Thực tiễn hoạt động dạy học vật lý của giáo viên và học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học cơ sở tự học khi dạy học chương cơ học, vật lý lớp 8 (Trang 33)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3. Thực tiễn hoạt động dạy học vật lý của giáo viên và học sinh THCS

1.3.1. Phương pháp xác định thực trạng

- Phương pháp điều tra khảo sát: Thực hiện trên cơ sở các phiếu điều tra đối với 110 học sinh THCS và các giáo viên dạy Vật lí cấp THCS tại các trường THCS – THPT Newton - Từ Liêm – Hà Nội và THCS Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội.

- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu đối với HS và GV Vật lí Trường THCS – THPT Newton.

1.3.2. Kết quả khảo sát

1.3.2.1. Nhận định về hoạt động dạy học vật lý của giáo viên và học sinh THCS

Tại các trường THCS trên địa bàn nội thành Hà Nội những năm gần đây, hoạt động dạy học vật lý đã và đang có biến chuyển tích cực. Nhờ sự đổi mới về nội dung chương trình, SGK, sự trang bị đầy đủ một cách cơ bản về trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy, các trường học đều có định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các phương pháp dạy học tích cực. Đặc biệt trong năm học 2011-2012, một số phương pháp dạy học tích cực đã được các giáo viên Vật lí triển khai tích cực. Từ dạy học thơng báo, giải thích, minh họa sang dạy học tích cực, GV khơng cịn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà bước đầu đã trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để HS chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Một số phương pháp đã được áp dụng phải kể đến như dạy học gợi mở - vấn đáp, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm, dạy học dự án và dạy học bằng bản đồ tư duy. Có thể nói đây là những tiền đề thuận lợi để GV kết hợp triển khai các phương pháp hướng dẫn HS học tập ở mức độ cao hơn là tự học.

Tuy nhiên, hoạt động đổi mới và áp dụng các PPDH tích cực vào dạy học Vật lí ở các trường THCS tại Hà Nội không đồng đều và chưa thường xuyên. Với đặc thù lớp đông (40-45 HS) tại các trường công lập và thời lượng dành cho môn học là 1tiết/ tuần (các khối lớp 6, 7, 8), để có được 1 tiết học tích cực như vậy GV phải chuẩn bị rất cơng phu, do đó hầu hết các tiết học đó vẫn chủ yếu dừng lại ở các tiết dạy chuyên đề và thi GV giỏi các cấp. Ở một số trường THCS ngồi cơng lập, một số khó khăn của GV được phần nào giải quyết với sự hạn chế số lượng HS trong một lớp (15-25 HS), sự đồng bộ hơn

về phương tiện dạy học hiện đại. Tuy nhiên, việc dạy học để hướng dẫn HS tự học vẫn cần rất nhiều sự nỗ lực và đầu tư thời gian, công sức của GV. Vì vậy, nhiều GV vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với sự trợ giúp của các phương tiện máy tính, máy chiếu, vv…

1.3.2.2. Thực trạng về việc tự học vật lý của học sinh THCS

- Hầu hết học sinh đều thấy cần thiết phải học Vật lí (100% số HS được điều tra), nhưng chưa có ý thức tự giác tự học, ít có hứng thú mà chủ yếu do áp lực kiểm tra, thi cử, gia đình. Học sinh cũng nhận thức được vai trò của việc tự học (61%) song do chưa có nhiều trải nghiệm nên chưa thấy được ý nghĩa của việc tự học sẽ tạo hứng thú học tập, tạo phong cách làm việc khoa học, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tạo thế chủ động trong việc lựa chọn kiến thức cần ghi nhớ.

- Việc tự học của học sinh đa phần chỉ dừng lại ở việc học bài cũ, làm bài tập về nhà và thực hiện một số yêu cầu của GV. HS một số lớp đã từng được giao làm báo cáo, thuyết trình theo nhóm về một số vấn đề trong bài học và lập sơ đồ tư duy khi ôn tập, tuy nhiên những hình thức này chỉ chủ yếu được áp dụng trong một số ít các buổi học ngoại khóa và ơn tập cuối kì. Cịn lại đa số học sinh (83%) chưa chú ý tìm hiểu sâu về các kiến thức liên quan đến bài học qua các tài liệu tham khảo, học sinh cũng chưa có ý thức tự học kiến thức mới. Ở trên lớp gần như học sinh chỉ nghe giảng, trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra.

