Stt Thời gian Bắt đầu
Thời gian
Kết thúc Nội dung nghiên cứu
1 Tháng 11/2016 Tháng 2/2017 Nghiên cứu lý luận, viết chương 1 – Cơ sở lý luận
2 Tháng 1/2017 Tháng 2/2017 Xây dựng công cụ
3 Tháng 3/2017 Tháng 3/2017 Điều tra thử và điều chỉnh công cụ 4 Tháng 4/2017 Tháng 5/2017 Thu thập số liệu
5 Tháng 6/2017 Tháng 8/2017 Nhập và phân tích số liệu
Viết chương 2 – Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
6 Tháng 9/2017 Tháng 10/2017 Viết chương 3 – Kết quả nghiên cứu Hoàn thiện luận văn
2.6. Đạo đức nghiên cứu
- Các khách thể tham gia nghiên cứu được cung cấp những các thông tin cơ bản về nghiên cứu và được quyền từ chối/đồng ý tham gia nghiên cứu này.
- Do nội dung của các bảng hỏi có một số mục có thể làm gợi lại các trải nghiệm tiêu cực, các khách thể tham gia nghiên cứu được giới thiệu thông tin liên hệ nếu cần sự hỗ trợ về mặt tâm lý.
- Số liệu điều tra và thơng tin của khách thể được giữ kín, mã hóa và lưu giữ theo các tiêu chuẩn riêng để đảm bảo không làm lộ thông tin.
- Các kết quả của luận văn được trình bày trung thực, chưa từng được cơng bố trong bất cứ đề tài nào khác.
Tiểu kết chƣơng 2
Đề tài đã được thực hiện theo quy trình nghiên cứu tương đối chặt chẽ, khoa học. Để tìm hiểu về mối liên hệ giữa KNTPH và vấn đề CXHV của học sinh THPT, đề tài này đã tiến hành khảo sát 423 học sinh THPT từ 4 trường THPT trên địa bàn Hà Nội. Nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau đã được sử dụng để có thể thu được kết quả chính xác, khách quan và khoa học: Phương pháp nghiên cứu lý luận,
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (bao gồm các thang đo Khả năng tự phục hồi, Bảng tự báo cáo của thiếu niên, Bảng hỏi các trải nghiệm khó khăn thời thơ ấu và Bảng hỏi các thông tin nhân khẩu học) và Phương pháp thống kê toán học.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng khả năng tự phục hồi của học sinh THPT
3.1.1. Thực trạng khả năng tự phục hồi của học sinh THPT
Thang đo READ đã được sử dụng để tìm hiểu về thực trạng KNTPH của học sinh THPT. Bảng 3.1 hiển thị kết quả điểm trung bình (M), độ lệch chuẩn (SD) của thang READ và của các tiểu thang trong đó.
3.1.1.1. Thực trạng khả năng tự phục hồi nói chung
Thực trạng KNTPH nói chung được thể hiện qua điểm trung bình của thang đo READ. Kết quả số liệu thu được cho thấy, điểm trung bình thang READ là 3.46 (SD=0.47). Điều đó có nghĩa là đa phần học sinh THPT tại Hà Nội có KNTPH ở mức trung bình.
Biểu đồ 3.1. Hàm phân phối điểm trung bình thang READ
Biểu đồ hàm phân phối điểm trung bình của thang đo READ có hình chng, như vậy có nghĩa đây là một hàm phân phối chuẩn, phần nào nói lên tính khách quan của số liệu. So với nghiên cứu của tác giả Hjemdal (2011) cũng đo KNTPH trên nhóm mẫu học sinh cấp ba ở Na Uy với cơng cụ READ, điểm trung bình thang đo READ của nhóm mẫu Việt Nam thấp hơn nhóm mẫu Na Uy (điểm trung bình là
3.87) [46]. Ngồi ra, kết quả điểm trung bình thang READ ở nghiên cứu này cũng thấp hơn so với nghiên cứu của Anyan (2016) điều tra trên nhóm trẻ vị thành niên từ 13-17 tuổi ở Ghanaian. Trong nghiên cứu của Anyan (2016), điểm trung bình thang READ có M=4.0, SD=0.5 [14]. Điều này có thể đặt giả thuyết là do các khác biệt về mặt văn hóa, đặc điểm kinh tế-chính trị giữa hai quốc gia dẫn đến sự khác biệt về điểm trung bình thang READ giữa các nước.
3.1.1.2. Thực trạng các yếu tố trong khả năng tự phục hồi
Thang đo READ gồm có 5 tiểu thang đo về 3 nhóm yếu tố của KNTPH: nhóm yếu tố liên quan đến các đặc điểm cá nhân, nhóm yếu tố liên quan đến gia đình và nhóm yếu tố liên quan đến xã hội. Bảng dưới đây mô tả thực trạng của KNTPH của học sinh THPT dựa vào điểm trung bình từng tiểu thang đo KNTPH ở nhóm mẫu nghiên cứu: