Điểm trung bình về nhận thức nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý ở tuổi tiểu học ( thí điểm) (Trang 68)

Nguyên nhân Điểm TB Độ lệch chuẩn

Di truyền. 2,35 1,079

Mất cân đối sinh hóa não (tế bào não) và chất dẫn truyền thần kinh

3,08 1,031

Tổn thương não 2,88 1,028

Kém thích nghi với mơi trường 2,75 1,057

Quá lo lắng căng thẳng 2,66 0,975

Có vấn đề về kỹ năng kiểm sốt bản thân 3,42 0,981

Xung đột xảy ra giữa các thành viên trong gia đình 2,51 1,010

Cách nuôi dạy của cha mẹ 2,86 0,998

Cha mẹ quá căng thẳng và lo lắng đến con 2,54 0,930

Trẻ bắt chước những hành vi xấu từ những người xung quanh

2,82 1,014

Môi trường sống quá ồn ào, đông đúc 2,35 0,992

Ăn quá nhiều đường 2,15 0,934

Giáo viên không biết cách quản lý hành vi của các em trên lớp

2,34 0,893

Áp lực học tập quá lớn 2,53 0,950

Yếu tố tâm linh 1,75 0,809

Chú ý: điểm tối thiểu = 1, chắc chắn không đồng ý. Điểm tối đa là 5: chắc chắn đồng ý

3.2.3. Nhận thức của cha mẹ về phƣơng pháp can thiệp cho trẻ có ADHD

Các phương pháp can thiệp cho trẻ có ADHD đã được nêu tên để xin ý kiến đánh giá của cha mẹ về tính hiệu quả của chúng. Các mức độ để cha mẹ cho ý kiến là: chắc chắn có hiệu quả, hiệu quả, không rõ, không hiệu quả,

chắc chắn không hiệu quả, được tính điểm từ 1 đến 5 điểm. Cha mẹ đánh giá hiệu quả của các phương pháp can thiệp và trị liệu cho trẻ có ADHD được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.9. Điểm trung bình về phƣơng pháp can thiệp.

Phƣơng pháp can thiệp Điểm TB Độ lệch chuẩn

Tây y 2,49 0,969

Đông y (thuốc và châm cứu bấm huyệt) 3,04 0.803

Liệu pháp tâm lý can thiệp trị liệu (cá nhân và gia đình) 1,98 0,814 Điều trị kết hợp thuốc và tư vấn hành vi cho cha mẹ 2,03 0,805 Điều chỉnh hành vi tích cực và bố trí mơi trường

phù hợp 2,31 0,888

Phạt hành vi không phù hợp 3,55 1,151

Điều chỉnh chế độ ăn 2,76 0,973

Nhờ can thiệp của giáo viên 2,90 1,117

Biện pháp tâm linh 3,89 0,982

Chú ý: Điểm tối thiểu =1, chắc chắn có hiệu quả. Điểm tối đa =5, chắc chắn không hiệu quả

Hiệu quả nhất là liệu pháp tâm lý can thiệp cá nhân và gia đình (ĐTB 1,98), thứ hai là điều trị thuốc kết hợp với tư vấn hành vi cho cha mẹ (ĐTB 2,03), tiếp đến điều chỉnh hành vi tích cực, bố trí mơi trường phù hợp (ĐTB 2,31) và sử dụng thuốc Tây y (ĐTB 2,49) điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đi trước chỉ ra rằng biện pháp điều trị tốt nhất cho các trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý là điều trị phối hợp . Theo như nghiên cứu của MTA ( NIMH Collaborative Multisite Multinmodal Treatement Study of Children with ADHD) trên 579 trẻ em có ADHD trong 14 tháng thực hiện các điều trị như: Điều chỉnh bằng thuốc, điều trị hành vi tích cực, điều trị phối hợp , và so sánh cộng đồng( bất cứ cách trị liệu nào mà các gia đình lựa chọn qua các nhà cung cấp tại địa phương) cho thấy tỷ lệ thành cơng của các hình thức điều trị là : điều trị phối hợp 68%, điều trị bằng thuốc 58%, điều trị hành vi tích cực là 34% và so sánh cộng đồng là 25% [31,tr1073-1086]. Hay như trong nghiên cứu của Pelham và cs (1993) cho thấy sử dụng thuốc Ritalin và các chương trình thay đổi hành vi là hiệu quả: nghiên cứu này so sánh kết quả thay đổi hành vi ở trường học kết hợp với Ritalin trong vòng 8 tuần và

chương trình này kết hợp với placebo trong trị liệu nhóm trẻ nam có ADHD. Trong chương trình hành vi có hệ thống cho thưởng đối với hành vi phù hợp và “phạt” những hành vi không phù hợp trong lớp. Số điểm tổng cuối cùng được quy ra những thứ trẻ lựa chọn. Kết quả cho thấy trẻ có thay đổi đáng kể các hành vi trong lớp và kết quả học tập.

