Các hình thức tổ chức dạy học tự học và quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học cơ sở tự học khi dạy học chương cơ học, vật lý lớp 8 (Trang 40)

2.2.1 .Nguyên tắc tổ chức dạy học tự học cho học sinh trung học cơ sở

2.2.2. Các hình thức tổ chức dạy học tự học và quy trình thực hiện

Việc phân tích, tổng hợp về phương pháp dạy tự học cho thấy có nhiều hình thức dạy tự học khác nhau nhưng hình thức dạy tự học trên lớp chủ yếu là các hình thức sau:

2.2.2.1. Hình thức tổ chức hoạt động học tập tự học với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo (nếu có)

Sách giáo khoa là công cụ cơ bản và trọng tâm để bắt đầu việc tự học. Trong việc giảng dạy Vật lý ở trường THCS hiện nay, vẫn tồn tại tình trạng GV hệ thống nội dung trong sách giáo khoa thành các ý một cách rõ ràng mạch lạc; sau đó sử dụng phương pháp thuyết trình để giảng giải cho học sinh nội dung đã phân tích. Tuy vậy về hình thức tổ chức dạy học đã tích cực hơn nhờ việc đa phần giáo viên soạn các câu hỏi theo logic cấu trúc nội dung; sau đó kết hợp dạy học thuyết trình minh họa với hình thức vấn đáp gợi mở. Để phát huy tối đa tính tự lực trong học tập, GV nên chuyển hai hoạt động này cho học sinh tự thực hiện, nhưng để phù hợp với đối tượng HS, hoạt động này vẫn nằm dưới sự hướng dẫn có hệ thống của GV. Đây chính là hoạt động tự học với SGK mà chúng tôi thực hiện trong đề tài.

SGK Vật lí THCS hiện hành có ưu điểm là trình bày kiến thức trọng tâm nhất mà học sinh phải ghi nhớ một cách tương đối rõ ràng, đạt được hệ thống kiến thức Vật lí phổ thơng, cơ bản và phù hợp với quan điểm hiện đại, có nhiều minh họa và đều có hệ thống câu hỏi dẫn dắt trong mỗi bài. Tuy vậy, nội dung SGK không phải lúc nào cũng dễ đọc đối với HS, nhất là với những HS có nhận thức trung bình. Khi chưa hiểu được tiến trình logic của bài học hoặc gặp những bài có nhiều vấn đề thì HS thường dễ bị động, đọc đến dòng nào trong SGK thì biết đến dịng ấy không hiểu phương hướng bước đi kế hoạch như thế nào và sau khi học xong cũng không thể tự rút ra được điều gì về phương pháp làm việc để vận dụng cho các bài sau. Vì vậy, trong bước đầu tự học, hơn ai hết GV phải có những chỉ dẫn, hướng dẫn cách đọc sách, cung cấp thêm tài liệu khi cần và dần hướng dẫn HS cách tìm tài liệu.

* Quy trình tổ chức hoạt động tự học với sách giáo khoa và tài liệu

Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức hoạt động tự học với sách giáo khoa và tài liệu

- Bước 1: Học sinh đọc SGK (và tài liệu tham khảo nếu có)

Hoạt động này giúp HS hiểu rõ mục đích bài học, có cái nhìn bao qt về nội dung kiến thức bài học và rèn luyện kĩ năng tự đọc tài liệu. Việc đọc tài liệu ở lớp phải diễn ra theo thời gian quy định tùy vào từng nội dung bài học, đối với bài học ở THCS thì thời gian thường chỉ từ 5-10 phút, vì vậy địi hỏi HS phải biết đọc lướt, dù có thể chưa hiểu nhưng phải có được cái nhìn tổng qt về những điểm chính. Khi đọc phải tập trung chú ý, suy nghĩ và có đánh dấu, ghi chép.

- Bước 2: Học sinh tự tóm tắt nội dung bài học

Bước này có vai trị quan trọng là giúp HS nắm được trọng tâm của bài học. Từ đó HS chủ động đưa ra những câu hỏi thắc mắc, chủ động nắm được mạch kiến thức trong quá trình thảo luận tiếp theo.

Học sinh tự đọc SGK và tài liệu (nếu có)

Học sinh tự tóm tắt nội dung bài học

Tổ chức thảo luận các vấn đề trọng tâm của bài học

Trong bước này GV có thể hướng dẫn HS tiến trình thực hiện như sau: Sau khi đọc SGK và tài liệu tham khảo, HS cần:

+ Căn cứ vào nội dung, chia mục kiến thức thành các ý, có sự phân cấp ý lớn, ý nhỏ.

+ Tìm trong ý đó một từ khái quát thể hiện nội dung của cả ý; sau đó dùng bút chì viết từ đó vào lề của cuốn sách SGK ngang hàng hoặc viết ra nháp.

+ Xác định mối liên hệ về mặt nội dung giữa các ý và vai trò của từng ý trong tổng thể của cả mục kiến thức, đánh số thứ tự ngay bên cạnh các từ khóa cho các ý theo phân cấp lớn nhỏ.

+ Sau khi tập hợp kết quả HS cùng với GV sử dụng các từ khóa lập thành dàn ý nội dung lên bảng. Hình thức dàn ý dưới dạng đề mục (có các kí hiệu gạch đầu dịng thể hiện sự phân cấp các ý), hoặc dưới dạng sơ đồ nếu có thể được, sau đó yêu cầu học sinh ghi lại dàn ý này vào vở.

Ở cấp THCS, nội dung các bài tương đối ngắn nên chúng tôi nhận thấy hình thức tổ chức dạy học này nhìn chung đều có thể áp dụng rộng rãi, nhưng nên thực hiện với những bài có nhiều ý, địi hỏi HS cần hệ thống và làm rõ vai trò của từng ý. Nội dung SGK khá đơn giản, do đó GV chỉ cần tổ chức cho học sinh tự tóm tắt nội dung bài học trong một số tiết đầu giúp các em có thể nắm vững kỹ năng. Những tiết học sau, GV dặn trước HS chuẩn bị ở nhà và làm nhanh bước này với mục tiêu chỉ là giúp học sinh có cái nhìn bao qt, từ đó tự đặt ra câu hỏi phát hiện kiến thức. Sau khi HS đã có kĩ năng tóm tắt, GV có thể gọi một số em lên trình bày phần tóm tắt đó, vừa tạo được áp lực phải cố gắng vừa kích thích được sự chủ động làm việc của HS.

- Bước 3: Tổ chức thảo luận các câu hỏi trọng tâm

Việc tổ chức cho học sinh tự thảo luận vì hoạt động này có ý nghĩa quan trọng là giúp giáo viên có được thông tin phản hồi đầu tiên về vốn hiểu biết của các HS về bài học, từ đó lựa chọn nội dung thảo luận phù hợp các em. Ngoài ra hoạt động này cịn kích thích hứng thú của học sinh, vì nội dung

thảo luận được lấy từ chính những thắc mắc của các em chứ không phải là những thách thức đưa ra từ phía giáo viên.

Việc huy động được các câu hỏi từ phía học sinh có thể gặp những khó khăn nhất định, nhất là với những HS chưa có thói quen tự tìm tịi suy nghĩ. Vì vậy hình thức tổ chức hợp lý cho việc rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi cho học sinh là tổ chức dạy học nhóm. Tiến trình thực hiện như sau:

+ GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ đặt ra các câu hỏi về phần nội dung vừa xây dựng dàn ý.

+ Sau thời gian hoạt động nhóm, giáo viên yêu cầu các nhóm ghi các câu hỏi của nhóm ra giấy, đồng thời cử đại diện viết các câu hỏi của nhóm mình lên bảng.

+ GV định hướng trọng tâm nội dung thảo luận: các câu hỏi của học sinh rất đa dạng và có thể vượt ra phạm vi nội dung bài học. Chính vì thế GV căn cứ vào phần trình bày của các nhóm trên bảng để đánh dấu những câu hỏi cần thảo luận trong bài học.

+ GV thuyết trình nội dung cơ bản trong SGK, đây là bước quan trọng giúp học sinh giải tỏa các câu hỏi dễ và một số câu hỏi khó mà các em đưa ra. GV thuyết trình nội dung bài học theo sơ đồ dàn ý bài học. Sau đó lần lượt chỉ ra các câu hỏi cần thảo luận mà các em đã phát hiện.

+ GV tổ chức cho học sinh lần lượt thảo luận các câu hỏi trọng tâm của bài học. Trong khi đó HS ghi bổ sung những ý chính vào phần dàn bài của mình.

