Tổ chức, chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện thuỷ nguyên TP hải phòng) (Trang 95 - 99)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2 Tổ chức và chỉ đạo tốt hoạt động dạy học

3.2.5 Tổ chức, chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học

Phƣơng pháp dạy học là con đƣờng, là hình thức vận động bên trong của nội dung để đi tới mục đích. Phƣơng pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học.

Từ Nghị quyết Trung ƣơng IV khoá VII đến Nghị quyết Trung ƣơng II khoá VIII cho đến Luật giáo dục và Đào tạo về đổi mới phƣơng pháp dạy học, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cốt lõi của vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học là hƣớng học sinh tới việc học tập chủ động chống thói quen học thụ động.

Nhƣ vậy trong quá trình dạy học mỗi giáo viên phải biết bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học cho học sinh, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đối với phƣơng pháp dạy học phải đƣợc tiến hành đồng bộ với các khâu, các nhân tố khác của quá trình dạy học.

* Triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học trên lớp :

Đội ngũ giáo viên là lực lƣợng nòng cốt quyết định chất lƣợng giáo dục, dạy học, phƣơng pháp dạy của thầy quyết định phƣơng pháp học của trị. Do đó nhà trƣờng cần phải quan tâm, chăm lo, bồi dƣỡng giáo viên từ nhân thức, tƣ tƣởng đến các tác động toàn diện để ngƣời giáo viên tự nguyện mang hết tâm sức của mình cho cơng tác dạy học.

Trong các phong trào thi đua cần phải hiểu mỗi giáo viên có quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện tốt các phong trào thi đua, hiểu tính cấp thiết của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh.

Triển khai đối mới phƣơng pháp dạy học trƣớc hết phải đổi mới phƣơng pháp dạy học trƣớc hết phải đổi mới từ khâu soạn bài . Bài giảng phải đƣợc cân nhắc kỹ việc chọn phƣơng pháp nào để dạy cho phù hợp và điều đó phải đƣợc thể hiện trong giáo án.

Đó là: Những dự định cần thực hiện ( cả về nội dung và phƣơng pháp dạy học để đạt mục đích giờ dạy ). Những dự định của ngƣời dạy, ngƣời

học, những tình huống có thể xảy ra để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

- Những phƣơng tiện hỗ trợ hoạt động của thầy và trò. Giáo án cần phải có với giáo viên là một u cầu có tính quy chế. Mọi ngƣời đều nhìn thấy mọi bài giảng thành công không thể thiếu sự chuẩn bị thấu đáo, sự sáng tạo uyển chuyển của giáo án. Song sự quyết định lại ở chỗ thực hiện giáo án tiến hành giờ dạy đó nhƣ thế nào ? Trên lớp ngƣời thầy phải luôn chuyển đổi cách thức truyền thụ ( đa dạng hoá các phƣơng pháp dạy học ) và phối hợp chúng với nhau, đảm bảo nơi dạy học phải mới, phải không quá xa lạ với học sinh. Cái mới phải liên hệ phải đƣợc phát triển từ cái cũ, các kiến thức phải đƣợc trình bày ở dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau. Đồng thời phải phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của học sinh.

* Phát huy vai trị của tổ chun mơn trong ciệc đổi mới phương pháp :

Vai trị của tổ chun mơn trong quản lý thực hiện quy chế chuyên môn rất quan trọng. Hiệu trƣởng cần theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chƣơng trình của giáo viên, của tổ qua kế hoạch, sổ báo giảng, qua dự giờ.

- Tổ chuyên môn quản lý việc soạn giáo án đúng thời gian, chính xác về nội dung, kiến thức SGK phù hợp với trình độ học sinh và vận dụng vào điều kiện thực tế đảm bảo chất lƣợng bài dạy.

Hàng tuần, hàng tháng tổ chức chuyên môn kiểm tra giáo viên định kỳ đột xuất, rút kinh nghiệm làm cho mỗi giáo viên ý thức đƣợc việc chuẩn bị bài lên lớp.

- Tổ chuyên môn cùng BGH nhà trƣờng quản lý giờ lên lớp của giáo viên theo đúng quy chế chuyên môn, xem xét việc thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp theo thời khoá biểu, phân phối thời gian hợp lý cho từng bài giảng, phần giảng của giáo viên. Giáo viên đã phát huy tính tích cực chủ động của

học sinh hay dạy theo kiểu áp đặt, nhồi nhét. Trong quá trình đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa, đổi mới phƣơng pháp dạy học nhƣ hiện nay, việc sinh hoạt tổ, bàn bài mới, bài khó, tìm ra cách dạy ra kiến thức trọng tâm của bài sao cho nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả, thiết thực thì càng cần thiết hơn lúc nào và nhƣ vậy qua sinh hoạt tổ chun mơn giáo viên mới có điều kiện trao đổi, rút kinh nghiệm làm quen với phƣơng pháp dạy học mới, mới có thể sử dụng các câu hỏi trong bài một cách khéo léo, mới có thể tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh tích cực chủ động tự giác giải quyết nhiệm vụ học tập, mới có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh và mục tiêu giảng dạy của nhà trƣờng.

- Tổ chuyên môn phải thƣờng xuyên kiểm tra việc kiểm tra chấm, trả bài cho học sinh và chế độ cho điểm của giáo viên hàng tháng. Đồng thời thƣờng xuyên tiến hành dự giờ, thăm lớp, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên cách khắc phục các tồn tại trong giảng dạy. Bằng cách quản lý đó sẽ đánh giá thực chất chất lƣợng giờ lên lớp. Đó cũng là cách tổ dựa vào đó phân loại trình độ chn mơn giáo viên có kế hoạch bồi dƣỡng họ, tạo điều kiện để họ phân đấu trở thành giáo viên giỏi, góp phần tích cực vào việc nâng caoc hất lƣợng dạy học.

Tổ chức chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học cần phát huy vai trị của tổ chun mơn. Qua sinh hoạt tổ, giáo viên nhận thức rõ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự tác động của nó với dạy học trong trƣờng phổ thông. Và nếu chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh thơi thì chƣa đủ mà cần phải dạy cho học sinh có kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống một cách phù hợp. Do vậy mà giáo viên là ngƣời phải dạy cho học sinh biết tự học, tự nghiên cứu.

Tổ chức cho giáo viên tham gia các tập huấn mà Sở giáo dục và đào tạo tổ chức về đổi mới chƣơgn trinhg và phƣơng pháp dạy học, cung cấp tài liệu để giáo viên tự học, tự bồi dƣỡng.

Tổ chức dạy điểm một số giờ theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp, tổ chức các hội thảo, thao giảng về đổi mới phƣơng pháp dạy học ở lớp 1, 2, 3, mời các chuyên gia, giáo viên giỏi tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng cho việc đổi mới phƣng pháp. Lấy việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học là tiêu chí thi đua quan trọng để động viên giáo viên trong trƣờng tích cực hƣớng tới đổi mới phƣơng pháp dạy học và nhân rộng một số bài dạy theo phƣng pháp đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện thuỷ nguyên TP hải phòng) (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)