Những hành động phổ biến trong hoạt động nhận thức vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học cơ sở tự học khi dạy học chương cơ học, vật lý lớp 8 (Trang 25 - 27)

10. Cấu trúc của luận văn

1.2. Những đặc trưng của dạy học vật lý cho học sinh cấp THCS

1.2.2. Những hành động phổ biến trong hoạt động nhận thức vật lí

Để hướng đến việc tự học, người học trước hết cần nhận thức được quy trình sáng tạo khoa học mà lịch sử đã nghiên cứu và để lại. Những khía cạnh cơ bản của quy trình này đã được khái qt bởi V.G.Razumơpxki trên cơ sở những tích lũy của các nhà vật lý nổi tiếng, thể hiện qua chu trình dưới đây:

Sơ đồ 1.2. Chu trình sáng tạo khoa học vật lí theo V.G.Razumơpxki

Theo đó, việc sáng tạo khoa học vật lí là một chu trình gồm bốn giai đoạn chính khơng khép kín mà được xem xét liên tục, được mở rộng dần làm giàu có thêm tri thức khoa học. Từ con đường sáng tạo khoa học dẫn đến rất nhiều hành động khác nhau trong việc nhận thức và nghiên cứu vật lí. Theo tác giả Nguyễn Đức Thâm, trong học tập vật lí ở trường phổ thơng có những hành động phổ biến sau:

- Quan sát, nhận biết dấu hiệu đặc trưng của sự vật hiện tượng;

- Phân tích một hiện tượng phức tạp ra thành những hiện tượng đơn giản; - Xác định những giai đoạn diễn biến của hiện tượng;

- Tìm các dấu hiệu giống nhau của các sự vật hiên tượng;

- Bố trí một thí nghiệm để tạo ra một hiện tượng trong những điều kiện xác định;

- Tìm những tính chất của nhiều sự vật hiện tượng;

- Tìm mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng;

- Mơ hình hóa những sự kiến thực tế quan sát được dưới dạng những khái niệm, mơ hình lí tưởng để sử dụng chúng làm công cụ tư duy;

- Đo một đại lượng vật lí;

- Tìm mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng vật lí, biểu diễn chúng bằng cơng cụ tốn học;

- Dự đoán diễn biến của một hiện tượng trong những điều kiện xác định; - Giải thích một hiện tượng thực tế;

- Xây dựng một giả thuyết;

- Từ giả thuyết suy ra một hệ quả;

- Lập phương án thí nghiệm suy ra một giả thuyết (hệ quả);

- Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế của những khái niệm, định luật vật lí; - Diễn đạt bằng lời những kết quả thu được qua hành động;

- Tìm phương pháp chung để giải quyết một loạt vấn đề.

Để thực hiện những hành động vật lí trên thì ngồi các thao tác tư duy đã trình bày ở phần trên, học sinh cần dùng những thao tác vật chất phổ biến sau:

- Nhận biết bằng các giác quan;

- Tác động lên các vật thể bằng công cụ; - Sử dụng các dụng cụ đo;

- Làm thí nghiệm (bố trí, lắp ráp, vận hành thiết bị); - Thu thập tài liệu, số liệu thực nghiệm;

- Thay đổi các điều kiện thí nghiệm;

Căn cứ vào việc nghiên cứu các hoạt động học, đặc điểm hoạt động của mỗi đối tượng cụ thể mà ở đây học sinh cấp THCS, giáo viên định ra những hành động dạy thích hợp, nhất là phải tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp học sinh có thể tự lực thực hiện tốt các hành động học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học cơ sở tự học khi dạy học chương cơ học, vật lý lớp 8 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)