Việc dạy học tạo lập văn bản hành chính-cơng vụ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp (Trang 42 - 50)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Việc dạy học tạo lập văn bản hành chính-cơng vụ trong

trung học cơ sở của giáo viên và học sinh

1.2.2.1. Việc dạy của giáo viên

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tiễn việc dạy học tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp của GV qua phiếu số 1 (Phụ lục 1).

Phiếu điều tra được chúng tôi gửi về cho 21 GV thuộc 3 trường: Trường THCS Cổ Đông, THCS Sơn Đông, THCS Trung Sơn Trầm cùng địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Bảng 1.1. Địa điểm, số lượng GV tham gia phỏng vấn

Thứ tự Tên trƣờng Số GV tham gia Kết quả Ghi chú Phiếu phát ra Phiếu thu về

1 THCS Cổ Đông 12 12 12 Sơn Tây

2 THCS Sơn Đông 11 11 11 Sơn Tây

3 THCS Trung Sơn Trầm 8 8 8 Sơn Tây

Cộng 31 31 31

Kết quả phỏng vấn cụ thể là:

Bảng 1.2. Kết quả phỏng vấn GV

STT Nội dung phỏng vấn

Ý kiến của giáo viên

Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

1

Nhận thức của GV về việc dạy học tạo lập VBHC-CV

9 29,1 10 32,2 11 35,5 1 3,2

2 Hứng thú của GV khi

dạy tạo lập VBHC-CV 8 25,8 7 22,6 11 35,5 5 16,1

3

Tài liệu phục vụ cho dạy tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp

6 19,3 7 22,6 11 35,5 7 22,6

4

Đồ dùng, thiết bị phục vụ cho dạy học tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp

STT Nội dung phỏng vấn

Ý kiến của giáo viên

Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

5

Đánh giá hứng thú của HS khi học tạo lập VBHC-CV

5 16,1 11 35,5 8 25,8 7 22,6

6

Đánh giá của GV về kết quả tiếp thu kiến thức của HS khi học tạo lập VBHC-CV

6 19,3 7 22,6 13 42 5 16,1

7

Đánh giá của GV về kết quả rèn luyện của HS khi học tạo lập VBHC-CV 5 16,1 6 19,3 13 42 7 22,6 8 Đánh giá tính thiết thực của các tri thức và kĩ năng trong tạo lập VBHC-CV

10 32,2 7 22,6 9 29,1 5 16,1

9

Đánh giá về nội dung và PPDH tạo lập VBHC-CV

6 19,3 9 29,1 11 35,5 5 16,1

Cộng 62 70 99 48

Nhận xét:

Qua bảng 1.2 và qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, kết quả phiếu trắc nghiệm, về cơ sở vật chất, các trường đều đảm

bảo về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tạo lập VBHC-CV theo hướng tích cực. Về nhận thức và hứng thú của GV khi dạy học tạo lập VBHC-CV, nhận thức và hứng thú của GV cịn thấp, chỉ có 25,8 % là tốt. Nghĩa là hơn ¼ GV nhận thức tốt,

đáng tiếc là còn 16,1% nhận thức không tốt về vấn đề này. Khi dạy tạo lập VBHC-CV, một bộ phận không nhỏ GV cho rằng VBHC-CV không phải là mảng kiến thức lớn, không thi-kiểm tra hết môn hay thi vượt cấp, với lại khi viết lại không được sáng tạo, thêm bớt hay mang màu sắc cá nhân nên khi dạy, nhiều khi chỉ cần hướng dẫn các em làm đúng như mẫu là được. Bên cạnh đó, một trở ngại trong vấn đề nhận thức của GV là một số GV trực tiếp dạy học tuổi đã cao, tâm lí ngại nghiên cứu, ngại đổi mới, thiếu nhiệt tình trong dạy học. Vì thế, chất lượng dạy học tạo lập VBHC-CV vẫn còn là điều đáng lo ngại.

Thứ hai, kết quả từ các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp, đa số các GV tham

gia phỏng vấn trực tiếp cho rằng: thực trạng dạy và học tạo lập VBHC-CV còn nhiều tồn tại. Đặc biệt là tình trạng GV dạy sơ sài, chưa áp dụng PPDH tích cực, nội dung cịn nghèo nàn, chưa cập nhật thơng tin mới, văn bản mới. Các thầy cô cho rằng muốn cải thiện chất lượng dạy học tạo lập VBHC-CV, GV phải tâm huyết, nỗ lực học hỏi và đổi mới chính cách dạy của mình. Có như vậy, HS mới hứng thú học tập và chất lượng dạy học tạo lập VBHC-CV mới được nâng cao.

