Phương án hướng dẫn tự ôn tập theo chủ đề Công và cơ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học cơ sở tự học khi dạy học chương cơ học, vật lý lớp 8 (Trang 78 - 83)

2.2.1 .Nguyên tắc tổ chức dạy học tự học cho học sinh trung học cơ sở

2.3. Thiết kế phương án dạy học một số kiến thức thuộc chương “Cơ

2.3.4. Phương án hướng dẫn tự ôn tập theo chủ đề Công và cơ năng

I. Mục tiêu

Về kiến thức Về kĩ năng Về thái độ

- Nêu lại được các vấn đề đã học về công cơ học: xuất hiện khi nào? phụ thuộc những yếu tố nào? cơng thức tính? kí hiệu và đơn vị ra sao? được quy định bởi định luật nào?

- Nêu lại được ý nghĩa, công thức tính, đơn vị của cơng suất.

- Chỉ ra được ý nghĩa của cơ năng, các thành phần của cơ năng và đặc điểm của mỗi thành phần đó.

- Sắp xếp được các nhánh kiến thức thành nhóm có hệ thống.

- Biểu diễn được các nhánh kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy, trong đó thể hiện được mối liên hệ giữa các nhánh và nhóm kiến thức chính.

- Thuyết trình được cấu trúc và kiến thức có trong sơ đồ đã lập.

- Vận dụng được các cơng thức tính cơng, công suất, định luật về công để giải các bài tập định lượng đơn giản.

- Tích cực, chủ động trong việc tìm ra mối liên hệ giữa các nhóm kiến thức.

- Cẩn thận, chính xác trong việc biểu diễn kiến thức dạng sơ đồ. - Mỗi HS có thể có những cách tư duy khác nhau về cùng một vấn đề, vì vậy cần tơn trọng sản phẩm ghi nhớ của nhau trong mức độ hợp lý nhất định. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên

- Hệ thống câu hỏi khung gợi ý (chủ yếu chuẩn bị cho nhóm HS trung bình) - Sơ đồ tư duy mẫu (trong trường hợp HS chưa có kĩ năng về lập sơ đồ) - Phịng học có máy chiếu vật thể hoặc máy ảnh có dây truyền dữ liệu ra máy tính 2. Học sinh

- Ơn tập lại các bài: Công cơ học; Định luật về công; Công suất; Cơ năng - Giấy A4 + bút dạ màu (nhiều màu)

III. Hình thức tổ chức dạy học

Theo hướng dẫn về chương trình giảm tải mơn Vật lí 8, bài 17 (Sự chuyển hóa và bảo tồn cơ năng) trở thành bài đọc thêm, vì vậy GV có thể sử dụng tiết học của bài này để HS ôn tập. Tiến tới phần ôn tập Tổng kết chương Cơ học ở tiết sau, GV có thể hướng dẫn HS ôn tập theo từng chủ đề của chương, trong đó chủ đề Cơng và Cơ năng là nhóm chủ đề đã học liền trước, một khối kiến thức rất quan trọng của bộ môn trong các bậc học tiếp theo. Vì vậy, việc để HS tự hệ thống lại kiến thức sẽ giúp HS ghi nhớ kiến thức một cách vững chắc.

Với những lý do đó, tiết học này được tổ chức chủ yếu theo hình thức dạy tự ơn tập theo bản đồ tư duy. Trong hình thức này, GV căn cứ vào tình hình lớp và đặc điểm nhận thức, kĩ năng của HS để lựa chọn việc tổ chức nhóm hoặc cá nhân. Trong đề tài này, xin được giới thiệu cách tổ chức làm việc cá nhân, nhằm tăng cường hiệu quả làm việc độc lập.

IV. Tiến trình dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tổ chức tự xây dựng bản đồ tư duy ôn tập chủ đề (25 phút)

- Giới thiệu về mục đích việc sử dụng bản đồ tư duy trong việc tổng hợp và ghi nhớ kiến thức từng chủ đề và ôn tập chương.

- Giới thiệu hình ảnh và cách lập một bản đồ tư duy, một số quy ước về đường nét, màu sắc, hình ảnh, chữ viết, … Tùy vào đặc điểm nhận thức, kĩ năng và kinh nghiệm của từng lớp

- Theo dõi hướng dẫn của GV để ghi nhớ một số nguyên tắc cơ bản khi lập một bản đồ tư duy tổng hợp kiến thức.

