Lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp (Trang 58 - 67)

2.2. Hoạt động dạy học tạo lập văn bản hành chính-cơng vụ trong

2.2.1. Lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học

Với tiết học dạy học tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp, chúng tơi đề xuất các PPDH tích cực như:

Mô tả phương pháp:

- Phương pháp vấn đáp dùng để thu nhận thông tin phản hồi từ phía HS, nâng cao hiệu quả bài học về tạo lập VBHC-CV.

- Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của HS, kích thích HS tìm tịi, đóng góp vào bài học; từng bước chủ động đi sâu khám phá, tìm hiểu đặc điểm văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khám phá và nhận xét từng mặt, từng bộ phận của văn bản mẫu.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp, đặc biệt là kĩ năng trình bày những suy nghĩ của cá nhân trước tập thể về một vấn đề trong hoạt động HC-CV.

- Đánh giá được mức độ nắm vững nội dung, sự tiến bộ của HS trong tiết học.

Cách tiến hành:

Bước 1: Công tác chuẩn bị, phải xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi (đặt câu hỏi ở chỗ nào?), trình tự của các câu hỏi (câu hỏi trước phải làm nền cho các câu hỏi tiếp sau hoặc định hướng suy nghĩ để HS giải quyết vấn đề).

Bước 2: Tiến trình lên lớp, GV chọn ngữ liệu phù hợp với từng nội dung bài học, sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến phù hợp với trình độ nhận thức HS, vốn kiến thức đã có của HS. Có thể lựa chọn ngữ liệu trong SGK hoặc ngay trong các văn bản của lớp hay của trường. Gợi ý, định hướng HS suy nghĩ và phân tích nhằm đúng mục tiêu của bài học và trọng tâm của đối tượng tạo lập văn bản; uốn nắn và điều chỉnh nội dung, cách phân tích, nhận xét, đánh giá chưa thật hợp lí của các em; tổng hợp và nhận xét chung, kết luận khái quát.

Ví dụ: Khi dạy bài: “Văn bản đề nghị”, GV có thể lựa chọn các câu hỏi trong SGK và đưa thêm các câu hỏi để khái quát kiến thức để mở rộng và nâng cao.

Câu hỏi trong SGK: Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì? Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày? Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị.

Câu hỏi ngoài SGK: Em đã bao giờ viết văn bản đề nghị chưa? Hãy

nêu một số tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị?

Khi GV hỏi về những yêu cầu cần thiết của một văn bản đề nghị, với số HS yếu không trả lời được, GV nên đưa ra những câu hỏi nhỏ như: Muốn tạo lập văn bản đề nghị, em cần làm gì? Theo em, bố cục của văn bản đề nghị có những mục nào?

Với các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS trả lời như vậy sẽ bảo đảm lôi cuốn mọi HS tham gia trả lời các câu hỏi trong bài học (câu hỏi khó cho HS khá, giỏi; câu hỏi dễ cho HS có học lực trung bình và những câu hỏi phát hiện cho HS yếu kém).

Yêu cầu sư phạm: Khi tiến hành vấn đáp, HS phải có ý thức về tồn bộ

hay một phần lớn các câu hỏi trong phần tìm hiểu về văn bản. Đồng thời phải xác định chủ đề vấn đáp phải là hệ thống những vấn đề được lựa chọn và sắp xếp hợp lí nhằm hướng tới mục đích của bài học. Số lượng, nội dung và tính chất phức tạp của câu hỏi chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức cần thiết, trình độ HS. Khi HS không trả lời được, GV cần đưa ra các câu hỏi phụ để gợi mở, dẫn dắt HS trả lời.

Ưu điểm: Đây là PPDH mà GV khơng trực tiếp đưa ra những kiến thức

hồn chỉnh mà hướng dẫn HS tư duy từng bước để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học.

Hạn chế: Hạn chế lớn nhất của phương pháp vấn đáp là rất khó soạn

thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và vấn đáp cho HS theo một chủ đề nhất quán.