- Đa số các em có góc học tập riêng ở nhà tuy nhiên thời gian tự học cịn ít, chủ yếu chỉ ơn lại bài cũ nên chất lượng tự học chưa cao. Chương trình SGK THCS hiện nay được biên soạn theo hướng gợi mở, giảm tải một số nội dung với cách viết tình huống - vấn đề - giải quyết rất khuyến khích việc tự học, tự tìm hiểu trước ở nhà. Nhưng các em khơng có nhiều thời gian cho việc tự học ở nhà, thời gian của các em gần như bị kín vì thời khóa biểu học thêm, học gia sư, chưa kể rất nhiều trường ngồi cơng lập thực hiện việc dạy bán trú. Theo điều tra thì có tới 70% HS cho biết khơng tự học được vì khơng có thời gian.

- Một bộ phận khơng nhỏ HS vẫn cịn tâm lý ỉ lại vào các bạn khác khi kiểm tra đánh giá, làm hoạt động nhóm, hoặc ỉ lại vào các sách tham khảo hướng dẫn giải bài tập, để học tốt. Các liệu tham khảo cho mơn Vật lí nhiều nhưng lại chưa hướng dẫn hoạt động tự học, dẫn đến các em học lực trung bình gần như ghi ngay lời giải không chịu tự mình suy nghĩ, khả năng tự lực bị ảnh hưởng đáng kể.

Để khắc phục tình trạng này, u cầu GV phải có những biện pháp kích thích, điều khiển, kiểm tra việc tự học của HS.

1.3.2.2. Thực trạng về việc dạy học theo hướng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh của giáo viên THCS

Trong những năm dạy học vật lí tại Trường THCS Newton và sự giao lưu tìm hiểu việc dạy học vật lí ở một số trường bạn khu vực Từ Liêm và nội thành Hà Nội, tôi nhận thấy:

- Phần lớn giáo viên chưa chú ý đến việc tự học của học sinh, ít chú ý đến việc hướng dẫn tự học tập ở nhà. Hầu hết giáo viên vẫn chưa dạy học sinh phương pháp tự học. Việc học ở trường THCS hiện nay tuy có sự trợ giúp của rất nhiều phương tiện học dạy học trực quan nhưng đa phần vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu.

- Một số giáo viên đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học như dạy học gợi mở vấn đáp nhiều hơn, tăng cường soạn giảng theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, khuyến khích học sinh làm việc nhóm, thuyết trình, lập sơ đồ tư duy khi ơn tập. Tuy nhiên do hầu hết GV vẫn phải đảm nhận nhiều tiết dạy, nhiều nhiệm vụ giáo dục khác trong khi vẫn phải đảm bảo tiến độ chương trình trong khoảng thời gian giới hạn nên các phương pháp trên thường chỉ được áp dụng dạy học trên lớp, với một số nội dung hạn chế, chưa có sự đầu tư để hướng dẫn HS tự học một cách có hệ thống.

Thực trạng trên chính là một nguyên nhân khiến HS chưa thực sự hứng thú, hăng say với mơn học, chưa có thói quen tự học vật lí. HS có thể đạt kết

quả trung bình khá cao khi được ôn tập chu đáo, đặc biệt một số trường thường giới hạn kiến thức tương đối hẹp song các khả năng ghi nhớ lâu, tổng hợp kiến thức, sự tự chủ tự tin của HS về kiến thức đã học còn rất hạn chế.

Kết luận chƣơng 1

Xuất phát từ cơ sở thực tiễn như trình bày ở trên, chúng tơi nhận thấy rằng: HS càng được sớm hướng dẫn việc tự học thì càng tự chủ, độc lập hơn trong học tập và công việc. HS THCS hồn tồn có đủ năng lực nhận thức để tự học. Tuy vậy để việc tự học của học sinh THCS thực sự phát huy được hiệu quả, tính tích cực, chủ động trong học tập thì khơng tách khỏi vai trò điều khiển của giáo viên.

