Chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện thuỷ nguyên TP hải phòng) (Trang 78)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1 Xây dựng và quản lý đội ngũ của ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu

3.1.1 Chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

Muốn có trị giỏi thì phải có thầy giỏi. Trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học đội ngũ giáo viên là nhân tố có tính chất quyết định. Quản lý đội ngũ giáo viên phải đƣợc coi là một trong những tiêu chí hàng đầu để xây dựng một nhà trƣờng vững mạnh toàn diện.

3.1.1.1 Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình, đủ sức thực hiện mục tiêu và kế hoạch của nhà trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Dựa vào kế hoạch phát triển hàng năm và quy mô phát triển lâu dài của nhà trƣờng mà có kế hoạch biên chế giáo viên cho phù hợp để về số lƣợng, đúng bộ môn đào tạo.

Do sự đổi mới về cơ chế quản lý giáo dục hiện nay lực lƣợng giáo viên ở các trƣờng đƣợc bổ sung về hàng năm đều qua tuyển dụng. Các trƣờng đƣợc quyền lựa chọn, tuyển dụng nhân lực cho mình. Đối với tuyển mới phải chú ý đến chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên thông qua văn bằng, thông qua kết quả của thời gian hợp đồng thử việc.

Việc đánh giá tuyển chọn giáo viên phải dựa vào các tiêu chuẩn về trình dộ, năng lực chun mơn, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với trƣờng. Việc lựa chọn giáo viên hay chuyển đi trƣờng khác cần có kế hoạch nhằm

đảm bảo số lƣợng ổn định, chọn đúng ngƣời có năng lực, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục.

3.1.1.2 Sắp xếp (phân công lao động giáo viên) sử dụng lao động sư phạm trong trường đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm hợp lý

Phân cơng lao động tối ƣu, sắp xếp nhân lực đúng ngƣời, đúng việc sẽ dẫn tới công việc của trƣờng đạt hiệu quả tốt, cán bộ giáo viên phát huy năng lực, sở trƣờng của mình trong cơng tác, chất lƣợng công tác dạy học đƣợc đảm bảo. Ngƣời Hiệu trƣởng phải điều hoà giữa yêu cầu chung của nhiệm vụ và mong muốn của từng ngƣời, ý tƣởng này phải đƣợc thể hiện ngay trong việc phân công lao động. Sự phân công lao động khơng chỉ đơn thuần là việc tính khối lƣợng giờ dạy, buổi dạy, cơng tác kiêm nhiệm của mỗi ngƣời giáo viên theo nghĩa vụ của họ mà phải xét đến nhiều yếu tố, khả năng hoàn thành công việc khả năng liên kết hỗ trợ, giúp đỡ, bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, nguyện vọng cá nhân, đề xuất của tổ, nhóm, giáo viên chủ nhiệm.

Việc quản lý giáo viên thực hiện các quy định về hành chính ngày, giờ dạy, báo giảng, cho điểm, vào điểm, … là việc không thể thiếu. Chất lƣợng của đội ngũ giáo viên phải đƣợc đánh giá thƣờng xuyên qua từng tiết dạy, buổi dạy. Các kênh thông tin học sinh, giáo viên, tổ chuyên môn, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh, ngƣời Hiệu trƣởng phải tổng hợp, phân tích những mặt tốt của giáo viên, nhắc nhở những mặt hạn chế. Từ đó mỗi giáo viên phải tự hồn thiện mình vƣơn lên để có chất lƣợng dạy học vững vàng.

Nhà trƣờng thƣờng xuyên duy trì phong trào thi đua hai tốt để giáo viên thi đua phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các cấp.

Để làm tốt việc này, ngƣời Hiệu trƣởng phải dựa vào sự giúp việc đắc lực của thƣ ký hội đồng, của Ban thi đua, dựa vào việc đánh giá thi đua qua từng đợt, từng học kỳ của Cơng đồn nhà trƣờng.

Hoạt động dạy học, giáo dục nhà trƣờng chỉ có kết quả cao khi ngƣời Hiệu trƣởng biết huy động sự tham gia đồng bộ, nhịp nhàng, ăn khớp của các tổ chức, các bộ phận trong trƣờng, trong đó có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.Bởi vì ở trƣờng Tiểu học đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp là lực lƣợng nịng cốt trong cơng tác giáo dục, là đội ngũ trợ lý quan trọng của Hiệu trƣởng. Chính họ là lực lƣợng trực tiếp quản lý học sinh và tập thể lớp một cách toàn diện báo cáo cho Hiệu trƣởng những thông tin cần thiết về học sinh, về tập thể lớp, về hoạt động giáo dục và chất lƣợng tồn diện ở lớp mình.