2.2.1.2.Phương pháp thảo luận nhóm Mơ tả phương pháp:

Phương pháp thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới, những kiến thức về tạo lập một VBHC-CV cụ thể như: Văn bản báo cáo hay văn bản đề nghị. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ về nội dung bài học mà mỗi HS có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về VBHC-CV. Từ đó mà bài học về tạo lập VBHC-CV sẽ trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau giữa các HS chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV.

Cách tiến hành: Phương pháp thảo luận nhóm được tiến hành theo

các bước sau:

Bước 1: Công tác chuẩn bị, ở phần dặn dò và hướng dẫn về nhà của tiết học trước GV nêu yêu cầu cần chuẩn bị cho tiết học sau. GV: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu, sơ đồ bảng biểu, một số văn bản mẫu và các đồ dùng khác có liên quan… HS: Đọc bài trước ở nhà, soạn các nội dung kiến thức của bài học, chuẩn bị một số văn bản mẫu, giấy khổ lớn, bút, kéo, băng dính… (có thể các đồ dùng này có sẵn ở lớp học).

Bước 2: Tiến trình lên lớp, GV tiến hành các công việc như sau:

- Làm việc chung cả lớp: GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức về tạo lập VBHC-CV. Sau đó tổ chức các nhóm (lớp chia thành mấy nhóm, mỗi nhóm gồm mấy HS?), giao nhiệm vụ gồm các yêu cầu và bài tập (chú ý yêu cầu về nội dung, hình thức, cách thức, thời gian thảo luận, xử lí kết quả thảo luận). Cuối cùng là hướng dẫn cách làm việc trong nhóm (cử nhóm trưởng, thư kí; nhiệm vụ của nhóm trưởng, thư kí và nhiệm vụ của các thành viên).

- Làm việc theo nhóm: Phân cơng trong nhóm (các nhóm tự phân cơng: ai làm nhóm trưởng, ai làm thư kí và các cơng việc cụ thể cho từng thành viên,...). Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm. Cử đại diện hoặc phân cơng trình bày kết quả làm việc theo nhóm.

- Tổng kết trước lớp: Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả; các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hồn chỉnh câu trả lời trong bài tạo lập VBHC-CV.

Có thể thảo luận chung về các câu hỏi trong bài học và GV tổng kết, đặt câu hỏi tiếp theo trong bài.

Ví dụ: Khi dạy bài “Luyện tập làm văn bản đề nghị và văn bản báo cáo”, ở phần ơn tập lí thuyết, GV tiến hành quy trình tổ chức nhóm như sau:

- Chia nhóm: Lớp thực nghiệm có khoảng 43 đến 45 HS, GV có thể chia 5 đến 7 nhóm, mỗi nhóm 5 đến 8 HS.

- Giao nhiệm vụ: Phân cơng cơng việc cho các nhóm, phân cơng nhiệm vụ trong nhóm (ai làm gì, làm như thế nào?), đưa ra các vấn đề cần thảo luận (nhóm 1 thảo luận về điểm khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo; nhóm 2 thảo luận về nội dung, văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau; nhóm 3 thảo luận về điểm giống nhau và khác nhau về hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo; ...). Giáo viên nêu yêu cầu về cách thức, thời gian hoàn thành cơng việc. Các nhóm thảo luận về các cơng việc được giao. Đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và GV chốt lại những nội dung quan trọng về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo, rút kinh nghiệm chung cho những lần thảo luận sau.

Yêu cầu về sư phạm: Có nhiều cách chia nhóm: Có thể chia theo số

điểm danh, chia theo tổ, theo bàn, theo giới tính, theo vị trí chỗ ngồi… Nhưng cách chia nhóm làm sao trong nhóm có cả HS giỏi, khá , trung bình, yếu là tốt nhất. Số lượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu giữa các nhóm phải bằng nhau để đảm bảo cơng bằng. Quy mơ nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ theo vấn đề thảo luận. Tuy nhiên nhóm từ 4-6 HS là tốt nhất.

