THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
Tiến hành TN sư phạm có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thể nghiệm và kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu. Đề tài Dạy
học tạo lập văn bản hành chính-cơng vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp thuộc chuyên ngành PPDH nên việc tiến hành TN
và xử lí kết quả TN càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Ở chương này, chúng tơi tập trung mơ tả tồn bộ q trình TN; đi sâu phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả TN nhằm rút ra những kết luận khoa học cần thiết để làm sáng tỏ một số khía cạnh quan trọng có liên quan chặt chẽ đến những nội dung lí thuyết đã được trình bày trong các chương trước đó của luận văn. Những kết quả TN ban đầu này cũng đã phần nào giúp chúng tơi có được đánh giá khách quan bước đầu hiệu quả của việc tổ chức dạy học nội dung dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS theo lí thuyết giao tiếp.
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm
Trong thực tiễn giáo dục nói chung, dạy học nói riêng, khi đề xuất một vấn đề mang tính lí luận về PPDH, một khâu khơng thể thiếu là kiểm chứng khả năng thực thi của những đề xuất ấy. Chỉ khi đưa vấn đề nghiên cứu vào thực tiễn dạy học trong nhà trường thông qua các hoạt động TN thì chúng ta mới có đầy đủ cơ sở để đánh giá tính khả thi của chúng. Thực tiễn dạy học và kết quả học tập của người học chính là thước đo khách quan giá trị của những đề xuất mang tính lí luận.
Trong luận văn, chúng tôi đề xuất việc dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS, chúng tơi đã đưa ra những phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học hết sức cụ thể. Vì vậy, việc TN sư phạm của chúng tơi nhằm hướng tới các mục đích cụ thể sau đây:
Thứ nhất, thông qua dạy học TN làm sáng tỏ khả năng dạy học các nội
cơ sở theo lí thuyết giao tiếp” cũng như kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của cách thức, biện pháp dạy học theo lí thuyết giao tiếp. Với mục đích này, trong q trình TN, chúng tơi cố gắng lựa chọn và thiết kế những giáo án điển hình cho từng bài gắn với từng vấn đề. Lựa chọn GV tham gia dạy TN là những GV có năng lực và trình độ khác nhau, tập huấn cho họ một cách kĩ lưỡng để họ nắm vững mục đích, ý nghĩa của các giờ học TN theo đúng ý đồ của tác giả luận văn. Với HS, chúng tôi lựa chọn đối tượng HS THCS ở những lớp học, trường học khác nhau với mong muốn có thể tìm được lời giải đáp cụ thể và rõ ràng nhất cho những câu hỏi như: cách thức, biện pháp dạy học theo lí thuyết giao tiếp mà luận văn xây dựng đã thật sự hợp lí chưa? GV gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi tổ chức dạy học theo cách thức, biện pháp đó? Những nội dung dạy học học tạo lập VBHC-CV nào có thể tổ chức theo lí thuyết giao tiếp sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, nội dung nào không nhất thiết phải tổ chức dạy học theo lí thuyết giao tiếp? Sự chuyển biến về kết quả môn học cũng như về khả năng tạo lập VBHC-CV của HS sau khi tham gia các giờ học dạy học tạo lập VBHC-CV theo quan điểm giao tiếp so với các giờ học bình thường khác?
Thứ hai, chúng tơi tiến hành TN sư phạm cịn nhằm mục đích thu được
kết quả phản hồi từ phía HS về sự phát triển các kĩ năng giao tiếp hành chính của HS qua các giờ học dạy học tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp. Những kết quả và số liệu thu được là cơ sở để chúng tôi bước đầu đánh giá về hiệu quả thực tế của việc tổ chức dạy học nội dung dạy học tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp.
Mong muốn của chúng tơi là có thể thu được những kết quả chân thực, phản ánh đúng những gì mà GV và HS vốn có về khả năng hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng hết sức coi trọng xem xét, phân tích những kết quả thu được sau mỗi giờ TN, sau bài kiểm tra cũng như các phiếu thăm dò ý kiến của GV và HS để rút ra được những đánh giá khách quan, chính xác về khả năng phát triển các kĩ năng giao tiếp hành chính của HS qua
các giờ học này trong sự so sánh, đối chiếu với các giờ học bình thường, khơng theo quan điểm dạy học giao tiếp của GV.
Kết quả của sự phân tích này sẽ giúp chúng tơi nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng cách thức, biện pháp dạy học VBHC-CV trong chương trình THCS đã thực hiện. Trên cơ sở đó, chúng tơi điều chỉnh, hoàn thiện lại cách thức, biện pháp dạy học đã đề xuất nhằm nâng cao thêm một bước chất lượng dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS nói riêng và tạo lập văn bản nói chung.