3.1.1.3 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng

Giáo viên phải nhận thức đƣợc rằng: Việc bồi dƣỡng, chuyên môn, nghiệp vụ, việc tự học, việc tự bồi dƣỡng có ý nghĩa quyết định đối với chất lƣợng nghề nghiệp, tới sự phát triển những phẩm chất, năng lực sƣ phạm của ngƣời thầy. Đặc biệt tự học, tự bồi dƣỡng là phát huy cao nhất vai trò chủ thể của giáo viên trong quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thời gian tự học, tự bồi dƣỡng ngƣời Hiệu trƣởng cần nghiên cứu cắt bỏ các cuộc họp mang tính sự vụ đặc biệt quan tâm coi trọng các buổi sinh hoạt nhóm, tổ chun mơn. Mỗi tuần tổ chuyên môn phải sinh hoạt một lần, lên lớp cơng khai, bàn cách dạy bài mới, bài khó, mỗi giáo viên dự ít nhất 1 giờ. Mỗi tháng trƣờng phải lên đƣợc một chuyên đề chung để giáo viên các tổ đƣợc thống nhất phƣơng pháp giảng dạy, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Tài liệu bồi dƣỡng các loại báo chí, tạp chí của ngành, của bậc Tiểu học cần đƣợc mua về phục vụ việc nâng cao nhận thức và quan điểm đƣờng lối giáo dục của Đảng cũng nhƣ những thông tin mới về công tác giáo dục, về

nhất là tập huấn chƣơng trình đơỉ mới nội dung, phƣơng pháp dạy học đáp ứng cho việc giảng dạy theo chƣơng trình thay SGK.

Cần tạo mọi điều kiện có thể đƣợc cho cán bộ, giáo viên tự nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực sƣ phạm, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học để đội ngũ cán bộ giáo viên có đủ tiêu chuẩn theo “ chuẩn giáo viên Tiểu học “, khuyến khích giáo viên tiếp xúc với các hội thảo, với các hội thi giáo viên giỏi thành phố, giỏi quốc gia để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về chun mơn nghiệp vụ, khích lệ giáo viên phấn đấu trở thành giáo viên giỏi.

Bên cạnh sự phấn đấu của mỗi cá nhân ngƣời Hiệu trƣởng cần biết tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên giải quyết khó khăn, vƣớng mắc khi họ thành công cũng nhƣ khi thất bại. Tổ chức hƣớng dẫn để giáo viên xây dựng đƣợc kế hoạch học tập, tự bồi dƣỡng. Có nhƣ vậy giáo viên mới có khả năng về phƣơng pháp lựa chọn, định hƣớng quá trình tự học, tự bồi dƣỡng của bản thân. Ngƣời Hiệu trƣởng vừa là ngƣời khởi xƣớng, hƣớng dẫn cách thức, phân tích sƣ phạm, lựa chọn những vấn đề thiết thực cho giáo viên, vừa tham gia đánh giá xem vấn đề họ lựa chọn có phù hợp khơng. Tổ chức các hoạt động tự thể hiện kết quả tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên thông qua trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong giảng dạy cũng nhƣ giải quyết các tình huống sƣ phạm xảy ra. Hoạt động này đƣợc đạt trong hoạt động giao lƣu các tập thể sƣ phạm. Giáo viên có thể trình bày những thu hoạch về việc đổi mới phƣơng pháp bộ môn, phƣơng pháp giải quyết bài khó. Kinh nghiệm thành cơng của việc tổ chức dạy học có thể thể hiện qua một tiết lên lớp hoặc xử lý tình huống sƣ phạm, qua trình bày một kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại. Đối với công tác chủ nhiệm lớp, ngƣời Hiệu trƣởng cần nắm vững toàn diện các mặt của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp : trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ năng lực, tâm tƣ tình cảm, nguyện vọng, tuổi đời, tuổi nghề. Những