- Chuẩn bị giấy nháp, giấy khổ A4, bút chì và bút dạ.

mà GV có thể thuyết trình ngắn gọn một sơ đồ mẫu.

- Giao nhiệm vụ HS tự lập sơ đồ với chủ đề Công và cơ năng, thời gian hoàn thành lần 1 là 20 phút, như một bài kiểm tra lấy điểm.

- Quan sát hoạt động của HS, quản lý chung toàn lớp.

- Đối với nhóm HS cịn lúng túng chưa biết phân chia các ý, GV có thể cho HS lựa chọn thêm hình thức “Đổi 1 điểm” lấy hệ thống câu hỏi gợi ý (Phiếu 1).

- HS căn cứ vào nội dung các bài đã học trong chủ đề để phân chia các ý lớn, ý nhỏ ra nháp và sắp xếp theo trình tự hợp lý.

- Vẽ sơ đồ

- Những HS thấy khó khăn có thể nhờ sự trợ giúp của hệ thống câu hỏi.

Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận (10 phút)

- Ra hiệu lệnh hết thời gian vẽ sơ đồ, yêu cầu HS nộp bản vẽ ra đầu bàn. - Lựa chọn 2 sơ đồ, chiếu bằng máy chiếu vật thể lên bảng, gọi lần lượt từng HS có sơ đồ lên thuyết trình về chủ đề

- Tổ chức thảo luận toàn lớp về nội dung, hình thức 2 sơ đồ, hướng dẫn HS nhận xét từ ý chính đến các ý nhỏ. - Đóng vai trị trọng tài, nhận xét cuối cùng và tổng kết.

- Yêu cầu HS lấy lại bài và hoàn thiện sơ đồ theo hướng đã thống nhất, bài vẽ được thu vào đầu tiết học tiếp theo.

- HS nộp bài

- 2 HS có sơ đồ được chọn lần lượt thuyết trình về chủ đề, các HS khác chú ý để nhận xét.

- Thảo luận để thống nhất nội dung, hình thức trình bày sơ đồ.

- Hồn thiện sơ đồ ở nhà, có minh họa kèm theo.

Hoạt động 3: Vận dụng và tổng kết (5 phút)

- Giao bài tập vận dụng về nhà - Tổng kết, rút kinh nghiệm tiết học

- Nhận phiếu bài tập để làm ở nhà.

IV. Phụ lục

Hình 2.1. Sơ đồ hướng dẫn cách lập bản đồ tư duy

Phiếu 1: Hệ thống câu hỏi gợi ý lập sơ đồ

Để xác định được các ý chính và các ý cành nhánh tương ứng, em hãy lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Chủ đề “Công và cơ năng” gồm 4 bài học từ bài 13  bài 16, với mấy nội dung chính ? (có thể ghép những nội dung nào với nhau?)

2. Công cơ học: - xuất hiện khi nào?

- phụ thuộc những yếu tố nào?

- cơng thức tính cơng khi lực kéo làm vật dịch chuyển theo phương của lực? (kí hiệu, đơn vị từng đại lượng)

- định luật về cơng nói lên điều gì?

3. Cơng suất: - có mối quan hệ như thế nào với công về mặt ý nghĩa? - cơng thức, đơn vị tính?

4. Cơ năng: - là gì? có mối quan hệ gì với cơng? - gồm những thành phần nào?

- mỗi thành phần cơ năng phụ thuộc những yếu tố nào? - cơ năng chuyển hóa và bảo tồn như thế nào? (đọc thêm)

Kết luận chƣơng 2

Kết hợp các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân cùng việc nghiên cứu tổng kết các tài liệu, chúng tôi đã đưa ra được một số nguyên tắc dạy tự học cho HS THCS và các hình thức tổ chức dạy tự học Vật lí cho HS THCS tương đối chặt chẽ, khoa học.

Với các ví dụ minh họa về việc dạy học một số kiến thức chương I “ Cơ học” Vật lí lớp 8 theo hướng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, kết hợp với những phương pháp dạy học tích cực sẽ đáp ứng được hiệu quả học tập và rèn luyện được phương pháp tự học vật lý cho HS THCS, giả thuyết khoa học của luận văn về mặt lí thuyết có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học cơ sở tự học khi dạy học chương cơ học, vật lý lớp 8 (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)