3.2. Việc chuẩn bị thực nghiệm sƣ phạm
3.2.1. Biên soạn tài liệu thực nghiệm
- Biên soạn tài liệu định hướng thiết kế giáo án cho từng nội dung dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS làm căn cứ để GV thiết kế giáo án TN và triển khai thử nghiệm trong thực tế dạy học.
- Thiết kế các phiếu thăm dò ý kiến của GV và HS sau khi tham gia dạy học TN. - Thiết kế các nhiệm vụ, dự án, đề kiểm tra để đánh giá mức độ nắm kiến thức và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp của HS sau mỗi giờ học VBHC-CV trong chương trình THCS.
3.2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
3.2.2.1. Chọn giáo viên và học sinh
Như đã giới hạn trong phần phạm vi nghiên cứu, ở luận văn này chúng tôi chọn đối tượng TN là HS lớp 7 bậc THCS. Chúng tôi TN ở ba trường địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Để được tiến hành TN được khách quan, mỗi trường TN, chúng tôi chọn một lớp TN và một lớp ĐC (Tổng số HSTN:132 , HSĐC:128) HS lớp TN và lớp ĐC có chất lượng Ngữ văn tương đương nhau. Các GV được chọn để dạy lớp ĐC cũng có những tiêu chuẩn như các GV tham gia TN. Cách chọn lựa này tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tơi trong q trình đối chiếu, so sánh kết quả của lớp dạy học TN với lớp ĐC.
Tuy nhiên, việc lựa chọn GV của chúng tôi cũng chỉ đạt mức độ tương đối, nhất định. Bởi lẽ, trình độ, năng lực cũng như khả năng tổ chức lớp học,
giờ học của GV có sự khác nhau nhất định. Với các tiêu chí chọn lựa cụ thể như vậy cùng quá trình tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho GV về mục đích, nội dung và cách thức tiến hành TN trước khi dạy học TN, chúng tôi tin rằng những kết quả TN thu được từ TN là đáng tin cậy và những kết luận mà chúng tôi rút ra từ TN là có cơ sở khoa học và thực tiễn cao.
3.2.2.2. Địa bàn thực nghiệm
Với mong muốn có thể tìm ra PPDH tạo lập văn bản nói chung và dạy học tạo lập VBHC-CV trong chương trình THCS nói riêng hiệu quả, phù hợp với đối tượng là THCS chúng tôi sẽ tiến hành địa bàn TN của các bài TN là các lớp HS thuộc 3 trường: trường THCS Cổ Đông, THCS Sơn Đông, THCS Trung Sơn Trầm cùng địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
3.2.3. Xây dựng kế hoạch dạy học thực nghiệm và tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy học thực nghiệm giáo viên dạy học thực nghiệm
3.2.3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học thực nghiệm
Căn cứ vào chương trình dạy học năm học 2016-2017 của HS và nghiên cứu kĩ chương trình học tập của HS và căn cứ vào đối tượng HS, chúng tôi quyết định lựa chọn và xây dựng kế hoạch TN gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thời gian tiến hành từ 01/3/2017 đến 20/4/2017.
Trong đó, từ 01/3 đến 01/4/2017 chúng tơi tiến hành điều tra, nắm bắt tình hình dạy học thực tế của GV và HS cũng như chuẩn bị kế hoạch, giáo án và tập huấn cho GV tham gia dạy học TN; từ 03/4/ đến 20/4 năm 2017 chúng tôi tổ chức các bài dạy học TN. Trong thời gian dạy học TN, chúng tôi tiến hành dạy học nội dung tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp như đã đề xuất.
Giai đoạn 2: Bắt đầu từ 21/4/2017 và kết thúc vào 10/5/2017. Trong
giai đoạn này, chúng tôi tiến hành dạy học TN trên cơ sở xem xét, điều chỉnh từng bước đi, từng thao tác cụ thể trong các PPPH dạy học đã đề xuất, điều chỉnh các hoạt động giao tiếp cần tổ chức cho HS trong từng nội dung dạy học,… sau khi đã tiếp nhận các ý kiến của GV và HS. Như vậy, đặc điểm của
giai đoạn TN này là nhằm thực hiện mục tiêu kiểm tra tính vững chắc và tính khả thi của các định hướng và PPPH mà luận văn đã đề xuất.
Sau hai giai đoạn TN, chúng tôi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra tổng hợp nhằm đánh giá toàn diện năng lực tạo lập VBHC-CV của HS thông qua các giờ học về VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp.
3.2.3.2. Tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy học thực nghiệm
Tổ chức tập huấn cho GV là một việc rất quan trọng trước khi tiến hành TN nhằm giúp các GV nắm vững các vấn đề cơ bản để giúp cho quá trình TN đi đúng hướng và đạt được mục đích đề ra. Cụ thể chúng tơi tập trung vào các nội dung sau:
Một là, giúp GV nắm và hiểu được mục đích của việc dạy học TN cũng
như mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của việc dạy học tạo VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp.