khó khăn mà giáo viên chủ nhiệm lớp gặp phải trong công tác và trong đời sống. Đồng thời ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học cũng cần phải quan tâm bồi dƣỡng phƣơng pháp quản lý tạo điều kiện để họ nâng cao chuyên môn, năng lực sƣ phạm, nội dung, phƣơng pháp công tác chủ nhiệm lớp. Hƣớng dẫn họ lập kế hoạch chủ nhiệm, thƣờng xuyên trao đổi, nghiên cứu các báo cáo thƣờng kỳ của giáo viên chủ nhiệm. Kịp thời động viên, khuyến khích khi họ đạt kết quả tốt trong công tác. Nhƣ vậy, xây dựng bồi dƣỡng phát triển đội ngũ giáo viên là sự gia tăng cả về chất và lƣợng của nguồn lực con ngƣời. Sự phát triển quy mô của nhà trƣờng qua các năm học là một quy luật tất yếu gắn liền với nhu cầu phát triển giáo dục - đào tạo, tƣơng xứng với sự phát triển của xã hội.

Ngƣời Hiệu trƣởng cần dựa vào quy hoạch phát triển của trƣờng trong những năm tới để lập kế hoạch phát triển đội ngũ cả về số lƣợng lẫn sự gia tăng về chất lƣợng nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới của giáo dục.

3.1.2 Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên

Chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc về giáo dục đào tạo chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trƣờng, chính sách về giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công tác quản lý ngành, … luôn đƣợc xem là động lực tác động từ bên ngoài vào quá trình dạy học. Quyết định trực tiếp làm cho dạy học đạt chất lƣợng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội là động lực bên trong đƣợc tạo nên do tác động qua lại giữa thầy và trò, giữa dạy và học.

3.1.2.1 Cải thiện điều kiện lao động

Việc tạo ra các điều kiện sống và làm việc, các điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất cho giáo viên là một trong những nội dung quan trọng nhất của việc tổ chức khoa học lao động sƣ phạm. Nhà giáo dục Nga Ra-chen-cô đã viết :

“ Hồn cảnh có thể làm nảy nở tất cả những cái gì là tốt đẹp trong con ngƣời mà cũng có thể làm thui chột nó đi “.

Trong các điều kiện tâm lý cần nhấn mạnh đến xây dựng một bầu khơng khí thoải mái trong tập thể, có tác động nâng cao khả năng lao động tạo ra khả năng tự do rất cần thiết cho sự sáng tạo, tránh việc gây ra các xúc động tiêu cực cho giáo viên trƣớc giờ lên lớp. Ban giám hiệu có dự kiến phân cơng giáo viên cho năm học sau từ cuối học kỳ 2 của năm trƣớc để mỗi giáo viên có kế hoạch sắp xếp cơng việc hợp lý, phù hợp. Tổ chức phòng đội để giáo viên nghỉ ngơi giữa các tiết học cùng một số phƣơng tiện cần thiết, bố trí các phƣơng tiện hoạt động thể thao giải trí để phục vụ sự nghỉ ngơi tích cực của giáo viên. Sử dụng thời gian lao động của giáo viên thực hiện phân công lao động theo hƣớng chuyên sâu và hợp tác. Phân công để mỗi giáo viên dạy ổn định 1, 2 năm ở 1 hoặc 2 khối lớp, cung cấp cho giáo viên sách giáo khoa, sách hƣớng dẫn giảng dạy các môn học, các tài liệu tham khảo và phƣơng tiện dạy học khác, xây dựng thời khố biểu hợp lý, có chú ý tới đặc điểm riêng của giáo viên. Đảm bảo việc nghỉ ngơi của giáo viên trong hè : tổ chức đi tham quan, nghỉ mát, nghỉ an dƣỡng, học tập kinh nghiệm các cơ sở giáo dục tiên tiến điển hình.

Xây dựng mơi trƣờng giáo dục lành mạnh thực hiện dân chủ hoá trong nhà trƣờng là động lực thúc đẩy thầy và trị trong q trình dạy và học.

Xây dựng nề nếp dạy học trong nhà trƣờng tạo cho nề nếp dạy học trong nhà trƣờng tạo cho nề nếp này trở thành thói quen của giáo viên và học sinh. Phối hợp với Cơng đồn xây dựng tập thể sƣ phạm là tổ ấm đồn kết nhất trí, tơn trọng giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Kết hợp với Đội thiếu niên, hội cha me học sinh, lƣu ý giáo dục học sinh cá biệt.

Sử dụng kinh phí hàng năm để tạo cảnh quan nhà trƣờng khang trang, đẹp đẽ, có vƣờn hoa cây cảnh, có nƣớc sạch, khu vệ sinh sạch sẽ. Trƣờng phải có hàng rào kín để giữ cho các giờ học, buổi học đƣợc an toàn, yên tĩnh.

