Đặc điểm về thành viên trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý ở tuổi tiểu học ( thí điểm) (Trang 52 - 59)

Thành viên trong gia đình N Tỉ lệ (%)

Bố mẹ 14 5.1 Bố mẹ và anh/ chị em 132 48.2 Bố mẹ , ông bà và a/chị em 120 43.8 Bố mẹ, ông bà 3 1.1 Bố mẹ, anh/chị/em, ông bà và những người bà con khác 5 1.9 Tổng 274 100.0

Bảng số liệu trên cho thấy nhóm gia đình trẻ ở cùng gồm hai thế hệ là bố mẹ ,các anh chị em và nhóm gia đình gồm ba thế hệ là ơng bà, bố mẹ và anh chị em chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 48,2% và 43,7 %. Như vậy có thể thấy tỷ lệ người trong gia đình ở cùng với trẻ nhiều nhất là bố mẹ và các anh chị em của trẻ. Môi trường sống trong gia đình cũng như số lượng người trong gia đình có thể gây ảnh hưởng đến sự chăm sóc và giáo dục trẻ cũng như là cách sắp xếp và tố chức các sinh hoạt trong gia đình. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự chăm sóc và hỗ trợ cho trẻ tăng động giảm chú ý.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

2.3.1. Thu thập số liệu

Về quy trình nghiên cứu, tác giả đã gặp mặt Ban giám hiệu của một số trường trên địa bàn để giới thiệu về nghiên cứu và xin phép được tiến hành điều tra. Có 3 trường đã cho phép nghiên cứu triển khai gồm các trường Tiểu học Tân Hội, Tân Lập và Liên Hồng. Bước tiếp theo tác giả tiến hành sàng lọc các trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý thơng qua những nhận xét và đánh giá của giáo viên bằng bảng sàng lọc Vanderbilt .Bước tiếp theo, thông qua giáo viên nhóm nghiên cứu gửi thư giới thiệu về mục đích và yêu cầu nghiên cứu đến phụ huynh học sinh. Những phụ huynh nào đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được gửi bảng hỏi qua học sinh chuyển về nhà. Bảng hỏi được phát cho 12 lớp thuộc khối 1 và khối 2 của 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, số phiếu phát ra là 350 phiếu dành cho cha mẹ của trẻ. Sau khi loại bỏ số phiếu khơng hợp lệ: thiếu thơng tin, bỏ sót từ 3 mục trở lên… chúng tôi thu được tổng cộng 274 bảng hỏi đáp ứng đủ độ tin cậy để đưa vào xử lý sau các thao tác làm sạch dữ liệu.Những thông tin thu được từ các bảng hỏi được sử dụng làm dữ liệu để phân tích và trình bày trong luận văn.

2.3.2. Xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS 22 để xử lý số liệu thu thập được. Các thơng số và phép tốn thống kê được sử dụng trong nghiên cứu là: Phân tích sử dụng thống kê mơ tả và phân tích tương quan.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nhằm hệ thống lại các cơ sở lý thuyết, tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu đã có về ADHD, xem xét các vấn đề đã được nghiên cứu trong và ngoài nước bằng việc tham khảo các tài liệu, sách, báo, tạp chí, kỉ yếu...từ đó xây dựng bảng hỏi về nhận thức của cha mẹ đối với các biểu hiện, nguyên nhân, cách can thiệp và hành vi tìm kiếm trị liệu cho trẻ ADHD.

* Mục đích của phương pháp :

Vì các tài liệu thu được là chính thống, do vậy các con số, sự kiện nhận được mang tính chân thực tạo điều kiện cho nhà nghiên cứu phân tích tiếp tục các sự kiện, hiện tượng nảy sinh một cách khách quan, có hiệu quả. Đây là phương pháp quan trọng giúp chúng tơi có được cơ sở lý luận cũng như phương pháp nghiên cứu cho luận văn. Việc khái quát tốt tài liệu này sẽ giúp ta đi tới những kết luận nào đó về đối tượng nghiên cứu.

* Cách triển khai phương pháp trong nghiên cứu.

Đầu tiên chúng ta thu thập tất cả những tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Tất cả những tài liệu liên quan bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt. Tuy nhiên tài liệu Tiếng Việt về vấn đề nghiên cứu còn hạn chế, nên chúng tôi tập trung chủ yếu là tài liệu Tiếng Anh và Tiếng Pháp.