Nhóm các biện pháp được cha mẹ đánh giá là không hiệu quả gồm: biện pháp tâm linh (như cúng bái, trừ tà ma…) và phạt nặng cho hành vi không phù hợp (ĐTB lần lượt là 3,89 và 3,55). Kết quả trên là dấu hiệu đáng mừng vì nó thể hiện cha mẹ có những nhận định chính xác về cách can thiệp hiệu quả cho trẻ có tăng động giảm chú ý, đồng thời cũng cho thấy cha mẹ đề cao vai trò của việc can thiệp tâm lý cho gia đình và trẻ để giúp trẻ và gia đình có những điều chỉnh hành vi phù hợp, cha mẹ đã đề cao vai trò của thầy thuốc và các cán bộ tâm lý… là những người trực tiếp can thiệp, trị liệu cho trẻ có ADHD. Trái với nghiên cứu của Nguyễn Phương Trang thì cha mẹ của trẻ lại khơng tìm đến thầy thuốc và các cán bộ tâm lý vì khơng tin tưởng. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ ra rằng cha mẹ chưa coi trọng vai trò của giáo viên và nhà trường (ĐTB 2,90) trong việc tác động đến trẻ ADHD. Đây là điều cần lưu ý để tác động thay đổi bởi nhà trường và giáo viên có vai trò rất lớn trong can thiệp cho trẻ ADHD. Họ là nguồn lực có thể hỗ trợ trẻ trực tiếp trong điều chỉnh hành vi trên lớp và giúp trẻ cải thiện kết quả học tập cũng như là người ảnh hưởng lớn đến phụ huynh và hành vi ứng xử của họ trong học tập của trẻ.

3.3. Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện ADHD

3.3.1. Hành vi tìm kiếm thơng tin về ADHD

Để tìm hiểu mức độ tự tin của cha mẹ trong việc tìm kiếm thơng tin về rối loạn tăng động giảm chú ý chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi gồm 5 câu hỏi về nơi tìm kiếm các thơng tin về ADHD. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.10. Điểm trung bình càng cao thì chứng tỏ cha mẹ càng có xu hướng tìm kiếm thơng tin từ nơi đó càng nhiều và ngược lại. Các mức độ để cha mẹ cho ý kiến là: chắc chắn không đồng ý, không đồng ý, không rõ, đồng ý, chắc chắn đồng ý được đánh giá từ 1 đến 5 điểm. Kết quả đánh giá được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.10. Mức độ đồng tình của cha mẹ với cách thức tìm kiếm thơng tin về ADHD

Mức độ đồng tình Điểm TB Độ lệch chuẩn

Biết chố tìm kiếm thơng tin. 2.78 1.044

Dùng máy tính/điện thoại tìm thơng tin. 3.35 .998

Tham dự các buổi gặp mặt để tìm kiếm thơng tin (bác sỹ đa khoa, bác sỹ tâm thần, cán bộ tâm lý).

3.01 1.297

Tiếp cận các nguồn khác nhau (bạn bè,

hội cha mẹ có con ADHD). 3.21 1.033

Gặp giáo viên. 3.43 1.098

Bảng trên cho thấy cha mẹ có xu hướng tìm kiếm thơng tin nhiều nhất là từ giáo viên (ĐTB = 3.43), điều này có thể xuất phát từ thực tế hầu hết các phụ huynh cho trẻ đi khám và đánh giá tại các bệnh viện đặc biệt tại bệnh viện Nhi trung ương là do yêu cầu từ giáo viên, giáo viên thường đưa ra những nhận xét trẻ khác biệt với các bạn khác trong lớp, trẻ không tập trung chú ý, hay trêu trọc bạn, không chịu viết bài… Cha mẹ cũng có xu hướng là sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại như máy tính, điện thoại (ĐTB = 3.35) để tìm hiểu các thơng tin về ADHD, điều này hồn tồn dễ hiểu bởi sự bùng nổ của khoa học công nghệ hiện đại, cha mẹ dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin khác , tiếp đó cha mẹ có xu hướng tìm kiếm thơng tin từ các nguồn khác như : bạn bè, hội cha mẹ có con ADHD ( ĐTB = 3.21) hay tham dự các buổi gặp mặt với các nhà chuyên môn ( ĐTB = 3.01 )