Đánh giá về chất lượng tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng tạo lập VBHC-CV, các GV tỏ ra lo ngại về sự thờ ơ của HS với nhiều tiết dạy. Mặc dù các em tiếp thu tương đối tốt nhưng chưa chịu rèn luyện kĩ năng nên bài làm còn chưa đúng với yêu cầu kiến thức và hình thức trình bày văn bản.

Theo các thầy cô, dạy phần TLV này có những thuận lợi và những khó khăn nhất định. Thuận lợi là mục tiêu cần đạt trong từng bài học ở SGK rất cụ thể, nội dung bài học rõ ràng, khoa học, giúp GV thực hiện tiến trình dạy học đạt kết quả. Bài học khơng nặng nề lí thuyết mà chú trọng thực hành, giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào việc tạo lập văn bản theo yêu cầu nhất định, có thể là điền theo mẫu có sẵn hoặc tạo lập một văn bản theo nhiệm vụ công việc được phân công. Kiến thức về kiểu bài vừa lặp lại ở phần thể thức, vừa nâng cao về kiểu loại văn bản giúp HS hiểu rõ được vai trò, chức năng của VBHC- CV trong các cơ quan quản lí nhà nước, cụ thể là Nhà trường với cá nhân HS, với gia đình phụ huynh HS.

Tuy nhiên, thực tiễn việc dạy học tạo lập VBHC-CV ở một số trường THCS hiện nay đã bộc lộ những bất cập cả trong kiến thức và phương pháp, nhất là PPDH. Có GV nắm khơng chắc về hình thức kiểu loại VBHC-CV, xác định mục tiêu bài học chưa chính xác, sử dụng các phương tiện dạy học, xây dựng hệ thống câu hỏi trong hoạt động tạo lập văn bản chưa hợp lí, chưa tạo sự hứng thú và chưa đạt hiệu quả dạy học tích cực cho các bài học về VBHC-CV. Có một số HS lớp 9 mặc dù đã được học các loại VBHC-CV nhưng khi viết một văn bản báo cáo hoặc thông báo về một vấn đề của lớp, nhà trường hay địa phương thì lúng túng, thiếu tự tin, khơng đúng thể thức và VPHC-CV.

Thứ ba, kết quả từ việc dự giờ, khơng chỉ phỏng vấn, chúng tơi cịn tiến

hành dự giờ của các GV. Qua các tiết dạy, chúng tôi rút ra những điểm sau:

- Về cơ sở vật chất: Một số trường cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu về phương tiện dạy học hiện đại. Việc thiếu những định hướng cụ thể hay thiếu phương tiện dạy học là những nguyên nhân khiến chất lượng dạy học chưa tốt.

- Về nội dung và PPDH: Nhiều GV chưa đầu tư, chưa tận dụng hết thời gian, công sức và tâm huyết cho tiết dạy. Nội dung sơ sài, có bài giảng soạn chỉ để đối phó cho kiểm tra của cấp trên. Bên cạnh đó chưa tích cực đổi mới PPDH tích cực trong các tiết dạy tạo lập VBHC-CV. Đó chính là một số hạn chế của một số tiết dạy tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS.

Đa số GV dạy theo gợi ý của SGK và SGV, chưa chịu khó tìm hiểu tài liệu thêm để làm phong phú cho nội dung bài giảng. Thậm chí, có thầy cơ dạy tạo lập VBHC-CV cho HS nhưng bản thân thầy cơ khi tạo lập VBHC-CV cịn lúng túng, cịn mang màu sắc cá nhân, trình bày chưa đúng quy cách.

Thực trạng trên khiến chúng tôi thấy sự cần thiết phải tiếp cận với một tầm sâu hơn, có hệ thống hơn các VBHC-CV cả về kiến thức và PPDH, từ đó góp phần tạo thành cơ sở mang tính khoa học và khả thi đáp ứng yêu cầu dạy học có hiệu quả phần VBHC-CV trong SGK Ngữ văn THCS.

Chúng tôi tiến hành khảo sát, phỏng vấn 260 HS khối lớp 7 ở 3 trường: Trường THCS Cổ Đông, THCS Sơn Đông, THCS Trung Sơn Trầm qua phiếu số 2 (Phụ lục 1). Sở dĩ chúng tôi chọn khảo sát 3 trường trên vì 3 trường cùng địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Học sinh có sự tương đồng về trình độ, đã làm quen với VBHC-CV từ lớp 6. Địa điểm và số lượng khảo sát như sau:

