Mục tiêu thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) (Trang 49 - 50)

XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM

3.2.3. Mục tiêu thực hiện

Cuối năm 2010, Bộ NN-PTNT vừa tổ chức hội thảo góp ý quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020 lần thứ 3. Tại hội thảo, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch phát triển thủy sản – Tổng cục Thủy sản cho biết mục tiêu phát triển của quy hoạch chế biến thủy sản đến năm 2020 là phát triển thành ngành sản xuất có cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, hiệu quả; tạo dựng được các tập đồn, cơng ty chế biến thủy sản lớn có tiềm lực kinh tế mạnh, làm đầu tàu cho sự phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực; thực hiện thành cơng việc quản lý hệ thống theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc tại tất cả các khâu cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực....

Phấn đấu xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỉ USD vào năm 2020; hệ thống chế biến thủy sản có đủ năng lực chế biến sản phẩm làm sẵn, sản phẩm có giá trị gia tăng đạt tỉ trọng 60%-70% tổng sản lượng thủy sản chế biến. Từ năm 2010, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU sẽ có thêm nhiều trở ngại, do khơng chỉ

chịu ảnh hưởng từ xu hướng siết chặt chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm mà cịn thêm các quy định mới như quy định IUU được EU đưa ra chính thức được áp dụng vào ngày 1/1/2010. Theo đó EU yêu cầu “chứng nhận thủy sản khai thác” đối với tất cả nhà xuất khẩu thủy sản nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và loại bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp và không theo quy định.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của ngành đồng thời dựa vào nghiên cứu, nhận định về thị trường EU, mục tiêu ngành thủy sản đưa ra với kim ngạch xuất khẩu sang EU trên 1,3 tỷ USD một năm và thực hiện tốt các chương trình như ATVSTP, quy định IUU, đạt các tiêu chuẩn và quy định khác mà EU đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt rào cản đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w