Hai là, hướng dẫn GV nắm lại những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
trong việc dạy học tạo lập VBHC-CV và những yêu cầu cần thiết về kiến thức và kĩ năng mà HS cần đạt tới khi tổ chức dạy học tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp.
Ba là, giới thiệu phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học từng
nội dung dạy học tạo lập VBHC-CV mà luận văn đề xuất và các giáo án minh họa cho từng phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức đó. Nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp, chúng tôi đã thiết kế giáo án theo những định hướng, cách thức mà luận văn đã đề xuất. Sau khi soạn thảo xong, chúng tôi giao thiết kế bài giảng cho GV và trao đổi trực tiếp với GV về ý đồ, cách thực hiện nhằm hoàn thiện nội dung theo dự kiến. Các GV trực tiếp dạy TN sẽ nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung TN, các yêu cầu cơ bản và cách thức, phương pháp tiến hành tổ chức các giờ học tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp. Sau đó, chúng tơi cùng các GV thảo luận, sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện giáo án trước khi đưa vào dạy học TN.
Bốn là, hướng dẫn GV cách tiến hành các giờ học TN theo giáo án đề
học sao cho quá trình TN được tiến hành như các giờ dạy học bình thường khác nhằm đảm bảo tính khách quan của việc TN.
3.3. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Nội dung thực nghiệm
Nội dung TN của luận văn chính là một số tiết dạy về tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp được thực hiện trong chương trình THCS. Chủ yếu là ở các tiết dạy:
- Tiết “Văn bản đề nghị”. - Tiết “Văn bản báo cáo”
- Tiết “Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo”-SGK Ngữ văn lớp 7-Dành cho HS THCS. Phần dạy học ĐC, các GV sử dụng giáo án hiện tại mình đang dạy. Sau đây là một số TN của chúng tôi:
Thực nghiệm 1: Tiết 121:
Tên bài: VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị: Khi nào viết văn bản đề nghị? Viết để làm gì?
- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.
- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết văn bản đề nghị. - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản đề nghị đúng quy cách.
- Rèn kĩ năng nhận ra được những sai sót khi viết văn bản đề nghị đúng VPHC-CV.
- Giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng tạo lập VBHC-CV; ý thức chấp hành pháp luật.
- Giáo dục ý thức viết văn bản đề nghị đúng quy cách.
4. Lƣu ý về hình thành phẩm chất năng lực:
- Ngoài các yêu cầu nêu trên, cần quan tâm đến hình thành cho HS năng lực tạo lập VBHC-CV;
- Chú ý đến hoạt động luyện tập kĩ năng, vận dụng vào thực tế, trải nghiệm để phát triển bản thân,...
II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn giáo án, xây dựng phiếu học tập, chuẩn bị các đồ dùng dạy học, máy tính, máy chiếu.
- Văn bản mẫu có liên quan.
2. Học sinh:
- Hoàn thành bài tập về nhà của bài 120.
- Đọc trước bài, soạn bài Văn bản đề nghị trong SGK trước khi đến
lớp (tr.124-127).
- Tư liệu, văn bản liên quan về văn bản đề nghị.
III. PHƢƠNG PHÁP, PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phƣơng pháp:
- Phương pháp chủ đạo: Dạy học thảo luận nhóm, xử lí tình huống và ứng dụng - Phương pháp bổ trợ: Đàm thoa ̣i, thuyết trình, vấn đáp
2. Phƣơng tiện và đồ dùng dạy học:
- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu đa năng, bút chỉ bảng. - Đồ dùng: Văn bản mẫu...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A. KHỞI ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức
2. Hồi tƣởng, trải nghiệm
B. BÀI HỌC MỚI
- Giới thiệu bài: Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể thì người ta viết văn bản đề nghị gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình. Vậy văn bản đề nghị cần trình bày như thế nào?
Hôm nay, chúng ta cùng nghiên cứu về cách tạo lập văn bản đề nghị.
Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu ngữ liệu, hình thành kiến thức
- HS đọc một lần toàn văn bài mẫu (SGK, tr.124).
- GV tổ chức cho HS học tập theo kĩ thuật mảnh ghép-hoạt động theo nhóm.
Vịng 1: Nhóm chuyên gia-chia
4 nhóm tương ứng 4 câu hỏi. - Nhóm 1: Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?
- Nhóm 2: Nội dung trong văn bản đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì?
- Nhóm 3: Hình thức trình bày của văn bản đề nghị?
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu
- Văn bản 1: Đề nghị với cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng.
- Văn bản 2: Đề nghị UBND phường giải quyết việc lấn chiếm đất trái phép của một số gia đình làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
- Mục đích: Viết giấy đề nghị nhằm mục đích đề bạt một yêu cầu, một nguyện vọng