3.3.2. Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện ADHD

Nhóm nghiên cứu đã nêu các nguồn hỗ trợ để tìm hiểu nếu trẻ có vấn đề về ADHD thì cha mẹ sẽ tìm kiếm những nguồn hỗ trợ nào cho trẻ. Các lựa chọn của cha mẹ là: hoàn toàn chắc chắn, chắc chắn, phân vân, không chắc chắn, hồn tồn khơng chắc. Đối với mức độ đồng tình cha mẹ chọn đáp án đồng ý và chắc chắn đồng ý, đối với mức độ khơng đồng tình cha mẹ chọn đáp án chắc chắn không đồng ý và không đồng ý. Dưới đây là bảng biểu thị sự đồng tình của cha mẹ với cách thức tìm kiếm hỗ trợ cho trẻ có ADHD

Bảng 3.11. Tỉ lệ % mức độ đồng tình của cha mẹ với cách thức tìm kiếm hỗ trợ cho trẻ ADHD. Cách thức tìm kiếm hỗ trợ Chắc chắn không đồng ý và không đồng ý Không rõ Đồng ý và chắc chắn không đồng ý N % N % N % Tìm sự hỗ trợ từ các cơ sở Y tế có

uy tín như Bệnh viện Đa Khoa 71 25,9 39 14,2 164 59,8

Tìm sự hỗ trợ từ các cơ sở chăm chữa bệnh tâm thần như Bệnh viện Tâm thần hoặc Khoa Tâm thần của bệnh viện Nhi…

126 46 40 14,6 108 39,4

Tìm sự hỗ trợ từ các trung tâm Tâm lý hoặc Nhà tâm lý có kinh nghiệm

21 7,7 24 8,8 229 83,6

Tìm sự hỗ trợ từ các cơ sở Giáo dục có thương hiệu hoặc các nhà giáo dục nổi tiếng

51 18,6 71 25,9 152 55,4

Tìm sự hỗ trợ từ những Trung tâm Công tác xã hội hoặc Nhân viên Công tác xã hội

110 40,2 77 28,1 87 31,8

Tìm sự hỗ trợ từ giáo viên chủ nhiệm hoặc từ Trường nơi trẻ theo học

44 16 28 10,2 202 73,8

Tìm sự hỗ trợ từ những người có con bị tăng động giảm chú ý (VD tham khảo đơn thuốc để mua cho con uống)

65 23,7 33 12 175 63,9

Tìm sự hỗ trợ từ các nhà thuốc, thầy

thuốc Đông y gia truyền lâu đời. 115 42 64 23,4 95 34,7

Tìm sự hỗ trợ từ các phương pháp mới nổi do các phương tiện truyền thông mới đề cập.

118 43,1 58 21,2 98 35,8

Tìm sự hỗ trợ từ các phương pháp đã có nhiều bài báo khoa học chứng minh trước đó.

Qua bảng số liệu ta thấy lựa chọn hàng đầu trong việc tìm kiếm hỗ trợ cho trẻ có ADHD của cha mẹ là tìm đến các trung tâm tâm lý và các nhà tâm lý có kinh nghiệm (299 phụ huynh chiếm 83,6%), hoàn toàn phù hợp với đánh giá của cha mẹ về phương pháp can thiệp hiệu quả nhất cho trẻ có ADHD đó là liệu pháp tâm lý can thiệp cá nhân và gia đình. Lựa chọn thứ hai của cha mẹ khi trẻ có vấn đề về ADHD đó là tìm kiếm sự hỗ trợ từ giáo viên chủ nhiệm hoặc từ trường nơi trẻ đang theo học (202 phụ huynh chiếm 73,8%), điều này có vẻ mâu thuẫn với quan điểm của chính họ khi cho rằng giáo viên và nhà trường ít có tác động hiệu quả đến can thiệp cho trẻ ADHD. Tuy nhiên đây là dấu hiệu đáng mừng bởi mặc dù đánh giá giáo viên và nhà trường ít có vai trị trong can thiệp cho trẻ có ADHD nhưng các gia đình khi gặp khó khăn đã nghĩ đến sự trợ giúp từ những nguồn lực gần với trẻ nhất. Các lựa chọn nguồn hỗ trợ tiếp theo lần lượt là các phương pháp đã được chứng minh có hiệu quả (177 phụ huynh chiếm 64,6%), tìm hỗ trợ từ những người có con bị AHDH để tham khảo đơn thuốc( 175 phụ huynh chiếm 63,9%), tìm sự hỗ trợ của các cơ sở y tế có uy tín như bệnh viện đa khoa (164 phụ huynh chiếm 59,8%) và tìm sự hỗ trợ từ cơ sở giáo dục nổi tiếng hay các nhà giáo dục nổi tiếng( 152 phụ huynh chiếm 55,4%) Điều này hoàn toàn thống nhất với quan điểm của cha mẹ cho rằng điều trị thuốc và tư vấn hành vi là biện pháp có hiệu quả trong can thiệp cho trẻ có ADHD. Cha mẹ có xu hướng ít tìm đến sự hỗ trợ của các cán sự xã hội (31,8%), Thuốc Đông Y (34,7%), phương pháp mới nổi chưa được chứng minh(35,8%) , điều này cho thấy cha mẹ nhận thức tốt về nguồn hỗ trợ nào là phù hợp cho trẻ. Ở đây cha mẹ cũng ít có sự lựa chọn tìm kiếm hỗ trợ ở các cơ sở chăm chữa bệnh tâm thần như bệnh viện tâm thần hoặc khoa tâm thần của bệnh viện Nhi (39,4%) điều này có thể do nhận thức sai của cha mẹ cho rằng tăng động giảm chú ý không phải là một rối loạn tâm thần, thêm vào đó là nỗi lo sợ sự kì thị của mọi người xung quanh khi cho trẻ đến khám chữa ở các cơ sở tâm thần, phù hợp với quan điểm bệnh tâm thần chủ yếu là các bệnh tâm thần nặng như trong nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng (2016).

