Lựa chọn sử dụng các kĩ thuật dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp (Trang 71 - 77)

2.2. Hoạt động dạy học tạo lập văn bản hành chính-cơng vụ trong

2.2.3. Lựa chọn sử dụng các kĩ thuật dạy học

Dạy học tạo lập VBHC-CV cho HSTHCS, GV có thể vận dụng nhiều kĩ thuật khác nhau: Mảnh ghép, động não, khăn trải bàn, bể cá... Nhưng trong luận văn này, chúng tôi đề xuất 2 kĩ thuật cơ bản là: Kĩ thuật động não và kĩ thuật mảnh ghép.

2.2.3.1.Kĩ thuật động não

Mục tiêu: Giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về tạo lập một VBHC-CV. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng, ý kiến khác nhau nhằm tạo ra nhiều ý tưởng.

Cách tiến hành: Động não là một kĩ thuật dạy học phổ biến thường được sử dụng trong các trường hợp:

- Dùng trong phần giới thiệu bài mới.

Ví dụ: Khi dạy bài “Văn bản đề nghị”, GV đưa ra các câu hỏi: Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể thì người ta lựa chọn hình thức văn bản nào gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình. Và văn bản đó cần trình bày như thế nào? HS suy nghĩ, trình bày ý kiến của mình. Trên cơ sở ấy, GV dẫn vào bài mới.

- Dùng để tìm hiểu các phương án giải quyết vấn đề.

Chẳng hạn, GV sử dụng kĩ thuật động não để giúp HS tiến hành phân tích văn bản mẫu trong bài học.

- Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau.

Chẳng hạn, sử dụng kĩ thuật này để yêu cầu các em nhận xét về bố cục của văn bản mẫu “Đề nghị với cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng”. Giáo viên cho HS thoải mái nêu ý kiến bằng miệng của mình hoặc qua phiếu HS.

- Động não có thể tiến hành theo các bước sau:

- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trong bài “Văn bản đề nghị” trước cả lớp hoặc trước nhóm.

- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.

- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.

- Phân loại các ý kiến.

- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng. - Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.

Vẫn là những câu hỏi ấy, GV tổ chức cho HS theo hai hình thức nói và viết. * Hình thức nói: Trong động não nói thì những ý tưởng được HS trình bày miệng. Các HS khác tham khảo, bổ sung.

* Cách thực hiện:

- GV đưa ra câu hỏi như trên.

- HS đưa ra những ý kiến của mình rồi thu thập ý kiến, khơng đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến nối tiếp nhau của nhiều HS.

- GV cùng HS lựa chọn các câu trả lời đầy đủ và đúng nhất. - GV đưa ra kết luận.

* Hình thức viết: Trong động não viết, các HS sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Các em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề văn bản ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. HS thay nhau ghi ra đó những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối. Các em cũng có thể xem các dịng tin của nhau và cùng viết ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những kiến thức một cách trọn vẹn hoặc là bản thu thập khái quát về tạo lập một văn bản đề nghị. HS thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.

* Cách thực hiện: Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy (hoặc bảng phụ) để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên. Mỗi HS viết ra những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó. Có thể tham khảo các ý kiến đã ghi trên giấy đó của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ. Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm. GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, chỉnh sửa rồi kết luận.

* Lưu ý: Người điều khiển kĩ thuật động não (GV hoặc nhóm trưởng) đơi lúc phải đôn đốc từng người phát biểu ý kiến về tạo lập văn bản đề nghị một cách nhanh chóng trong tiết học.

- Điều quan trọng là tất cả mọi người phải ý thức rằng tất cả ý tưởng đều có ích theo một nghĩa nào đó và vì thế khơng bao giờ được biểu hiện sự chê bai hay phê phán đối với bất kì ý tưởng nào.

- Tất cả các ý tưởng đều phải được liệt kê, phân loại, nếu chưa rõ thì tiếp tục làm sáng tỏ. Và cuối cùng là phải tổng hợp để đưa ra kết luận về tạo lập văn bản đề nghị.

2.2.3.2. Kĩ thuật mảnh ghép

Mục đích: Kĩ thuật mảnh ghép có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của HS, đồng thời rèn luyện cho HS tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kĩ năng trình bày kiến thức về tạo lập một VBHC-CV trước nhóm. Để kiểm chứng giá trị thực tiễn của kĩ thuật dạy học này, chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm: Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép vào thực tiễn giảng dạy tạo lập “Văn bản đề nghị”.

- Việc tổ chức dạy tạo lập “Văn bản đề nghị” thông qua kĩ thuật mảnh ghép nhằm đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của kĩ thuật này. Đồng thời, qua đó có thể tạo cơ sở khoa học để triển khai giảng dạy tạo lập VBHC-CV nói chung, làm tiền đề cho việc nghiên cứu, sử dụng kĩ thuật dạy học mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Ngữ văn.