Trong thời gian lên lớp, vai trò của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học và chất lượng học tập của học sinh cả ở trường và ngoài trường. Nếu giáo viên biết hướng dẫn học sinh phương pháp học hiệu quả thì vừa tiết kiệm được thời gian vừa mang lại kết quả học tập tốt. Từ đó học sinh có thể học được ở mọi nơi, mọi lúc, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Phương pháp dạy học tự học là một trong những đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường khả năng chiếm lĩnh tri thức mới, khả năng tự khám phá do đó học sinh THCS đều rất hào hứng trong học tập.

Tuy phương pháp dạy học tự học là một phương pháp tích cực nhưng lại địi hỏi nhiều thời gian. Trong khi đó thời gian trên lớp có hạn, khối lượng kiến thức các em phải ghi nhớ nhiều và không phải khối kiến thức nào cũng có thể áp dụng phương pháp dạy học tự học, do đó giáo viên phải biết kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp sao cho có hiệu quả nhất.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC HƢỚNG DẪN HỌC SINH THCS TỰ HỌC KHI DẠY HỌC CHƢƠNG CƠ HỌC, VẬT LÝ LỚP 8

2.1. Giới thiệu nội dung kiến thức chƣơng “Cơ học”, Vật lý lớp 8

2.1.1. Nội dung và thời lượng

Nội dung chương “Cơ học” Vật lí 8 là sự tiếp nối chương trình Cơ học Vật lí 6, mở đầu cho giai đoạn 2 của chương trình Vật lí THCS. Đến giai đoạn này, chương trình được thiết kế với những mục tiêu cao hơn về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cũng như những yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí so với giai đoạn 1. Cơ học 8 bao hàm những kiến thức cơ bản đúng nghĩa của nó, là ngành khoa học nghiên cứu chuyển động của vật chất trong không gian và tương tác giữa chúng, với các chủ đề chính:

- Chuyển động cơ học (Chuyển động cơ, các dạng chuyển động cơ; Vận tốc). - Lực cơ học (Biểu diễn lực; Cân bằng lực; Quán tính; Lực ma sát).

- Áp suất và Lực đẩy Ác-si-met (Khái niệm áp suất; Áp suất chất lỏng và ứng dụng; Áp suất khí quyển; Lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi).

- Công và Cơ năng (Công và định luật về công; Công suất; Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng).

Về thời lượng, với phân phối 1 tiết/tuần, nội dung chương “Cơ học” Vật lí 8 được trải hết phân phối chương trình học kì I và phần đầu học kì II bao gồm 20 tiết (từ tiết thứ 1 đến hết tiết thứ 20), trong đó có 01 tiết ôn tập, 01 tiết thực hành và 02 tiết kiểm tra, còn lại là các tiết lý thuyết.

2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Cơ học” Vật lí lớp 8 Cơ học Chuyển động cơ học Lực cơ học Áp suất và lực đẩy Ác- si-met Công và cơ năng Chuyển động Vận tốc Nhận biết Tính chất Các dạng Ý nghĩa Cơng thức Chuyển động đều Chuyển động không đều Biểu diễn lực Hai lực cân bằng Quán tính Đặc điểm Cách biểu diễn Đặc điểm Tác dụng Lực ma sát Nhận biết Tác hại và lợi ích Áp suất Cơng cơ học Áp lực Áp suất vật rắn Áp suất chất lỏng Áp suất khí quyển Lực đẩy Acsimet Đặc điểm Cơng thức Cơng suất Điều kiện vật nổi, chìm Nhận biết Công thức Định luật Ý nghĩa Công thức năng Thế năng Đông năng Định luật bảo tồn

2.2. Quy trình và phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh trung học cơ sở tự học

2.2.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học tự học cho học sinh trung học cơ sở

Qua việc điều tra, phỏng vấn các GV, chúng tôi cho rằng khi tổ chức tự học cho học sinh THCS, GV cần phải chú ý một số nguyên tắc sau:

- Phải làm cho học sinh thấy việc tự học là cần thiết và có thể thực hiện được. - Học sinh THCS thường còn non yếu trong kĩ năng đọc, ghi chép và làm chủ thời gian của mình, vì vậy trước quá trình dạy tự học, GV cần đảm bảo có sự hướng dẫn hoặc thảo luận để HS tăng cường rèn luyện các kĩ năng rất cần thiết này.