Thực hiện dân chủ hoá trong trƣờng là phát huy quyền chủ động, sáng tạo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, tăng chất lƣợng các hoạt động trong nàh trƣờng xã hội chủ nghĩa. Tăng cƣờng quyền chủ động của nhà trƣờng thực hiện dân chủ và công khai trong việc quản lý nội bộ trƣờng học, kết hợp chế độ thủ trƣởng với nguyên tắc tập trung dân chủ. Nâng cao vai trò của tổ chức Cơng đồn, Ban thanh tra nhân dân và các tổ chức tự quản trong việc quản lý nhà trƣờng dƣới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng. Thu hút các lực lƣợng xã hội, cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trƣờng nhằm quản lý, giáo dục tốt con em.

Tăng cƣờng thể chế hoá mọi hoạt động của nhà trƣờng nhằm đặt cơ sở pháp lý cho việc thực hiện dân chủ hoá nhà trƣờng. Thực hiện quản lý nhà trƣờng theo phƣơng thức dân chủ, công khai, công bằng đi đôi với việc giữ vững nề nếp, kỉ cƣơng, chủ động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học phù hợp với diễn biến của quá trình dạy học và quy định chung của ngành.

Tổ chức lấy phiếu hỏi ý kiến của cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh về tập thể giáo viên, việc này giúp cho ngƣời Hiệu trƣởng thƣờng xuyên nắm đƣợc thông tin ngƣợc từ đối tƣợng bị quản lý, làm cho các hoạt động của nhà trƣờng có hiệu quả cao.

3.1.2.2 Các biện pháp kích thích người dạy

Kích thích là một vấn đề cơ bản của tổ chức lao động khoa học. Ngƣời quản lý tạo ra kích thích đối với ngƣời lao động là biến một việc từ cho “ phải làm “ đến cho “ muốn làm “ làm với tất cả bầu nhiệt huyết và tạo sự hào hứng của mình. Lao động trí óc của thầy giáo và học sinh đều cần đƣợc kích thích,

biện pháp kích thích là biện pháp kiểm tra sƣ phạm và tâm lý xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.

Biện pháp kinh tế sư phạm :

Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động trong nhà trƣờng, ngoài các giờ lên lớp của giáo viên phải căn cứ vào mức độ năng nhọc và hiệu quả của công việc để trả tiền bối dƣỡng cho giáo viên. Xác định chức danh của giáo viên với các nghiệp vụ và có chế độ đãi ngộ tƣơng xứng.

Xây dựng quỹ khen thƣởng về các mặt : hoạt động giảng dạy, khối lƣợng lao động, các hoạt động khác ngoài hoạt động giảng dạy ( đạt hiệu quả cao trong cơng tác đồn thể )

Xác định mức khen thƣởng theo các thành tích đã đạt đƣợc trong cơng tác của giáo viên và học sinh sau mỗi đợt thi đua hoặc cuối học kỳ, cuối năm học

Biện pháp tâm lý xã hội khác:

Tạo ra dƣ luận tập thể lành mạnh, tạo ra sự hồ đồng về tình cảm, ý chí, trách nhiệm có tác động tích cực đến tƣ tƣởng hành động của từng thành viên và của tập thể sƣ phạm. Tạo ra khơng khí thi đua, có sự học tập lẫn nhau về tác phong làm việc và các hoạt động tốt đẹp. Tạo ra khơng khí tự phê bình và phê bình nghiêm túc tự giác.

Động viên, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, ƣu tiến chế độ lƣơng bổng, phân công lao động, cân nhắc đề bạt, có chế độ đãi ngộ với giáo viên, quan tâm đến hồn cảnh của giáo viên, học sinh gặp khó khăn, éo le để động viên kịp thời.

Việc kiểm tra đánh giá giáo viên cần có kết luận chính xác cơng bằng, tránh thiên vị. Trên cơ sở khối dạy huy động mọi khả năng và sự tiềm ẩn vốn có của giáo viên và học sinh, kích thích, động viên phấn đấu rèn luyện, phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm, có ý thức trách nhiệm và an tâm với

nghề nghiệp của mình. Đó là một trong những điều kiện phát huy quyền lực sƣ phạm để tối ƣu hố việc quản lý q trình dạy học.

3.2 Tổ chức và chỉ đạo tốt hoạt động dạy học

3.2.1 Xây dựng nề nếp kỷ cƣơng trong quá trình dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học (huyện thuỷ nguyên TP hải phòng) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)