Ưu điểm: Phương pháp thảo luận nhóm hạn chế tối đa lối học thụ động

của HS. Các em hiểu sâu nội dung trọng tâm của bài học.

Hạn chế: Phương pháp này bị hạn chế lớn nhất là lớp ồn (do các nhóm

đều thảo luận). Và thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên khi trả lời các câu hỏi trong bài học.

Mô tả phương pháp:

Tình huống là một hồn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn. Trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, khơng phải bao giờ cũng có giải pháp duy nhất đúng. Tình huống trong giáo dục là những tình huống thực hoặc mơ phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hố nhằm mục đích giáo dục. Với phương pháp xử lí tình huống, HS được đặt mình vào trong các tình huống có vấn đề gắn với thực tiễn, địi hỏi phải có những hành động cụ thể đưa ra phương án giải quyết.

Cách tiến hành:

Bước 1: Sử dụng ngữ liệu mẫu để giúp HS tri giác tài liệu học tập và tái hiện tri thức cũ. Đây là bước khởi động rất cần thiết cho việc nêu tình huống có vấn đề.

Bước 2: Nêu tình huống có vấn đề đã được cụ thể hoá bằng một câu hỏi nêu vấn đề, hoặc một bài tập mang nhiệm vụ nhận thức. Ở bài học về “Văn bản đề nghị”, để giúp HS hiểu được đặc điểm, yêu cầu văn bản đề nghị, GV đưa ra các tình huống khác nhau và yêu cầu HS cho ý kiến xem tình huống nào thì viết đề nghị.

Ví dụ: Khi dạy bài “Văn bản đề nghị”, vận dụng tình huống cần viết đề nghị, SGK Ngữ văn 7, tập 2 (tr. 125) có một câu hỏi vận dụng như sau: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị? a) Có

một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể? b) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất xe đạp? c) Sắp thi học kì, cả lớp cần trao đổi thêm về mơn Tốn? d) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết?. Giải thích lí do.

Với các tình huống như vậy, GV hướng dẫn để HS nắm được yêu cầu của bài tập, vận dụng các kiến thức vừa học có thể giải quyết được bài tập. Dựa vào mục đích, nội dung và yêu cầu của văn bản đề nghị thì tình huống: a, c phải viết giấy đề nghị; tình huống b phải viết giấy tường trình và tình huống d phải viết

bản kiểm điểm. Và GV phải chốt kiến thức, giải thích lí do để HS hiểu. Qua đó các em hiểu kĩ những đặc điểm của văn bản đề nghị.

Yêu cầu sư phạm:

Trước khi soạn bài cần xác định bài tạo lập “Văn bản đề nghị” là loại bài lí thuyết, nhưng muốn hiểu được những đặc điểm của loại văn bản này thì phải kết hợp với thực hành bài tập. Đặt vị trí của bài học này vào trong chương trình để thấy hết tầm quan trọng của bài học. Trong khi soạn bài cần tham khảo một hệ thống câu hỏi để đạt tối ưu những kĩ năng cần thiết nhất để rèn luyện HS. Cần dự kiến các tình huống có thể xảy ra khi giảng bài bài học này. Khi GV tạo ra những tình huống có vấn đề cần hướng HS vào hoạt động nhận thức nhằm kích thích tư duy của HS. Khi giảng bài trên lớp, GV cần chủ động, tích cực huy động tối đa HS hoạt động theo định hướng.

Ưu điểm: Kích thích HS tư duy, hoạt động tích cực trong học tập. Hạn chế: Mất nhiều thời gian (GV có thể bị “cháy” giáo án)

Một số lưu ý: Tình huống giao tiếp, tình huống có vấn đề phải tạo được khơng khí học tập thoải mái cho HS để kích thích nhu cầu giao tiếp cho các em; phải có chủ đề hấp dẫn, phù hợp với thực tiễn, với đặc điểm tâm sinh lí của các em. Vì thế, tình huống giao tiếp cơng vụ, tình huống có vấn đề nên đa dạng, phong phú, thiết thực để luôn hấp dẫn HS.