3.4. Tƣơng quan giữa nhận thức về biểu hiện, nguyên nhân, cách can thiệp và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp

3.4.1. Tương quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ với nhận thức về các biểu hiện, nguyên nhân của ADHD biểu hiện, nguyên nhân của ADHD

Bảng 3.12. Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ với nhận thức về các biểu hiện, nguyên nhân của ADHD

Trình độ học vấn của cha

Trình độ học vấn của mẹ Trình độ học vấn của mẹ .676**

Biểu hiện ADHD

Không tập trung chú ý vào chi tiết hoặc

cẩu thả trong học tập và công việc. .141*

Né tránh, khơng thích khi bắt đầu thực hiện các cơng việc hay bài tập địi hỏi nỗ lực trí tuệ liên tục.

-.151* -.139*

Nguyên nhân của ADHD

Trẻ bắt chước những hành vi xấu từ

những người xung quanh -.144* -.139*

Bị tà ma quấy nhiễu -.157** -.132*

Tiền kiếp có mắc nợ -.163** -.154*

Nhà ở không hợp phong thủy -.119*

Ghi chú: ** P<0,01 , P<0,05

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy với R= 0,676 thì trình độ học vấn của cha và mẹ có tương quan thuận với nhau, ở những gia đình nào mẹ có trình độ học vấn cao thì cha cũng có trình độ học vấn cao, những gia đình mẹ có trình độ học vấn thấp thì cha cũng có trình độ học vấn thấp. Điều này hoàn toàn là phù hợp trong thực tế xã hội, cha mẹ thường lựa chọn những người có trình độ tương đương mình để kết hơn. Bảng số liệu cũng cho thấy trình độ học vấn của cha mẹ tỷ lệ nghịch với nhận thức về một số biểu hiện và nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý, những cha mẹ có trình độ học vấn thấp thì có xu hướng khơng cho rằng biểu hiện né tránh, khơng thích khi bắt đầu

của tăng động giảm chú ý, cịn những cha mẹ có trình độ học vấn cao vẫn ghi nhận đó là các biểu hiện của trẻ có ADHD. Với những cha mẹ có trình độ học vẫn thấp học tin rằng trẻ bắt chước những hành vi xấu từ những người xung quanh hay các vấn đề tâm linh như: bị ma tà quấy nhiễu, tiền kiếp có mắc nợ, hoặc nhà ở không hợp phong thủy là nguyên nhân gây lên rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ. Cịn những cha mẹ có trình độ học vấn cao không tin vào các vấn đề tâm linh. Điều này có thể thấy được trong thực tế cuộc sống, rất nhiều gia đình nơng thơn khi trẻ hoặc người thân trong gia đình có biểu hiện về mặt tâm thần họ hay tìm đến các thầy cúng để trừ ma tà hay lễ bái khắp nơi để chữa bệnh trước khi họ tìm đến các cơ sở chăm chữa sức khỏe tâm thần. Đây là điều cần tác động thay đổi nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung và tăng động giảm chú ý nói riêng. Giúp họ có sự hỗ trợ phù hợp cho người thân khi có các vấn đề sức khỏe tâm thần.

3.4.2. Tương quan giữa nhận thức về biểu hiện, nguyên nhân, cách can thiệp và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp thiệp và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp

Để nhìn mối tương quan giữa các biến số một cách tổng thể hơn, chúng tơi tiến hành tính tốn và gộp các biến số. Tất cả các câu phản ánh chính xác và khoa học về các biểu hiện ADHD; nguyên nhân dẫn đến ADHD; các phương pháp can thiệp ADHD một cách khoa học và những hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp (ví dụ khơng phải các liệu pháp tâm linh hoặc bấm huyệt…) sẽ được mã hóa thành 1. Tất cả những câu phản ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý ở tuổi tiểu học ( thí điểm) (Trang 68)