Lí thuyết giao tiếp với việc xác định các kĩ năng giao tiếp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp (Trang 56 - 58)

2.1. Lí thuyết giao tiếp với nội dung dạy học tạo lập văn bản hành

2.1.2. Lí thuyết giao tiếp với việc xác định các kĩ năng giao tiếp trong

thực thi cơng vụ cần hình thành cho học sinh khi dạy học tạo lập văn bản hành chính-cơng vụ

Trong dạy học tạo lập VBHC-CV, nhiệm vụ của GV là dạy HS có được một số kĩ năng trong giao tiếp hành chính. Kĩ năng năng giao tiếp hành chính là sự điều chỉnh có hiệu quả từ giá trị tự tại của chủ thể nào đó trở thành giá trị xã hội.

Kĩ năng giao tiếp nói chung và kĩ năng giao tiếp hành chính nói riêng bao gồm các kĩ năng như: nghe, nói, đọc, viết. Trong văn bản, kĩ năng nói, viết cịn gọi là kĩ năng sản sinh lời nói. Một số kĩ năng giao tiếp trong thực thi cơng vụ mà GV cần hình thành cho HS là kĩ năng tiếp nhận lời nói và kĩ năng sản sinh lời nói.

2.1.2.1. Kĩ năng tiếp nhận lời nói

Kĩ năng tiếp nhận lời nói bao gồm kĩ năng nghe và kĩ năng đọc.

Kĩ năng nghe nhằm phát hiện được cốt lõi vấn đề cần trình bày, người

nghe dễ bị sa vào những chi tiết bề ngồi mà khơng phát hiện được bản chất của vấn đề, từ đó dẫn đến những nhận thức sai lầm khi lĩnh hội nội dung ngôn bản. Muốn có kĩ năng nghe phải thường xuyên tập nghe, sau đó tóm tắt (hoặc ghi theo) vấn đề đã nghe được. Thực hành kĩ năng này khi dạy học bài VBHC-CV, GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung một văn bản trong SGK hoặc một văn bản mẫu mà GV cho nghiên cứu.

Kĩ năng đọc, đọc là một kĩ năng quan trọng trong giao tiếp hành chính.

Đọc đem lại nhiều lợi ích: có thơng tin, biết được những yêu cầu mới, đề nghị mới, nâng cao sự hiểu biết.

2.1.2.2. Kĩ năng sản sinh lời nói

Q trình tạo lập văn bản là q trình do người nói (viết) tạo ra. Khi người nói có nhu cầu cần giao tiếp, nội dung và mục đích giao tiếp sẽ xuất hiện. Người nói sẽ huy động vốn hiểu biết, ngơn ngữ của mình tạo ra văn bản-phương tiện để thực hiện cuộc giao tiếp, sao cho phù hợp với các nhân tố giao tiếp đã nêu ở phần trên để giao tiếp đạt hiệu quả cao và đạt được mục đích giao tiếp đề ra. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ, q trình này cịn gọi là q trình sản sinh lời nói. Có hai hình thức sản sinh lời nói: nói và viết. Nói là hình thức giao tiếp trực tiếp, được sử dụng nhiều trong các hoạt động giao tiếp của GV với HS, và là hình thức đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp. Viết là một kĩ năng quan trọng trong tạo lập VBHC-CV, thể hiện hình thức giao tiếp gián tiếp thơng qua ngơn ngữ viết

trên cơ sở VPHC-CV. Dù nói hay viết, dù tạo một ngơn bản hồn chỉnh hay một vài phát ngơn, hoạt động sản sinh lời nói vẫn thực hiện qua bốn giai đoạn kế tiếp nhau là định hướng, lập chương trình, hiện thực hố chương trình và kiểm tra kết quả. Có thể hiểu bốn giai đoạn của q trình sản sinh lời nói hay tạo lập văn bản như sau:

Định hướng giao tiếp, chính là xác định cụ thể các nhân tố giao tiếp, ý

đồ giao tiếp chi phối nội dung và hình thức của ngơn bản. Để xác định được nhân tố giao tiếp, người nói, người viết cần lần lượt đặt và trả lời câu hỏi về mỗi nhân tố. Ví dụ: cần nói hay viết? Nói/viết với ai? Nói/viết gì? Nói/viết

trong hồn cảnh nào? Nói/viết như thế nào?

Lập chương trình, là việc tìm ý bằng quan sát hoặc tưởng tượng từ các

nhân tố được xác định theo định hướng. Nó cịn là sự sắp xếp các ý đã tìm được theo trình tự nhất định. Sản phẩm ở giai đoạn này là dàn ý cho văn bản sắp được tạo lập.

Hiện thực hố chương trình, kĩ năng hiện thực hố chương trình trong

dạy học tạo lập một VBHC-CV chính là kĩ năng nói hay viết theo dàn bài các mục cần có.

Kiểm tra, điều chỉnh, là sự so sánh, đối chiếu kết quả của hoạt động giao

tiếp, tức là của văn bản hay phát ngơn với mục đích và nội dung giao tiếp để kịp thời điều chỉnh (nếu có thể) sao cho khi kết thúc một hoạt động giao tiếp, kết quả của nó trùng với mục đích giao tiếp đã xác định ban đầu.

Bốn giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, việc thực hiện tốt các bước này cần được quan tâm, chú ý trong hoạt động giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)