Khả năng nhận diện của cha mẹ về tình huống 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý ở tuổi tiểu học ( thí điểm) (Trang 60 - 63)

Rất không chắc Không chắc Chắc chắn Rất chắc chắn Rối loạn tăng động giảm chú ý

thể tăng động

67.5 28.5 3.6 .4

Rối loạn tăng động giảm chú ý thể giảm chú ý

44.2 29.2 19.0 7.7

Rối loạn xung động 31.4 17.2 40.1 10.9

Rối loạn tăng động - xung động 63.1 27.4 8.4 1.1

Chỉ là biểu hiện của một đứa trẻ hiếu động bình thường

Bảng số liệu cho thấy khả năng nhận diện các biểu hiện giảm chú ý trong tình huống 2 của cha mẹ cũng cịn rất nhiều hạn chế. Bộ phận lớn các cha mẹ không chắc chắn các biểu hiện như : khơng thể tập trung chú ý vào những việc mình được yêu cầu, rất dễ mất tập trung, rất khó khăn trong việc làm theo hướng dẫn và sắp xếp công việc, không chú ý lắng nghe khi người khác nói chuyện… có đến hơn 70% cha mẹ khơng chắc chắn về các biểu hiện trong tình huống được đưa ra, chỉ có một bộ phận rất nhỏ ( chiếm 7,7 % ) cha mẹ chắc chắn các biểu hiện đưa ra là biểu hiện của giảm chú ý.

Biểu đồ trên chúng ta thấy cha mẹ nhận định tốt hơn các biểu hiện giảm chú ý , điều này có thể lý giải các trẻ có biểu hiện giảm chú ý thường ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như tuân thủ theo các quy định ở trường lớp kém , các trẻ này hay bị giáo viên phàn nàn với cha mẹ là không chịu viết bài, ngồi học hay lơ đãng , không chú ý nghe giảng, qn mang sách vở…chính vì thế mà số cha mẹ cho rằng các biểu hiện giảm chú ý trong tình huống mà trẻ bộc lộ ra bên ngồi là biểu hiện của rối loạn giảm chú ý là cao nhất (ĐTB = 2,32) sau đó là biểu hiện của tăng động giảm chú ý (ĐTB = 2,23). Tuy nhiên khả năng nhận diện đúng các biểu hiện tăng động giảm chú ý vẫn đạt ở mức thấp. Điểm trung bình đều chỉ đạt dưới 2,5.

3.1.2. Nhận thức của cha mẹ về khái niệm hiếu động và tăng động giảm chú ý

18,6%

12,8% 68,2%

Phân biệt giữa hiếu động và TĐGCY

Valid Chưa từng nghe Va l id Giống nhau Valid Khác nhau

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 188 phụ huynh ( chiếm 68,6%) cho rằng ADHD khác với hiếu động, chỉ có 35 phụ huynh( chiếm 12,8%) cho rằng ADHD và hiếu động là giống nhau , số cha mẹ chưa từng nghe đến một trong hai khái niệm này chiếm 18,6%, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nhận định của cha mẹ về hai khái niệm này đã có sự chuyển biến, cha mẹ khơng còn đánh đồng tăng động giảm chú ý với hiếu động, như trong nghiên cứu của Trần Thành Nam (2003) thì cha mẹ hay đánh đồng tăng động với trẻ hiếu động nghịch ngợm, và là biểu hiện của một đứa trẻ thông minh, ham mê khám phá. Như vậy ta thấy nhận thức của cha mẹ về ADHD đã có nhiều thay đổi.

3.1.3. Định nghĩa của cha mẹ về tăng động giảm chú ý

Bảng 3.3. Định nghĩa của cha mẹ về tăng động giảm chú ý

Khái niệm về ADHD N Tỉ lệ

Tăng động giảm chú ý là rối loạn về hoạt động biểu

hiện bằng các hoạt động quá mức ở trẻ 39 14.2

Tăng động giảm chú ý là rối loạn về chú ý biểu hiện

bằng sự thiếu chú ý của trẻ 32 11.7

Tăng động giảm chú ý là rối loạn biểu hiện bằng việc

trẻ khó kiểm sốt hành động và cảm xúc 59 21.5

ADHD là sự kết hợp của hành vi hoạt động quá mức, kém kiểm tra với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong cơng việc...

144 52.6

Tổng 274 100.0

Bảng trên cho thấy có 144 phụ huynh ( chiếm 52,6%) có khái niệm đúng và đầy đủ về rối loạn tăng động giảm chú ý đó là sự kết hợp của hành vi hoạt động quá mức, kém kiểm tra với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong cơng việc..., 59 phụ huynh (chiếm 21,5%) cho rằng ADHD chỉ là hành động khó kiểm sốt cảm xúc, 32 phụ huynh( chiếm 11,7 % ) cho rằng ADHD là rối loạn về chú ý biểu hiện bằng sự thiếu chú ý của trẻ, và 39 phụ huynh( chiếm 14,2%) cho rằng ADHD là rối loạn về hoạt động biểu hiện bằng các hoạt động quá mức ở trẻ. Điều này khá phù hợp với thực tế vì rằng hầu hết các cha mẹ cho trẻ đi khám thường với các lý do: trẻ hoạt động quá nhiều, không ngừng nghỉ, không thể ngồi yên, luôn luôn lấy cớ để rời khỏi chỗ ngồi khi yêu cầu làm bài tập, trẻ không thể tập trung được lâu hay rất khó hồn thành bài

vở nhiệm vụ được giao. Có thể nhận định rằng nhiều cha mẹ đã có quan niệm chính xác và đầy đủ về tăng động giảm chú ý (52,6%) nhưng vẫn còn nhiều cha mẹ hiểu đúng 1 phần về vấn đề này (chỉ tập trung vào các biểu hiện tăng động; các biểu hiện giảm chú ý hoặc các biểu hiện khơng kiểm sốt cảm xúc).

3.1.4. Nhận định về thời gian xuất hiện các biểu hiện

Theo các bảng phân loại bệnh, để có thể chẩn đốn ADHD thì thời gian các biểu hiện hành vi cần xuất hiện trong 6 tháng. Tuy nhiên, nhận thức của cha mẹ về khoảng thời gian xuất hiện hành vi như sau:

Bảng 3.4. Bảng phân bố tần số và tỉ lệ lựa chọn của cha mẹ về thời gian xuất hiện hành vi

Thời gian xuất hiện hành vi N Tỉ lệ

Dưới 1 tháng 23 8.4

1-3 tháng 74 27.0

3-6 tháng 69 25.2

>= 6 tháng 108 39.4

Tổng 274 100.0

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn cha mẹ cho rằng các biểu hiện của ADHD khơng cần thiết phải tồn tại ít nhất là 6 tháng (166 phụ huynh chiếm 60,6 %). Có 108 cha mẹ (chiếm 39,4 %) cho rằng các biểu hiện cuả trẻ phải có thời gian xuất hiện từ 6 tháng trở lên. Như vậy số phụ huynh đánh giá và nhận thức đúng về thời gian xuất hiện các hành vi ở trẻ ADHD cịn hạn chế.

3.1.5. Nhận định về mơi trường xuất hiện các hành vi của trẻ có ADHD

Để chẩn đoán ADHD, hành vi của trẻ phải xuất hiện ở ít nhất trong 2 mơi trường, bối cảnh khác nhau. Tuy nhiên, theo cha mẹ, hành vi của trẻ ADHD xuất hiện trong các môi trường như dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của cha mẹ cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý ở tuổi tiểu học ( thí điểm) (Trang 60 - 63)