- Đảm bảo cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, đảm bảo hình thành ở HS kĩ năng tự học từ thấp lên cao, tự học từng phần cho đến tự học hoàn toàn.

- Hệ thống câu hỏi và nhiệm vụ phải có sự phân cấp để phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh: Với nhóm HS khá, giỏi thì có thể sử dụng hệ thống câu hỏi khái quát, câu hỏi và nhiệm vụ mở; với nhóm HS từ trung bình trở xuống thì câu hỏi và nhiệm vụ cần phải rõ ràng, chi tiết và dần dần chuyển lên mức độ khái quát hơn.

- Phải đảm bảo cho tất cả học sinh đều được tham gia vào hoạt động học tập. - GV phải đảm bảo thu nhận được thông tin phản hồi về kết quả học tập của HS sau quá trình tự học và giúp đỡ điều chỉnh nhịp độ học tập của HS khi cần thiết.

2.2.2. Các hình thức tổ chức dạy học tự học và quy trình thực hiện

Việc phân tích, tổng hợp về phương pháp dạy tự học cho thấy có nhiều hình thức dạy tự học khác nhau nhưng hình thức dạy tự học trên lớp chủ yếu là các hình thức sau:

2.2.2.1. Hình thức tổ chức hoạt động học tập tự học với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo (nếu có)

Sách giáo khoa là công cụ cơ bản và trọng tâm để bắt đầu việc tự học. Trong việc giảng dạy Vật lý ở trường THCS hiện nay, vẫn tồn tại tình trạng GV hệ thống nội dung trong sách giáo khoa thành các ý một cách rõ ràng mạch lạc; sau đó sử dụng phương pháp thuyết trình để giảng giải cho học sinh nội dung đã phân tích. Tuy vậy về hình thức tổ chức dạy học đã tích cực hơn nhờ việc đa phần giáo viên soạn các câu hỏi theo logic cấu trúc nội dung; sau đó kết hợp dạy học thuyết trình minh họa với hình thức vấn đáp gợi mở. Để phát huy tối đa tính tự lực trong học tập, GV nên chuyển hai hoạt động này cho học sinh tự thực hiện, nhưng để phù hợp với đối tượng HS, hoạt động này vẫn nằm dưới sự hướng dẫn có hệ thống của GV. Đây chính là hoạt động tự học với SGK mà chúng tôi thực hiện trong đề tài.

SGK Vật lí THCS hiện hành có ưu điểm là trình bày kiến thức trọng tâm nhất mà học sinh phải ghi nhớ một cách tương đối rõ ràng, đạt được hệ thống kiến thức Vật lí phổ thơng, cơ bản và phù hợp với quan điểm hiện đại, có nhiều minh họa và đều có hệ thống câu hỏi dẫn dắt trong mỗi bài. Tuy vậy, nội dung SGK không phải lúc nào cũng dễ đọc đối với HS, nhất là với những HS có nhận thức trung bình. Khi chưa hiểu được tiến trình logic của bài học hoặc gặp những bài có nhiều vấn đề thì HS thường dễ bị động, đọc đến dịng nào trong SGK thì biết đến dịng ấy không hiểu phương hướng bước đi kế hoạch như thế nào và sau khi học xong cũng khơng thể tự rút ra được điều gì về phương pháp làm việc để vận dụng cho các bài sau. Vì vậy, trong bước đầu tự học, hơn ai hết GV phải có những chỉ dẫn, hướng dẫn cách đọc sách, cung cấp thêm tài liệu khi cần và dần hướng dẫn HS cách tìm tài liệu.

* Quy trình tổ chức hoạt động tự học với sách giáo khoa và tài liệu

Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức hoạt động tự học với sách giáo khoa và tài liệu

- Bước 1: Học sinh đọc SGK (và tài liệu tham khảo nếu có)

Hoạt động này giúp HS hiểu rõ mục đích bài học, có cái nhìn bao qt về nội dung kiến thức bài học và rèn luyện kĩ năng tự đọc tài liệu. Việc đọc tài liệu ở lớp phải diễn ra theo thời gian quy định tùy vào từng nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh trung học cơ sở tự học khi dạy học chương cơ học, vật lý lớp 8 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)