao gồm tơm, ghẹ, cá đơng lạnh trong đó nhập khẩu tơm đứng đầu Eu cả về khối

lượng và giá trị .

+) Đức là thị trường lớn thứ hai đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thị trường EU. Năm 2005 xuất khẩu sang Đức đạt 19,9 nghìn tấn và đạt giá trị 67,8 triệu USD trong đó cá đơng lạnh đạt 39,45 triệu USD ( cá tra chiếm 57% đạt giá trị 22,6 triệu USD) đứng thứ hai trong các nước nhập khẩu mặt hàng này của EU, tôm đông lạnh đạt 23,47 triệu USD, là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ hai ở EU với 4,5 triệu USD. Trong 11 thánh đầu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường này là 91,5 triệu USD và 25 nghìn tấn. Hiện nhu cầu lớn nhất ở Đức là cá hồi, cá tra, cá Pôlắc Alaska.

Dưới đây là một số thông kê về khối lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính tại EU (Xem Bảng 2.3):

+) Italia là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của thủy sản Việt Nam nhưng lại đứng đầu về khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Năm 2005, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang nước này đạt 23,7 nghìn tấn, đạt giá trị 63,2 triệu USD ( tăng 66 % về khối lượng và 104% về giá trị so với năm 2004) trong đó mực đơng lạnh đứng đầu trong danh sách xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU với 17,7 triệu USD (6700 tấn), tôm đông lạnh đạt 14,5 triệu USD (2941 tấn), cá tra 8,7 triệu USD (4365 tấn), đứng đầu về nhập khẩu nghêu trong các nước EU với 2562tấn và 7,77 triệu USD, bạch tuộc đông lạnh đạt 3203 tấn và gần 5 triệu USD. 9 tháng đầu năm 2006, xuất khẩu thủy sản sang Italia về khối lượng đạt 25,3 nghìn tấn và về giá trị là 72,4 triệu USD.

+) Tây Ban Nha là thị trường có xu hướng tăng liên tục về nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm qua cả về khối lượng và giá trị. Năm 2005, xuất khẩu sang nước này đạt 54 triệu USD và 20681 tấn (tăng 56,8% về giá trị và 70,5% về khối lượng so với năm 2004) trong đó cá chiếm 78% đạt 42,3 triệu (riêng cá tra chiếm 64% đạt 34,4 %), tôm chiếm 3,3% đạt 1,79 triệu USD và đứng thứ tư ở EU trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm 2006 xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 89,5 triệu USD.

+) Hà Lan là một thị trường xuất khẩu thủy sản tương đối quan trọng của Việt Nam tại EU. Trong năm 2005, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đạt 41 triệu

USD và 10641 tấn ( trong đó Hà Lan dành vị trí số một về nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam tại EU với 7,7 triệu USD), đứng thứ nam trong các nước Nhập

khẩu thủy sản chính ở EU.

Trong năm 2004 các nước Bỉ, Italia, Đức, Hà Lan nhập khẩu thủy sản nhiều nhất của Việt Nam. Đến năm 2008 có sự thay đổi 5 quốc gia đứng đầu EU về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam là Đức, Italia,Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2010 lại có sự thay đổi về quốc gia đứng đầu về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam:

Cơ cấu đã có sự thay đổi Đức trước là nươc nhập khẩu lớn nhất thủy sản của Việt Nam đã bị đẩy xuống thay vào đó sự tăng lên của nước Pháp. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Đức là 86,1 triệu USD tăng rất nhẹ là 9,6% so với 2009 còn của Pháp là gần 52 triệu USD tăng 63%. Lúc đầu thủy sản Việt Nam chỉ có mặt tại một số quốc gia trong khối EU và con số đó đã tăng lên qua các năm.

Bình qn giá trị hàng thủy sản của Việt Nam XK vào EU chiếm 2,6% giá trị NK thủy sản của EU từ thế giới.

Như vậy, không chỉ NK thủy sản nguyên liệu từ Việt Nam, EU cũng NK từ thế giới cũng chủ yếu ở dạng nguyên liệu để chế biến ra thực phẩm tiêu dùng trong khu vực.

Trong các nước thuộc EU, Áo là nước có tỷ trọng giá trị nhập thủy sản Việt Nam ở dạng nguyên liệu thấp nhất với 58% nhưng quy mô thị trường này lại khá nhỏ, 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1,08 triệu USD. Trong khi đó, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có tỷ trọng giá trị nhập thủy sản Việt Nam dạng nguyên liệu rất cao, lần lượt là 97,2% và 93,4%. Đức là nước đứng đầu trong khối về giá trị NK thủy sản của Việt Nam với 18,6% (88 triệu USD). Và đây cũng là thị trường có mức độ nhập nguyên liệu (HS03) thấp hơn so với trung bình tồn EU. Tỷ lệ lần lượt là 78,6% và 85,3%..

Năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản sang EU tăng nổi bật ở một số thị trường như: Italia đạt 60,2 triệu USD, tăng 12,8%; Hà Lan: 55,3 triệu USD, tăng 9,8%; Pháp: gần 52 triệu USD, tăng mạnh 63%; Bỉ: 45,3 triệu USD, tăng 8%; Anh: 38,3 triệu USD, tăng 20,3%; Ba Lan: 20,3 triệu USD, tăng 14%;…Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang hai thị trường lớn nhất trong khối lại giảm như: Đức đạt 86,1 triệu USD, giảm 9,6%; Tây Ban Nha đạt gần 80 triệu USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2009

Nam, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2010.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam một số năm sang các thị trường chính của EU

Kim ngạch: triệu USD; Tỷ trọng: %

2003 2004 2005 2010 2013 Kim ngạch Tỷ trọng Kim Ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Bỉ 31.935 27,35 51,075 22,06 76,482 17,66 91,688 7,61 106,825 9,25 Đức 18,245 15,63 44.200 19,09 67,812 15.66 201,698 16,75 206,942 17,91 Italia 23,043 19,74 32.123 13,44 63.202 14,59 149,963 12,45 139,735 12,09 Tây Ban Nha 8,262 7,08 5,115 2,21 53,660 12,39 132,029 10,97 119,485 10,34 Hà Lan - - - - 41,028 9,47 134,926 11,21 125,237 10,84 Pháp 14,599 12,51 23,803 10,28 38,444 8,88 117,365 9,75 120,275 10,41 Anh 14.976 12,83 26,347 11,38 38,265 8,84 107,964 8,97 143,127 12,39 Tổng 116.739 95,14 231.528 78,46 433.085 87,49 1204,000 77,71 1.155,39 8 83,23 Nguồn: VASEP

Đức, Anh, Hà Lan, Ý là những thị trường lớn có tỷ trọng GT ngập khẩu gia tăng trong khối trong khi đó Tây Ban Nha lại giảm tỷ trọng, năm 2010 chiếm 15% giá trị nhập khẩu của tồn khối EU thì 9 tháng đầu năm 2011, con số này chỉ còn 12,5%. Tây Ban Nha là thị trường quan trọng cho thủy sản Việt Nam, được coi là cửa ngõ để thủy sản Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào EU.

Năm 2013, Đức và Anh vẫn là hai thị trường lớn nhất trong khối. Đức đạt kim ngạch gần 207 triệu USD tăng 2,6% so với năm 2012, Anh đạt hơn 143 triệu USD tăng 32,57% so với năm 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) (Trang 31 - 36)