2.2.1.4. Phương pháp ứng dụng Mô tả phương pháp:

Đây là phương pháp hướng dẫn HS vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của q trình sản sinh lời nói trên cơ sở phân tích ảnh hưởng chi phối của các nhân tố giao tiếp tham gia vào q trình. Phương pháp này có thể được vận dụng vào dạy học bài tạo lập một VBHC-CV ở nội dung luyện tập. Đây là phương pháp chủ yếu để phát triển lời nói cho HS.

Chẳng hạn, sau khi học xong phần lí thuyết văn bản đề nghị, GV yêu cầu HS viết một văn bản đề nghị với nội dung tự chọn và trình bày ngay tại lớp.

Ưu điểm: Dạy học tạo lập một VBHC-CV theo phương pháp ứng dụng

là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp HS nắm được các quy tắc sử dụng ngơn ngữ trong giao tiếp để có thể giao tiếp hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực HC-CV.

Hạn chế: Việc trình bày các kiến thức lí thuyết khơng liên tục. Có khi

GV không dạy hết tất cả các nội dung kiến thức bài học quy định, chỉ dạy phần trọng tâm nhất của bài học. Giáo viên có thể bị “cháy giáo án” (hết 45 phút của tiết học nhưng GV dạy chưa hết nội dung bài học).

Lưu ý khi vận dụng: Chú trọng nâng cao tính thực hành trong việc dạy

học tạo lập một VBHC-CV, phải đưa bài học vào những tình huống thực hành giao tiếp nghe, nói, đọc, viết cụ thể, giúp HS sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện có hiệu quả trong việc học tập; phải đặt ra các yếu tố ngơn ngữ vào trong lịng những đơn vị lớn hơn; lựa chọn kiến thức, tài liệu dạy học sao cho phù hợp với thực tiễn giao tiếp; đặc biệt chú ý đến cả hai quá trình tiếp nhận và sản sinh lời nói trong giao tiếp bằng ngơn ngữ viết. Bởi vì, VBHC-CV chỉ tồn tại ở dạng viết.

2.2.1.5. Phương pháp dạy học theo dự án Mô tả phương pháp:

Tổ chức dạy học theo dự án hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với thực tiễn trong quá trình học tập và rèn luyện của HS. Ngồi ra còn phát triển ở HS kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề; kĩ năng tư duy ở bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá). Hơn nữa khi tổ chức dạy học theo dự án còn giúp rèn luyện nhiều kĩ năng khác như: thu thập và xử lí thơng tin, kiến thức; làm việc theo nhóm; giao tiếp. Điều đó cho phép HS làm việc tích cực để hình thành kiến thức và làm ra sản phẩm là những văn bản có tính khả thi. Trong chương trình THCS, sau mỗi tiết dạy lí thuyết về một VBHC-CV như: văn bản đề nghị hay văn bản báo cáo đều có nội dung luyện tập, nên phương pháp này ta có thể vận dụng dạy học bài: “Luyện tập văn bản đề nghị và văn bản báo cáo”. Bởi đặc điểm chủ đề nội dung bài học: gắn liền với thực tiễn học tập và rèn luyện của HS. Dạy học

theo phương pháp này sẽ tập trung rèn luyện và phát triển kĩ năng thực hành cho HS thơng qua hoạt động của chính các em.

Từ kế hoạch tổ chức dạy học theo dự án, chúng tôi giao nhiệm vụ cho HS trong lớp sau giờ dạy lí thuyết để các em về nhà thực hiện một yêu cầu cụ thể.

Cách thực hiện: Phương pháp này giúp HS giải quyết bài tập rèn kĩ

năng tổng hợp. Phương pháp được thực hiện như sau:

Công việc của GV:

- Xây dựng chủ đề: Xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được, GV đưa ra chủ đề về dự án tạo lập một văn bản đề nghị hay văn bản báo cáo có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)