Có thể trong rất nhiều trường hợp các câu hỏi học sinh đưa ra thiếu một số câu hướng vào trọng tâm kiến thức, để đảm bảo hiệu quả của thảo luận GV cần chuẩn bị sẵn và bổ sung vào những câu cần thảo luận. Trong quá trình thảo luận, các câu hỏi đưa ra của HS có thể chưa hợp lý với trình tự logic nội dung bài học, khi đó GV cần chỉ ra hết sức rõ ràng mối liên hệ giữa các câu hỏi cần thảo luận với những nội dung cơ bản bài học và tổ chức thảo luận các câu hỏi theo một trình tự logic hợp lý. Ngồi ra, thông thường thảo luận chỉ

thu hút sự tham gia của nhóm các HS học khá, để phát huy được sự tích cực của nhóm HS cịn lại thì GV cần hết sức chú ý, linh hoạt để lơi kéo nhóm HS đó vào cuộc thảo luận hoặc buộc HS phải chú tâm theo dõi, bày tỏ sự đồng tình hay khơng với các phần thảo luận của lớp.

- Bước 4: Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình với đáp án

Bước này có ý nghĩa giúp học sinh nắm được mình đã đạt được kiến thức bài học đến đâu, đồng thời giúp giáo viên nhận được sự phản hồi từ kết quả tự học của HS. Vì vậy, GV sẽ cho HS làm các phiếu học tập tại lớp hoặc về nhà, HS đánh giá kết quả chéo lẫn nhau dựa trên đáp án GV đưa ra sau đó.

Cuối cùng, dù khơng có trong tiến trình tổ chức hoạt động tự học theo SGK và tài liệu, nhưng để đảm bảo HS ghi nhớ kiến thức thì GV cần nhấn mạnh việc đọc lại nội dung của bài có được qua phần lập dàn ý, bổ sung chi tiết qua thảo luận và kết luận của GV. Việc đọc lại cần diễn ra ngay trong ngày có tiết học, vì đa phần HS THCS có trí nhớ ngắn hạn khá tốt, song nếu để đến tiết học lần sau (thường là sau gần 1 tuần) mới đọc lại thì đã quên gần hết những gì lĩnh hội được và rất mất thời gian để nhớ lại.

2.2.2.2. Tổ chức hoạt động học tập tự học theo chương trình hóa (theo mơđun)

Dạy học theo chương trình hóa là thuật ngữ chỉ cách học được điều khiển bởi chương trình tương tự như chương trình máy tính. GV xây dựng chương trình và sử dụng các chương trình đó để điều khiển q trình học tập.

Nội dung chính của phương pháp dạy học này nhờ các phiếu học tập mà học sinh được dẫn dắt từng bước để đạt tới mục tiêu dạy học. Nhờ nội dung dạy học được phân nhỏ ra từng phần, nhờ hệ thống mục tiêu chuyên biệt và hệ thống phiếu học tập, học sinh có thể tự học và tự kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kỹ năng. Bằng cách này HS có thể tự học theo nhịp độ riêng của mình.

Trong phương pháp tự học có hướng dẫn theo chương trình hóa thì GV chỉ giúp đỡ khi HS cần, chẳng hạn như: giải đáp các thắc mắc, sửa chữa

những sai sót của HS, động viên học tập. Kết thúc mỗi phiếu học tập, GV đánh giá kết quả học tập của HS. Nếu đạt HS chuyển sang phiếu học tập tiếp theo. Nếu không đạt HS thảo luận với GV về những khó khăn của mình và sẽ học lại một phần nào đó của phiếu học tập với nhịp độ riêng.

Dạy tự học theo chương trình hóa giúp HS học tập ở lớp và ở nhà có hiệu quả vì các phiếu học tập là tài liệu tự học mà HS có thể mang theo để học tập bất cứ đâu và bất cứ lúc nào có điều kiện. HS có thể học tập với nhịp độ cá nhân, luyện tập việc tự đánh giá kết quả học tập, học tập theo cách giải quyết vấn đề, do đó nâng cao được chất lượng học. Việc tự học theo chương trình hóa cũng đảm bảo được tính hệ thống và vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vì người học tự chiếm lĩnh nó, đồng thời hình thành và rèn luyện được thói quen tự học để họ tự đào tạo suốt đời.

Tuy nhiên, việc thiết kế hệ thống các phiếu học tập dạy học và biên soạn tài liệu dạy học theo chương trình hóa khá cơng phu và tốn kém. Với chương trình THCS, GV cần khoảng ít nhất 5 giờ biên soạn cho một tiết học theo chương trình hóa. Hoạt động này cũng địi hỏi học sinh phải có động cơ học tập tốt, có năng lực học tập nhất định và chủ yếu là hoạt động tự thân, vì vậy có thể nảy sinh tâm lý buồn chán khi học.