2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp anket (điều tra bằng bảng hỏi) là phương pháp chính để thu thập số liệu về các biến nghiên cứu như thực trạng nhận thức của cha mẹ về các biểu hiện ADHD, nguyên nhân của ADHD, nhận thức của cha mẹ về cách can thiệp và hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ của họ.

Cụ thể hơn, bộ công cụ điều tra được tác giả xây dựng và phát triển gồm có 5 phần như sau:

*)Bảng hỏi nhân khẩu học.

Phần này thu thập các thông tin về nhân khẩu học như tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế , tình trạng hơn nhân, địa bàn cư trú, số con trong gia đình... Theo các cơng trình nghiên cứu đi trước, các biến số nhân khẩu học có thể có ảnh hưởng đến nhận thức của các bậc cha mẹ về biểu hiện và nguyên nhân gây lên các rối loạn tâm thần trong đó có rối loạn tăng động giảm chú ý [1, 6, 9]

*) Bảng hỏi về nhận thức của cha mẹ theo các tiêu chuẩn chẩn đoán

DSM-IV hoặc ICD-10 về rối loạn tăng động giảm chú ý : bảng hỏi về môi

trường xuất hiện hành vi, khái niệm tăng động giảm chú ý, độ tuổi dề phát hiện tăng động giảm chú ý…

*) Bảng hỏi về các biểu hiện tăng động giảm chú ý: thang Vanderbilt (cha mẹ

hoặc người chăm sóc báo cáo)

Thang đo đáng giá sàng lọc Vanderbilt

Thang đo Vanderbilt ADHD diagnostique được thiết kế dùng cho công tác đánh giá sàng lọc trẻ có nguy cơ có rối loạn tăng động giảm chú ý do bệnh viện Vanderbilt thuộc Trung tâm phát triển trẻ em xây dựng với hai phiên bản dành cho cha mẹ và giáo viên. Mục đích của trắc nghiệm là tìm kiếm các thơng tin về triệu chứng và mức độ biểu hiện của triệu chứng tăng động giảm chú ý, cũng như các biểu hiện của rối loạn hành vi, rối loạn chống đối và một vài biểu hiện của rối loạn lo âu, một số khó khăn về học tập và khó khăn trong các mối quan hệ của trẻ.Thang đo này không dùng để chẩn đoán. Thang đo được sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi với hai phiên bản. Cha mẹ và giáo viên là người trả lời các miêu tả triệu chứng bằng cách chấm điểm: 0,1,2,3 tương ứng với bốn mức độ: không bao giờ, đôi khi , thường xuyên và rất thường xuyên

cho các biểu hiện của trẻ xuất hiện ít nhất trong 6 tháng trở đi ( tính từ thời điểm làm trắc nghiệm trở về trước ) . Thang đo là tập hợp các tiểu mục mô tả các biểu hiện cụ thể của triệu chứng tăng động giảm chú ý và một số của triệu chứng rối loạn hành vi, hay cảm xúc được thiết kế trên tiêu chí biểu hiện của triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý do DSM-IV đưa ra. Cụ thể

Phiên bản dành cho cha mẹ bao gồm 55 mục (phụ lục 1)

Bảng 2.4. Cấu trúc thang đo sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderblit (dành cho cha mẹ)

STT Khái niệm Số biến quan sát Thang đo

1 Biểu hiện giảm chú ý 9 4 mức điểm

2 Biểu hiện tăng hoạt động 9 4 mức điểm

3 Biểu hiện xung động 8 4 mức điểm

4 Biểu hiện rối loạn hành vi 14 4 mức điểm

5 Biểu hiện rối loạn cảm xúc: lo âu, trầm cảm. 7 4 mức điểm 6 Đánh giá về rối loạn đi kèm ( học tập và các mối quan hệ ) 8 5 mức điểm

Trong đó từ mục 1 đến mục 9 đánh giá các vấn đề chú ý, từ mục 10 đến mục 18 đánh giá các vấn đề về tăng động, từ mục 19 đến mục 26 đánh giá về vấn đề xung động, từ mục 27 đến mục 40 đánh giá các vấn đề về mặt hành vi, từ mục 41 đến mục 47 đánh giá các vấn đề về mặt cảm xúc ( lo âu, trầm cảm).Từ mục 48 đến mục 55 đánh giá về vấn đề học tập và các mối quan hệ của trẻ.

