Lựa chọn sử dụng các hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp (Trang 67 - 71)

2.2. Hoạt động dạy học tạo lập văn bản hành chính-cơng vụ trong

2.2.2. Lựa chọn sử dụng các hình thức tổ chức dạy học

2.2.2.1. Tổ chức cho học sinh thuyết trình nội dung bài học tại lớp

Thuyết trình, là một trong những phương thức hiệu quả giúp truyền đạt

thông tin một cách thuyết phục đến một nhóm đối tượng nghe nhất định. Trong nhà trường phổ thông, phương pháp thuyết trình có vai trị quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho HS. Quy trình tổ chức cho HS thuyết trình bài học gồm ba bước sau:

Bước 1: GV hướng dẫn HS các công việc cần thiết để chuẩn bị cho một

bài thuyết trình về một trong các nội dung của bài học. Công việc này trải qua

ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: Thu thập thông tin và xây dựng cấu trúc bài thuyết trình, tức là xác định rõ ràng chủ đề chính và đưa ra các ý liên quan để xác

định trọng tâm bài thuyết trình. Tiến hành thu thập thông tin từ mọi nguồn (SGK, internet, nhà trường, thầy cơ, bạn bè, gia đình, địa phương cư trú…), nhưng phải tơn trọng nguồn tin chính thức, có tính ổn định và cần thực hiện phân loại tài liệu, xử lí thơng tin. Đối với thơng tin định lượng, cần sử dụng bảng thống kê, biểu đồ, đồ thị... để đưa ra quy luật của sự vật. Đối với thơng tin định tính, sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp... để rút ra kết luận. Sau đó tiến hành sắp xếp, chỉnh sửa các ý sao cho phù hợp với tiến trình bài thuyết trình và hợp logic, đảm bảo nội dung bài thuyết trình đúng trọng tâm, đầy đủ và rõ ràng.

Giai đoạn thứ hai: GV hướng dẫn HS cách luyện tập, các em có thể tập nói trước gương, tập cười, tập đi lại trong q trình thuyết trình. Chú ý nói chậm và rõ ràng để người nghe lĩnh hội được đầy đủ thơng tin của bài thuyết trình. Đồng thời chú ý đảm bảo thời gian quy định của bài thuyết trình.

Giai đoạn thứ ba: GV hướng dẫn HS thuyết trình một cách hiệu quả và

ấn tượng bằng cách vận dụng hiệu quả các yếu tố phi ngôn từ trong thuyết trình. Các yếu tố phi ngơn từ trong thuyết trình có thể vận dụng một cách có

Bước 2: GV phân nhóm và cho đại diện các nhóm bốc thăm chủ đề cần

thuyết trình. Giáo viên chia HS trong lớp thành nhiều nhóm, số lượng nhóm

có thể từ 4-6 HS. Đến tiết học, GV cho các em bốc thăm các chủ đề cần thuyết trình. Sau đó, theo trình tự bốc thăm, đến nội dung của phần nào thì đại diện của nhóm bốc thăm nội dung đó lên thuyết trình.

Bước 3: GV thiết kế và phát cho các em bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình. Đây là một công việc quan trọng. Nó như một sự định hướng

trước nội dung của bài học để giúp HS nghiên cứu, chuẩn bị và thuyết trình về một trong các nội dung của bài học một cách có trọng tâm.

Khi tiến hành dạy học tạo lập một VBHC-CV, GV không thể chỉ sử

dụng một hình thức tổ chức dạy học thuyết trình. Giáo viên có thể kết hợp với nhiều hình thức tổ chức dạy học khác. Cụ thể là phần thuyết trình có thể được áp dụng cho một nội dung trong bài học.

Ví dụ: Khi dạy học bài “Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo” (tiết 127), GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm dự án về hai chủ đề được giao: (1) Văn bản Đề nghị cô giáo chủ nhiệm tổ chức đi tham quan 1 địa danh nổi

tiếng ở gần trường. (2) Văn bản Báo cáo tổng kết năm học của lớp.

Như vậy, với hình thức tổ chức dạy học này, HS đã trở thành đồng tác giả của quá trình dạy học. Các em thực sự đã trở thành chủ thể của hoạt động giáo dục, được chủ động và sáng tạo trong việc học tập, được tiếp cận nhiều luồng tri thức khác nhau. Đồng thời, GV trở thành người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của HS để các em tự mình tìm kiếm, phát hiện tri thức mới.

2.2.2.2. Tổ chức vừa chơi vừa học ở lớp

Hình thức dạy học này có thể được áp dụng ở đầu tiết học để tạo hứng thú học tập cho các HS, dẫn dắt các em đến với nội dung bài học. Giáo viên cũng có thể tổ chức cho HS chơi thông qua các bài tập ngắn xen kẽ giữa tiết học để HS thư giãn, vừa chơi vừa học, thu hút sự tập trung chú ý của các em. Hoặc GV tổ chức trò chơi cho HS vào cuối tiết học để củng cố kiến thức cho

các em. Khi dạy học bài “Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo”, GV có thể áp dụng chơi trò chơi như sau:

Giáo viên đưa ra một vấn đề (ví dụ như: Lớp em có một bạn HS đã rất nhiệt tình giúp đỡ các gia đình có người già neo đơn. Tập thể lớp em mong muốn Ban Giám hiệu nhà trường sẽ biểu dương tinh thần của bạn ấy. Thay mặt lớp, em sẽ viết văn bản nào đây: báo cáo, đề nghị, đơn hay thông báo?), yêu cầu HS đưa ra tên văn bản cần viết. Bài tập này sẽ giúp HS củng cố kiến thức cơ bản về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo đã được học ở các tiết học trước. Từ chủ đề là đề nghị, GV có thể nói lời vào bài: Văn bản đề nghị và văn bản báo cáo thường được sử dụng nhiều trong quản lí nhà nước. Tùy theo từng nội dung, yêu cầu của sự việc mà lựa chọn hình thức đề nghị hay báo cáo cho phù hợp. Ở các tiết học trước, chúng ta đã học về cách viết hai loại văn bản này. Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về tạo lập văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.

2.2.2.3. Tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp

Hình thức tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp có thể tạo nên chiếc cầu nối, sự liên kết chặt chẽ giữa tri thức lí thuyết với kĩ năng thực hành; giữa văn bản trong nhà trường với văn bản trong thực tiễn đời sống xã hội… góp phần đa dạng hố các hình thức dạy học, giảm tải chương trình, phát huy tính linh hoạt, sáng tạo của q trình dạy học, tạo hứng thú cho HS.

Ví dụ: khi dạy bài “Văn bản báo cáo”, GV yêu cầu HS sưu tầm một số văn bản báo cáo làm tài liệu học tập và viết một văn bản báo cáo tổng kết năm học của lớp. Báo cáo là hình thức văn bản mà HS tiếp cận thường xuyên khi sơ kết hoặc tổng kết năm học hay tổng kết phong trào thi đua của lớp, của trường trong một thời gian nhất định. Thông qua văn bản báo cáo, HS khơng chỉ có được những hiểu biết nhiều mặt, mà còn tập dượt, học hỏi và rèn luyện được những kĩ năng, trong đó có các kĩ năng tạo lập văn bản; phát triển và nâng cao trình độ tạo lập VBHC-CV nói riêng và tạo lập văn bản nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)