Với các ưu, nhược điểm nói trên có thể sử dụng phương pháp tự học có hướng dẫn theo chương trình hóa trong các trường hợp sau:

- Dạy học những nội dung quan trọng với nhiều đối tượng, phân hóa được đối tượng học.

- Dạy học những nội dung, kiến thức có liên quan nhiều đến nội dung đã được học ở lớp dưới, các kiến thức nâng cao cập nhập không nhiều và khơng q khó.

- Dạy học những nội dung có tính biến động cao, thường xun phải đổi mới vì các phiếu học tập có khả năng lắp ghép và tháo gỡ nên có nhiều thuận lợi trong việc thay đổi nội dung, chương trình dạy học.

* Quy trình hƣớng dẫn tự học theo chƣơng trình hóa (theo mơđun):

Sơ đồ 2.3. Quy trình hướng dẫn tự học theo chương trình hóa

Phương pháp tự học có hướng dẫn theo chương trình hóa phải đảm bảo tn theo những nguyên tắc cơ bản của quá trình dạy học sau đây:

- Tính cá thể hóa trong học tập.

- Đảm bảo hình thành ở HS kỹ năng tự học từ thấp đến cao. Giới thiệu cách học theo chương trình hóa

HS nghiên cứu phiếu học tập (mơ đun) thứ nhất để giải quyết vấn đề đã đặt ra

HS tự học theo nhịp độ của mình

GV giúp đỡ khi cần thiết

HS tự đánh giá bằng các phiếu đánh giá trung gian

HS tự đánh giá bằng phiếu đánh giá kết thúc

HS nghiên cứu các phiếu học tập (mô đun) tiếp theo Không đạt

- GV phải thu thập thông tin về kết quả học tập của HS sau quá trình tự học, giúp đỡ họ khi cần thiết, điều chỉnh nhịp độ học tập.

2.2.2.3. Hình thức dạy tự học thơng qua tổ chức xemina

Xemina là một trong những dạng bài học thực hành cơ bản, tổ chức để học sinh thảo luận những thơng báo hay những bảng tóm tắt kết quả mà học sinh đã đạt được dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Mục tiêu của đào tạo hiện nay là những con người chủ động, sáng tạo, biết giải quyết các vấn đề thực tiễn, có kỹ năng làm việc theo nhóm, có khả năng tự học và học tập suốt đời, thích nghi với sự biến động của môi trường xã hội. Tuy nhiên, các sách giáo viên cũng như tài liệu tham khảo hướng dẫn soạn bài giảng hiện có tuy đều nhắc đến ba nhóm mục tiêu là kiến thức, kĩ năng, thái độ song chưa thực sự chú trọng đến những mục tiêu tồn diện đó. Phần mục tiêu thường quan tâm đến mục tiêu kiến thức, còn kỹ năng tư duy và kỹ năng giao tiếp thường không được đề cập đến. Học theo hình thức xemina giúp HS tăng cường được các kĩ năng cịn thiếu đó.

Trong SGK có những nội dung liên quan rất chặt chẽ với kiến thức thực tiễn, nhưng có thể chỉ được trình bày một cách khái lược. Tuy nhiên những nội dung thực tiễn đó lại rất phong phú trong các sách tham khảo và trên mạng internet. Việc tổ chức cho học sinh làm xemina về vấn đề đó sẽ phát huy tối đa tính độc lập của HS cũng như rèn được kỹ năng học, kỹ năng giao tiếp. Do đó GV cần tận dụng những nội dung kiến thức sách giáo khoa để tổ chức cho học sinh làm xemina về vấn đề đó.

* Quy trình hƣớng dẫn tổ chức xemina

- Bước 1: Lựa chọn nội dung xemina

Nội dung xemina phải được xây dựng từ một hoặc một số nội dung quan trọng trong SGK. Tiêu chí này để đảm bảo mục tiêu kiến thức của chương trình mơn học, khơng làm mất thời gian, cơng sức của giáo viên và

học sinh cho nội dung ngoài chương trình. Với HS THCS, những nội dung nội dung mới lạ, hấp dẫn, có tính thực tiễn và nằm trong khả năng thực hiện như: Các hiện tượng Vật lí thường ngày, các thí nghiệm vui,… rất thu hút sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học cơ sở tự học khi dạy học chương cơ học, vật lý lớp 8 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)