Quản lý hoạt động học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện thuỷ nguyên TP hải phòng) (Trang 99 - 101)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2 Tổ chức và chỉ đạo tốt hoạt động dạy học

3.2.6 Quản lý hoạt động học của học sinh

Lựa chọn, cải tiến phƣơng pháp dạy học là phát huy vai trò chủ đạo của thầy giáo, phát huy vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo trong tiếp nhận, vận dụng trí thức giúp học sinh nhận thức đƣợc những vấn đề của thực tế cuộc sống và có khả năng tự học suốt đời.

Trong quá trình cải tiến phƣơng pháp học và tự học học sinh phải là chủ thể tích cực, tự giác. Thầy cô là ngƣời hƣớng dẫn giúp các em điều chỉnh nhận thức đúng lúc, đúng mức, tạo hiệu quả cao trong giờ học.

Các biện pháp quản lý của nhà trƣờng chính là xây dựng một ngôi trƣờng lành mạnh, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh học tập và rèn luyện nhằm đào tạo các em trở thành những công dân, những ngƣời góp phần vào cơng cuộc và bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc.

- Muốn học sinh học tập có két quả tốt nhà trƣờng trƣớc hết phải xây dựng và duy trì nề nếp học tập của học sinh kết hợp hợp lý mơi trƣờng nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Thông qua việc xây dựng hệ thống các nội quy, đặc biệt là nội quy học sinh, xây dựng thời gian biểu hợp lý cho việc học ở trƣờng, ở nhà, học các môn năng khiếu,… để học sinh thực hiện nghiêm túc.

- Phát huy tích cực, tự giác của học sinh trong học tập, kết hợp với việc nắm bắt các nội dung cơ bản của các môn học để kiểm tra đôn đốc học sinh hoạc tạap có chất lƣợng, đặc biệt thơng qua việc phân loại đối tƣợng học sinh trong lớp, trong tổ để phân nhóm, hƣớng dẫn các em tự đánh giá trong học tập. Tạo điều kiện cho các em có thể củng cố kiến thức cho nhau, rèn tính tự tin, phát huy sáng tạo, chủ động trong học tập.

- Thƣờng xuyên hƣớng dẫn học sinh phƣơng hƣớng tự học bằng việc giúp các em nhận thức đƣợc tác dụng của việc tự học phát triển tính sáng tạo của học sinh bằng những câu hỏi gợi mở khuyến khích tính độc lập suy nghĩ sáng tạo. Giáo viên gợi cho học sinh những câu hỏi từ dễ đến khó giúp học sinh nắm đƣợc những kiến thức cơ bản, về kiến thức bài học phần học.

- Một điều hết sức quan trọng trong việc quản lý nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh là tiến hành thƣờng xuyên công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho học sinh có đức tính chun cần, sáng tạo, tự chủ và bản lĩnh thái độ đúng đắn trong học tập và rèn luyện trở thành học sinh giỏi, trị ngoan. Phải tơn trọng nhân cách học sinh, biết động viên những nỗ lực vƣợt khó vƣơn lên trong học tập của các em phải gần gũi, yêu thƣơng học sinh.

- Nhà trƣờng và đoàn thể phải tạo động lực cho học sinh bằng việc tìm ra những hình thức khen thƣởng, những biện pháp khuyến khích để gắn sự cố gắng học tập, rèn luyện của các em với những lợi ích cụ thể cả vật chất lẫn tinh thần, cả trƣớc mắt và lâu dài, khen thƣởng và biểu dƣơng kịp thời những cố gắng của học sinh trong học tập, trong rèn luyện tƣ cách đạo đức.

- Tăng cƣờng công tác quản lý của giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với nhà trƣờng là ngƣời tổ chức các hoạt động giáo dục, là nhà quản lý sƣ phạm đại diện cho Hiệu trƣởng truyền đạt toàn bộ Nghị quyết của Ban Giám hiệu của Hội

đồng giáo dục đến lớp mình phụ trách. Xuất phát từ nhiệm vụ năm học, đặc điểm tình hình cụ thể mà gợi ý, bàn bạc, xây dựng phƣơng hƣớng hoạt động tổng thể của lớp để đảm bảo đƣợc yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của lớp, của nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện thuỷ nguyên TP hải phòng) (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)