Tuổi dễ phát hiện tăng động giảm chú ý nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý ở tuổi tiểu học ( thí điểm) (Trang 64 - 66)

Độ tuổi N Tỷ lệ Dưới 5 tuổi 83 30.3 5-11 tuổi 169 61.7 11-15 tuổi 19 6.9 16-18 tuổi 3 1.1 Total 274 100.0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Dưới 5 tuổi 5-11 tuổi 11-15 tuổi 16-18 tuổi

Valid

Chart Title

Frequency Percent

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân bố tần số và tỷ lệ lựa chọn độ tuổi dễ phát hiện ADHD nhất

Kết quả nghiên cứu cho thấy 169 phụ huynh (chiếm 61,7%) nhận định đúng rằng ADHD thường xuất hiện ở độ tuổi từ 5-11 tuổi, điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đi trước đã chỉ ra rằng tuổi dễ phát hiện trẻ có ADHD nhất là tuổi tiểu học. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu bước vào tiểu học và thay đổi hoạt động chủ đạo, lúc này các hoạt động của trẻ không phải là các hoạt động tự do và vui chơi nữa mà trẻ bắt buộc phải tuân thủ theo những quy định và nội quy của trường lớp , cũng như đòi hỏi hoạt động chú ý và tư duy cao hơn để có thể lĩnh hội được những tri thức khoa học nên trong giai đoạn này trẻ dễ dàng bộc lộ ra những khó khăn mà trẻ gặp phải, cha mẹ và đặc biệt là giáo viên dễ dàng phát hiện ra những khó khăn của trẻ hơn. Có 83 phụ huynh (chiếm 30,3%) cho rằng độ tuổi dễ phát hiện trẻ có vấn đề về tăng động giảm chú ý nhất là dưới 5 năm, chỉ có 19 phụ huynh (chiếm 6,9%) cho rằng ADHD hay xuất hiện ở độ tuổi 11-15, và chỉ có 3 phụ huynh (chiếm 1,1 %) cho rằng ADHD thường xuất hiện ở độ tuổi 16-18. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng bởi việc cha mẹ nhận định đúng độ tuổi xuất hiện vấn đề của trẻ thì trẻ sẽ được khám , chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nhằm cải thiện sớm và tích cực các vấn đề trẻ gặp phải cũng như nhận được sự theo dõi định kỳ để từ đó đưa ra những định hướng đúng cho cha mẹ nhằm giảm thiểu những khó khăn mà trẻ gặp phải .Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế , hàng ngày số trẻ đến khám và đánh giá các vấn đề tăng động giảm chú ý tại Bệnh Viên Nhi trung ương nhiều nhất rơi vào độ tuổi tiểu học.

3.2. Thực trạng nhận diện các biểu hiện, nguyên nhân, cách thức can thiệp và hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ thiệp và hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ

3.2.1. Thực trạng nhận diện các biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý

Để tìm hiểu khả năng nhận diện các biểu hiện của ADHD chúng tôi đã đưa ra 18 dấu hiệu theo thang đo Vanderbilt để các cha mẹ lựa chọn xem chúng có phải là dấu hiệu của ADHD hay không? Các lựa chọn của cha mẹ là: hoàn toàn chắc chắn, chắc chắn, phân vân, khơng chắc chắn, hồn tồn khơng chắc. Đối với nhận định đúng cha mẹ lựa chọn hoàn toàn chắc chắn và

chắc chắn, đối với nhận định sai cha mẹ lựa chọn khơng chắc chắn và hồn tồn khơng chắc chắn. Bảng 3.7 dưới đây cho biết kết quả nhận thức của cha mẹ về biểu hiện của ADHD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý ở tuổi tiểu học ( thí điểm) (Trang 64 - 66)