Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) (Trang 43 - 45)

THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2003 –

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua đánh dấu những kết quả đạt được trong việc vượt qua các rào cản thương mại của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.

Thứ nhất, xuất khẩu thủy sản sang EU có nhiều lợi thế do được hưởng chế độ GSP.

Theo qui chế của EU từ tháng 7/1999 đến tháng 12/2000 thì hàng thủy sản đơng lạnh của Việt Nam thuộc nhóm hàng khuyến khích nhập khẩu nên sẽ được hưởng mức thuế bằng 35% mức thuế Tối huệ quốc.

Do Việt Nam được hưởng chế độ GSP nên hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng có nhiều lợi thế hơn so với các quốc gia khác. Đặc biệt là từ khi EU cho phép được hưởng chế độ thuế quan này. Việt Nam luôn đáp ứng được các điều kiện của EU đối với các quốc gia được hưởng GSP, do đó Việt Nam vẫn luôn nằm trong danh sách các quốc gia được hưởng GSP của EU.

Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng đươc các yêu cầu cơ bản của EU về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng thủy sản.

Kết quả sơ bộ của đợt thanh tra thuỷ sản lần thứ 4 của Liên minh châu Âu (EU), từ 20-30/4/2013 được bộ NN&PTNT công bố rộng rãi.

Theo kết quả thanh tra, đoàn thanh tra EU cho rằng, hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến kiểm sốt ATVS thủy sản nói chung và nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam đã tương đương với luật lệ của EU. Các doanh nghiệp chế biến cũng được thanh tra EU đánh giá: đã đáp ứng cơ bản yêu cầu của EU về điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị theo HACCP. Qua kiểm tra một số cảng, tàu cá, đoàn chuyên gian EU ghi nhận cảng cá Cát Lở và 1 tàu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, cơ bản đạt tiêu chuẩn EU, 2 cơ sở thu mua cũng được đánh giá có điều kiện vệ sinh khá tốt.

Cái khó nhất hiện nay, theo thanh tra EU là truy xuất nguồn gốc, trong đó nổi cộm là việc cấp mã vùng ni và vùng khai thác thuỷ sản theo yêu cầu của tổ chức này. Cấp mã số vùng ni, tuy khơng cịn là chuyện mới mẻ trong ngành thủy sản, nhưng đến giờ, mới chỉ có vùng ni nghêu ở Bến Tre được cấp, cịn các vùng ni cá, tôm …, do thay đổi liên tục nên chưa cấp được. Theo thứ trưởng bộ NN&PTNT Lương Lê Phương, để cấp mã vùng ni và vùng đánh bắt, cần phải có sự phối hợp giữa cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), cục nuôi trồng và cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (BVNLTS). Trước đây, nước ta chia ra 6 vùng khai thác trên biển, bây giờ, NAFIQAD và cục khai thác & BVNLTS cần phải xác định lại vùng khai thác để cấp mã số cho từng vùng.

Điều đáng ghi nhận là kết quả thanh tra ở Việt Nam khả quan hơn so với kết quả thanh tra thuỷ sản của EU tại một số nước trong khu vực. Chẳng hạn, ở Malaysia và Indonesia, các cơ quan chức năng vẫn chưa đảm bảo được rằng hệ thống kiểm soát chất lượng ATTP thuỷ sản và thủy sản sống là tương đương với quy định EU … Bởi thế, hiện Việt Nam đang đứng thứ 2 trên thế giới về số doanh nghiệp thuỷ sản được cấp code vào EU (301 DN), và đang có tới 30 DN khác sắp hàng để đợi được cấp code.

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam không bị kiện bán phá giá trên thị trường EU.

Khác so với thị trường Mỹ, hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU gặp rất ít và hầu như khơng có vụ kiện bán phá giá nào. Một phần là do nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU lớn nên EU thường không dùng biện pháp chống bán phá giá như một biện pháp trả đũa thương mại hay mang tính chính trị

như Mỹ. Bên cạnh đó hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức giá hợp lí và nhiều chủng loại có lợi thế cạnh tranh khá cao đặc biệt tôm và cá. Hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam hầu như không gây ảnh hưởng cho hàng nội địa của EU nên thường không bị kiện bán phá giá. Đây cũng là một lợi thế cho hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU.

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w