Bảng 1.3. Địa điểm, số lượng HS tham gia phỏng vấn

Thứ tự Tên trƣờng Lớp Số HS tham gia Kết quả Ghi chú Phiếu phát ra Phiếu thu về

1 THCS Cổ Đông TN (7B) 45 45 45 Sơn Tây ĐC (7A) 43 43 43

2 THCS Sơn Đông TN (7A1) 44 44 44 Sơn Tây ĐC (7A2) 43 43 43

3 THCS Trung Sơn Trầm TN (7A2) 43 43 43 Sơn Tây ĐC (7A3) 42 42 42

Cộng 260 260 260

Kết quả phỏng vấn cụ thể là:

Bảng 1.4. Kết quả phỏng vấn HS

ST

T Nội dung đánh giá

Đánh giá của giáo viên

Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

1 Kiến thức cơ bản của

HS về VBHC-CV 71 27,3 60 23,1 75 28,8 54 20,8 2 Kĩ năng rèn luyện tạo

lập VBHC-CV 25 9,6 87 33,5 80 30,8 68 26,1

3

khả năng vận dụng tốt của HS khi tạo lập VBHC-CV

4 Hứng thú của HS khi

học tạo lập VBHC-CV 40 15,3 42 16,2 104 40 74 28,5 5 Môi trường học tập tạo

lập VBHC-CV 50 19,2 102 39,2 66 25,4 42 16,2

Cộng 206 346 440 308

Nhận xét: Nhìn vào số liệu bảng 1.4, ta thấy:

Học sinh cho rằng môi trường học tập tạo lập VBHC-CV khá thuận lợi (có 58,4% đánh giá là khá và tốt). Các em cũng nhận thức được tầm quan trọng của VBHC-CV (có 50,4% đánh giá là khá và tốt). Tuy nhiên, vẫn cịn có những HS chưa hiểu được đặc điểm VBHC-CV (có tới 20,8 % HS nhận thức yếu về VBHC-CV); trong các tiết học tạo lập VBHC-CV lại chưa sôi nổi, chưa thật sự hứng thú, HS cịn thụ động trong học tạo lập VBHC-CV (có 28,5% đánh giá là yếu) và khả năng vận dụng tốt VBHC-CV của HS chưa cao (có 26,9% đánh giá là yếu); kĩ năng rèn luyện tạo lập VBHC-CV chưa tốt, HS chưa biết cách thu thập thơng tin và xử lí thơng tin; chưa biết khái qt tổng hợp về vấn đề cần có để đưa vào văn bản (có 26,1% đánh giá là yếu, kém rèn luyện). Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên một phần là do cách dạy của GV cịn có phần áp đặt, không tạo được hứng thú trong những giờ học tạo lập VBHC-CV, không tạo cơ hội cho các em được tự tìm kiếm tri thức. Điều đó dẫn tới tiết học tạo lập VBHC-CV rất nặng nề, không hiệu quả và chưa tạo được sự tập trung, hứng thú của HS.

Như vậy, qua khảo sát HS lớp 7 học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS, chúng tôi đi đến nhận xét: HS THCS (cụ thể là lớp 7) ở một số trường trên địa bàn thị xã Sơn Tây không hứng thú với các tiết dạy học tạo lập VBHC-CV theo hướng truyền thống. Các em mong muốn được học các tiết học có sự đầu tư và đổi mới về phương pháp, kĩ thuật dạy học và để cho các em được làm ra sản phẩm. Thực tế các em đã biết ít nhiều về VBHC-CV nhưng để viết ra, làm ra các văn bản loại này thì các em chưa được làm mà nếu có làm thì tồn dùng mẫu có sẵn để điền các thơng tin cần thiết.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

1. Trong chương 1, luận văn đã trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS. Theo đó, luận văn tổng hợp, trình bày khái niệm về VBHC-CV; các kĩ năng tạo lập VBHC-CV. Để có cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài, luận văn còn khảo sát thực tế và thực trạng dạy học kiểu bài này ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

2. Từ thực tế dạy học ở THCS như trên, địi hỏi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn và vận dụng tích cực, có hiệu quả lí thuyết giao tiếp trong giờ dạy học tạo lập VBHC-CV. Quá trình dạy học phải theo nguyên tắc giao tiếp. Bất kì một VBHC-CV nào thì cũng phải được dạy thông qua các hoạt động giao tiếp, gắn với các tình huống giao tiếp để HS có cơ hội được thực hành giao tiếp nhiều. Học sinh không chỉ nắm được các cấu trúc của VBHC-CV mà quan trọng hơn là phải biết tạo lập và sử dụng VBHC-CV trong các tình huống giao tiếp khác nhau, từ đó để nâng cao năng lực giao tiếp hành chính của mình.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC DẠY HỌC TẠO LẬP VĂN BẢN HÀNH CHÍNH-CƠNG VỤ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TRUNG HỌC CƠ SỞ

THEO LÍ THUYẾT GIAO TIẾP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)