- Đem lại sự thích thú của HS trong tiết dạy, tạo khơng khí sơi nổi, góp phần kích thích tư duy, tích cực tham gia xây dựng bài.

Cách tiến hành:

- Chia nhóm, phân cơng nhiệm vụ: HS được phân thành các nhóm, sau đó GV phân cơng cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1-thảo luận vấn đề mục đích của văn bản đề nghị? nhóm 2-thảo luận vấn đề về những yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày

cảu văn bản đề nghị? nhóm 3-thảo luận vấn đề về khi nào thì ta cần dùng văn bản đề nghị?.....

- HS thảo luận về vấn đề đã được phân công (các yêu cầu của tạo lập văn bản đề nghị).

- Sau đó, mỗi thành viên của nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy, trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về từng vấn đề trong bài tạo lập văn bản đề nghị và mỗi “chuyên gia” sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà các em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.

Ví dụ: Phần phân tích mẫu như trên có sáu câu hỏi, khơng nên lần lượt hỏi để HS lần lượt trả lời mà GV có thể vận dụng các kĩ thuật động não nhằm đem lại khơng khí thoải mái, kích thích thái độ chủ động, tích cực của HS trong giờ học tạo lập văn bản đề nghị.

Chúng tôi vận dụng kĩ thuật mảnh ghép vì phần kiến thức này yêu cầu giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề-nhiều câu hỏi). GV tổ chức cho các cá nhân và nhóm hoặc giữa các nhóm hợp tác với nhau để kích thích sự tham gia tích cực của HS.

Vịng 1: Nhóm chun gia

Hoạt động theo nhóm có 3 đến 8 người, chia 4 nhóm tương ứng với 4 câu hỏi, 4 nhiệm vụ khác nhau. Mỗi nhóm được giao một câu hỏi, một nhiệm vụ.

- Nhóm 1: Viết văn bản đề nghị nhằm mục đích gì?

- Nhóm 2: Nội dung trong văn bản đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì? - Nhóm 3: Hình thức trình bày của văn bản đề nghị?

- Nhóm 4: Khi nào thì ta cần dùng văn bản đề nghị? Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

- Hình thành nhóm 4 HS mới (1 HS từ nhóm 1, 1 HS từ nhóm 2, 1 HS từ nhóm 3, 1 HS từ nhóm 4) gọi là nhóm mảnh ghép.

Bốn câu trả lời và thông tin của vòng chuyên gia đã được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau “lắp ghép các mảng kiến thức thành bức tranh tổng thể” về đặc điểm, các vấn đề cần thiết trong văn bản đề nghị.

Như vậy, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm mảnh ghép là khái quát lại câu trả lời của bốn câu hỏi trên.

* Lưu ý: Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, HS được chia nhóm ở vịng 1(chun gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.

- Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng một màu có đánh số 1,2,....., n (nếu khơng có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A,B,C,.......ví dụ A1,A2....An, B1,B2,.....Bn, C1,C2,....Cn).

- Sau khi các nhóm ở vịng 1 hồn tất cơng việc, GV hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều “số” trong một nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận, tránh HS ghép nhầm nhóm.

- Trong điều kiện phịng học hiện nay, việc ghép vòng 2 sẽ gây mất trật tự, GV cần cho HS làm việc nhóm một cách khoa học.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Dạy học tạo lập văn bản nói chung và tạo lập VBHC-CV nói riêng không phải được dạy học như một khối tri thức về văn bản mà người học cần biết để nói về văn bản VBHC-CV, mà phải được dạy học sao cho để người học có thể tạo lập và sử dụng VBHC-CV đúng và phù hợp với các mục đích và hồn cảnh giao tiếp cơng vụ trong thực tế. Trong chương 2, chúng tôi đã chú ý đến mục tiêu và nội dung dạy học tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp.

Theo đó, chúng tơi hướng dẫn HS tạo lập VBHC-CV thông qua tổ chức dạy học ở từng nội dung lí thuyết và luyện tập trong từng bài học. Ở các tiết học này, chúng tôi chú ý đến việc cung cấp kiến thức cơ bản cho HS về một VBHC-CV cụ thể từ mục đích, u cầu đến các mục cần có bằng các PPDH tích cực như: Phương pháp thảo luận nhóm, vấn đáp, ứng dụng, học tập theo dự án. Cùng với các phương pháp đó là các kĩ thuật tích cực như: Kĩ thuật

động não, kĩ thuật mảnh ghép. Trong thực tế dạy học, GV nên căn cứ vào điều kiện dạy học và đối tượng người học để đề ra và sử dụng các phương pháp và kĩ thuật ấy một cách linh hoạt, đó cũng chính là dạy học tạo lập VBHC-CV theo lí thuyết giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản hành chính công vụ trong chương trình trung học cơ sở theo lí thuyết giao tiếp (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)