Phương án dạy học Tiết 5 Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học cơ sở tự học khi dạy học chương cơ học, vật lý lớp 8 (Trang 61 - 66)

2.2.1 .Nguyên tắc tổ chức dạy học tự học cho học sinh trung học cơ sở

2.3. Thiết kế phương án dạy học một số kiến thức thuộc chương “Cơ

2.3.2. Phương án dạy học Tiết 5 Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính

I. Lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức Sự cân bằng lực và Quán tính

Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên. Vậy một vật đang chuyển động chịu

tác dụng của hai lực cân bằng sẽ thế nào?

Từ kiến thức đã học về hai lực cân bằng: - Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều và có cường độ bằng nhau.

- Hai lực cân bằng tác dụng lên một vật đang đứng n thì vật đó tiếp tục đứng yên.

Từ suy luận logic: lực gây ra sự thay đổi vận tốc:

- Khi các lực tác dụng lên vật không cân bằng nhau  vận tốc của vật thay đổi - Khi hai lực cân bằng đặt lên vật đang đứng yên  vật đứng yên, tức là khơng thay đổi vận tốc

Dự đốn: Hai lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động  vận tốc của vật không

thay đổi  vật chuyển động thẳng đều

Thí nghiệm kiểm tra: TN Atwood

Dụng cụ: Máy Atwood (hai quả cân A, B giống hệt nhau được treo vào một sợi dây vắt qua một ròng rọc cố định, khung máy gắn lỗ K và thước đo) + vật nặng A’ +đồng hồ bấm giây Tiến hành: như hình 5.3 SGK

Kết quả: Khi quả cân A chuyển động qua lỗ K thì nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng, ta đo được A đi được những quãng đường như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau

Kết luận: Hai lực cân bằng tác dụng lên vật đang đứng yên  vật tiếp tục đứng yên

II. Mục tiêu bài học

Về kiến thức Về kĩ năng Về thái độ

- Nêu được ví dụ về hai lực cân bằng, các đặc điểm của hai lực cân bằng.

- Nêu được kết quả tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động, từ đó tổng kết được tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật.

- Nêu được ví dụ về quán tính, nhận biết được quán tính là đặc tính của mọi

- Biểu diễn được hai lực cân bằng các vectơ lực. - Dự đoán được tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động, từ đó làm thí nghiệm để khẳng định được dự đốn. - Giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng trong thực tế nhờ quán tính.

- Trình bày được nội dung

- Chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm và chọn lọc thông tin liên quan đến chủ đề.

- Cộng tác, tôn trọng khi làm việc nhóm.

Tình huống thực tế: Ơ tơ, tàu hỏa, xe máy khi bắt đầu chuyển động thì phải tăng tốc dần dần chứ không chạy nhanh ngay được. Ngược lại, khi đang chuyển động, nếu phanh gấp cũng

không dừng lại ngay mà còn trượt tiếp một đoạn.

Khi chịu lực tác dụng, các vật phải có một đặc tính nào đó mới giải thích được hiện tượng trên. Đó là tính chất gì?

Từ kinh nghiệm thực tế (liên tưởng đến các tình huống tương tự)  Nhận xét: Vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột khi nó chịu tác dụng của lực. Tính chất ấy gọi là qn tính.

Mọi vật đều có qn tính. Vật có khối lượng càng lớn  mức qn tính càng lớn.

vật.

- Nhận xét được sự liên quan giữa mức quán tính với khối lượng của vật từ suy luận thực tế.

chủ đề của mình một cách chính xác, logic, hệ thống.

III. Chuẩn bị 1. Giáo viên

- Tư liệu thí nghiệm ảo mơ phỏng thí nghiệm Atwood (Theo chương trình giảm tải, thi nghiệm này khơng cần thực hiện trên lớp nên GV có thể sử dụng thí nghiệm ảo thay thế, vẫn đảm bảo được tiến trình chiếm lĩnh kiến thức): cung cấp cho các nhóm “Sự cân bằng lực”.

- Thơng báo về hình thức tổ chức dạy học từ tiết liền trước để HS chuẩn bị, chia lớp thành 2 nhóm tương đương để bốc thăm hai chủ đề “Sự cân bằng lực” (nhóm A) và “Qn tính” (nhóm B).

- Gợi ý một số tư liệu tham khảo ngồi SGK: Sách Bài tập thực hành Vật lí 8; Sách Vật lý tiếng Anh Physics for Middle Classes (Book II, Unit:

Mechanics); một số trang web: thuvienvatly.com, baigiang.violet.vn, tutorvista.com/physics, ….