Ở đề tài nghiên cứu này tôi tập trung xây dựng nhận thức của cha mẹ về biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý, trong nghiên cứu sử dụng 3 mục chính là: Các biểu hiện giảm chú ý, các biểu hiện về tăng động và các biểu hiện về xung động.

*) Bảng hỏi nhận thức về nguyên nhân, phương pháp can thiệp, hành vi tìm kiếm hỗ trợ cho vấn đề ADHD.

Phần này tác giả xây dựng bộ câu hỏi nhận thức về nguyên nhân, phương pháp can thiệp và các cách thức tìm kiếm hỗ trợ của cha mẹ có con có biểu hiện ADHD dựa trên cơ sở lý luận các nguyên nhân gây ra ADHD, các cách thức can thiệp và các hành vi tìm trợ giúp của cha mẹ.

2.4.3.Phương pháp thống kê toán học

Từ số liệu thu được khi khảo sát thực tế chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp, mã hóa , xử lý số liệu, và phân tích kết quả thơng qua phần mềm SPSS nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu.

Tiểu kết chƣơng 2

Nghiên cứu được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ và có tổ chức, từ nghiên cứu lý luận để xác lập cơ sở lý thuyết và xây dựng giả thuyết nghiên cứu đến việc khảo sát thực tế về nhận thức của cha mẹ đối với ADHD và hành vi tìm sự hỗ trợ của họ.

Trong đề tài nghiên cứu có sự kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhưng phương pháp chính được sử dụng là phương pháp thiết kế bảng hỏi để thu thập số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Các phương pháp khác như : phương pháp phân tích tài liệu, thống kê toán học hỗ trợ cho nhau trong nghiên cứu nhằm đưa ra con số thống kê chính xác, có độ tin cậy đủ làm cơ sở cho những kết quả nghiên cứu có tính khách quan.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nhận thức chung về rối loạn tăng động giảm chú ý

3.1.1. Khả năng nhận diện các biểu hiện tăng động giảm chú ý

Trong phần này chúng tơi đã đưa ra hai tình huống cụ thể về các biểu hiện mà phụ huynh dễ quan sát thấy ở một trẻ tăng động giảm chú ý, tình huống một “Nam là một bé trai 8 tuổi hiện đang có các vấn đề như: khi ở nhà, nghịch ln chân tay, mẹ không bắt trẻ ngồi yên được, luôn luôn rời chỗ ngồi ngay cả khi ngồi ăn hoặc khi chơi game trên máy tính hoặc khi ngồi học buổi tối. Nam cũng ln ngó ngốy tay chân mọi lúc, hay chạy quanh nhà không ngừng nghỉ, leo trèo lên tất cả đồ đạc trong nhà như bàn ghế, sofa. Nam không thể dừng hoạt động và không thể nào chơi một cách trật tự được ngay cả khi chơi một mình. Nam cũng hay xen vào câu chuyện của người khác. Ở lớp, Nam hay làm việc riêng, hay nói chuyện và chạy ra khỏi chỗ, Nam cũng không thể tập trung vào bất kỳ nhiệm vụ nào, ngay cả khi chơi với bạn” được đưa ra với các biểu hiển tăng hoạt động nổi trội, tình huống hai “ Minh là bé gái 7 tuổi, không thể tập trung chú ý vào những việc mình được yêu cầu trong 6 tháng qua đến mức ảnh hưởng đến khả năng học tập và năng lực thực hiện các công việc nhà (như quên không thực hiện nhiệm vụ đã phân công). Minh cũng rất dễ mất tập trung, rất khó khăn trong việc làm theo hướng dẫn và sắp xếp công việc, không chú ý lắng nghe khi người khác nói chuyện. Minh cũng hay rời bàn học ở nhà và hay quên đồ dùng học tập trên lớp. Những điều này cản trở đến thực hiện hoạt động của Minh.” được đưa ra với các biểu hiện giảm chú ý nổi trội. Bảng dưới đây cho thấy nhận định của phụ huynh về các tình huống được đưa ra:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý ở tuổi tiểu học ( thí điểm) (Trang 52 - 59)