2. Học sinh

- Ôn lại kiến thức về hai lực cân bằng đã học

- Tìm kiếm những liên hệ thực tế và hình ảnh minh họa cho bài thuyết trình của nhóm.

IV. Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung của bài nổi bật lên hai chủ đề và không yêu cầu quá cao về mặt kiến thức, nên nếu có sự hướng dẫn, HS chắc chắn sẽ tự chiếm lĩnh được. Vì vậy, bài học này về cơ bản sử dụng hình thức tự học qua tổ chức xemina.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chiếm lĩnh Hoạt động 1: Ổn định lớp - Tổ chức tình huống, thơng báo tiêu chí đánh giá

(5p)

- Phân bố khu vực của nhóm

- Nêu tình huống: Trong trò chơi kéo co, nếu hai đội kéo ngang sức nhau thì nút thắt giữa sẽ khơng di chuyển, ta đã biết đó là do tác dụng của hai lực cân bằng. Vậy nếu một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ thế nào?

 Ta cùng tìm hiểu điều

đó qua phần xemina của nhóm A

- Thơng báo tiêu chí đánh giá nhóm: + Nội dung: 50% + Phần trình chiếu: 20% + Phản biện: 20% + Hợp tác nhóm: 10% - Sắp xếp lại chỗ ngồi theo vị trí nhóm. - Nhóm A chuẩn bị phần trình bày, nhóm B chuẩn bị sẵn giấy bút sẵn sàng cho phần phản biện. - Vấn đề cần giải quyết của chủ đề 1: Kết quả tác dụng của hai lực cân bằng là gì?

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực cân bằng và kết quả tác dụng của nó (20p)

- Yêu cầu cả lớp chú ý mục I SGK và phần trình

- Nhóm A kết hợp thuyết trình và trình chiếu bằng

- Đặc điểm và cách biểu diễn hai lực cân

bày của nhóm A. - Điều khiển hội thảo - Hướng dẫn và yêu cầu HS ghi tóm lược các ý trình bày của nhóm A ra nháp.

- Bổ sung câu hỏi thảo luận và giúp HS diễn đạt ý nếu cần.

- Tóm lược lại chủ đề, ghi nhanh nhận xét nhóm A và sự đóng góp của nhóm B. powerpoint ( < 10 phút) để làm rõ các nội dung: + Hai lực cân bằng là gì? + Biểu diễn hai lực cân bằng bằng vectơ lực + Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động (trong đó có thí nghiệm Atwood). - Phần hỏi – đáp, thảo luận (10 phút) về các câu hỏi xoay quanh chủ đề “Sự cân bằng lực”.

bằng.

- Kết quả tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang đứng yên và vật đang chuyển động  Hai lực cân bằng không làm thay đổi vận tốc của vật. Hoạt động 3: Tìm hiểu về qn tính (15p)

- Giới thiệu chủ đề: Trong thực tế ta gặp rất nhiều hiện tượng cho thấy vật không thay đột ngột thay đổi chuyển động, đặc tính đó là gì và nó giúp ta xử trí như thế nào trong các tình huống thực tế  Ta cùng tìm hiểu qua phần xemina của nhóm B. - Nhóm B kết hợp thuyết trình và trình chiếu bằng powerpoint ( < 8 phút) để làm rõ các nội dung: + Quán tính là đặc tính như thế nào? + Giải thích một số hiện tượng (trong và ngồi SGK) về qn tính.

- Phần hỏi – đáp, thảo

- Khi chịu lực tác dụng, mọi vật đều không thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có qn tính.

- Vật có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc, nghĩa là có mức quán

- Yêu cầu cả lớp chú ý mục II SGK và phần trình bày của nhóm B, ghi tóm tắt các ví dụ mà nhóm trình bày.

- Nếu phần trình bày và thảo luận khơng đề cập đến mối quan hệ giữa quán tính và khối lượng, GV gợi mở để HS thảo luận định tính dựa trên kinh nghiệm thực tế.

- Tóm lược lại chủ đề và ghi nhận xét.

luận (7-8 phút) về các câu hỏi xoay quanh chủ đề “Quán tính”.

tính càng lớn.

- Phần giải thích cho C6, C7, C8

Hoạt động 4: Tổng kết xemina (5 phút)

- GV nhấn mạnh các nội dung chính của bài, yêu cầu HS về nhà ghi lại 2 nội dung chính vào vở dưới dạng sơ đồ và làm các bài tập 5.1 – 5.8 SBT để kiểm tra vào buổi sau.

- Nhận xét đánh giá cho điểm phần trình bày của hai nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học cơ sở tự học khi dạy học chương cơ học, vật lý lớp 8 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)