Giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố hà nội (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 88)

3.3. Mức độ vận dụng hiểu biết của cha mẹ vào việc giáo

3.3.7. Giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ

Mục đích của việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ là giúp trẻ có đƣợc những kỹ năng cần thiết để thích nghi với mơi trƣờng, hƣớng trẻ đến cuộc sống độc lập, phát triển khả năng của trẻ một cách tốt nhất. Chính vì vậy các bậc cha mẹ trẻ tự kỷ rất chú trọng vào việc giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân. Khi hỏi về các hoạt động giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ, hầu hết cha mẹ đều

nói rằng mình đã từng thực hiện. Cụ thể: hầu hết cha mẹ chọn cách “làm mẫu và yêu cầu trẻ làm theo”, 80.6% phụ huynh thƣờng xuyên chọn cách này (ĐTB = 2.81). Đây là một cách làm tốt để giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ. Phƣơng pháp “dùng hình ảnh minh họa từng nhiệm vụ cho trẻ làm theo” cũng đƣợc nhiều phụ huynh đồng tình và áp dụng khi có 48.6% phụ huynh thƣờng xuyên sử dụng, 47.2% phụ huynh thỉnh thoảng sử dụng (ĐTB = 2.44).

Bảng 3.16. Các hoạt động cha mẹ sử dụng để giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ

Nội dung Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên ĐTB Mức độ thực hành SL % SL % SL % 1 39 54.2 33 45.8 0 0 1.46 TH ít 2 0 0 14 19.4 58 80.6 2.81 TH nhiều 3 3 4.2 34 47.2 35 48.6 2.44 TH khá nhiều 4 68 94.4 4 5.6 0 0 1.06 TH ít Chú thích: 1. Dùng đòn roi, quát mắng

2. Làm mẫu và yêu cầu trẻ làm theo

3. Dùng hình ảnh minh họa từng nhiệm vụ cho trẻ làm theo 4. Khơng làm gì cả

Hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ đòi hỏi cha mẹ dành nhiều thời gian và cơng sức; tuy nhiên với tình u thƣơng và sự quan tâm, ln cố gắng tìm hiểu, học hỏi của cha mẹ thì hiệu quả mang lại là rất lớn; trẻ tự kỷ sẽ đạt đƣợc những tiến bộ nhất định. Cha mẹ có thể kết hợp với hình thức khen thƣởng, động viên trẻ trong quá trình thực hiện sẽ giúp trẻ tự tin, hoàn thành tốt hơn kỹ năng này.

Phƣơng pháp “dùng đòn roi, quát mắng” không phù hợp trong việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Các cha mẹ cũng nhận thức đƣợc điều đó nên có đến 54.2% phụ huynh chƣa bao giờ sử dụng cách này, 45.8% phụ huynh thỉnh thoảng áp dụng (ĐTB = 1.46). Việc sử dụng đòn roi, quát mắng chỉ làm trẻ thêm sợ hãi, thu mình và khơng đem lại kết quả nhƣ mong đợi.

Nhƣ vậy là cha mẹ trẻ tự kỷ đều nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nêu đã áp dụng các phƣơng thức phù hợp đối với trẻ.

3.3.8. Mức độ hài lịng và sự khó khăn của cha mẹ trong việc áp dụng hiểu biết vào việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình

Khi đƣợc hỏi về mức độ hài lòng của các bậc phụ huynh đối với việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình hiện nay, chúng tơi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.17. Mức độ hài lòng của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ %

Khơng hài lịng 5 6.9

Hài lòng một phần 58 80.6

Rất hài lòng 9 12.5

Chúng ta có thể thấy: dù có những hiểu biết nhất định về tự kỷ, những phƣơng pháp can thiệp trẻ tự kỷ, dù đã áp dụng nhiều hình thức can thiệp song mức độ hài lòng của cha mẹ chỉ dừng ở “hài lòng một phần”, chiếm 80.6% phụ huynh đƣợc hỏi. Chỉ có 12.5% cảm thấy “rất hài lòng” với việc dạy/can thiệp con hiện nay của mình, thậm chí có 6.9% thể hiện “khơng hài lịng” về điều này.

Biểu đồ 3.5. Mức độ hài lòng của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình

Khơng hài lịng Hài lịng một phần Rất hài lịng

Khơng một cha mẹ nào lại muốn con mình bệnh tật hay không thể chữa khỏi bệnh song thực tế cho thấy cha mẹ đang khơng hài lịng về việc dạy/can thiệp con mình hiện nay. Nguyên nhân lý giải cho vấn đề này đó là phần lớn việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ của cha mẹ chƣa thật hiệu quả, trẻ chƣa thật tiến bộ nhƣ mong đợi của cha mẹ. Nhƣng vì sao nó chƣa hiệu quả thì lại có nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn nhƣ: kiến thức chuyên mơn và trình độ thực hành của cha mẹ chƣa cao, cha mẹ vận dụng chƣa tốt vào việc giáo dục con mình, cha mẹ nóng vội muốn con tiến bộ nhanh, sự quan tâm của cha mẹ chƣa đúng mức… Đây thực sự là những khó khăn và thách thức cho cha mẹ trong quá trình dạy/can thiệp cho con.

Khi tìm hiểu những khó khăn mà cha mẹ gặp phải trong quá trình giáo dục con tại nhà, các phụ huynh đã đƣa ra nhiều ý kiến khác nhau. Chúng tơi đã thống kê đƣợc một số khó khăn phổ biến mà cha mẹ thƣờng gặp nhƣ sau: - Cha mẹ bận rộn, khơng có nhiều thời gian dành cho con. Thực tế nhiều cha mẹ đi làm suốt ngày, giao trẻ cho giáo viên hoặc ông bà, ngƣời giúp việc trơng coi. Vì vậy, việc dạy/can thiệp cho con tại nhà thực hiện rất ít, có trƣờng hợp cịn khơng thể thực hiện. Chính vì cha mẹ bận rộn nhƣ vậy nên nếu trẻ có đƣợc dạy/can thiệp tại nhà thì cũng khơng đáng bao nhiêu, không theo lịch đều đặn, thƣờng xuyên bị gián đoạn. Tất nhiên điều đó dẫn đến hiệu quả can thiệp trẻ sẽ không cao nhƣ mong đợi.

- Cha mẹ khơng có chun mơn, kinh nghiệm trong việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ. Thƣờng thì các cha mẹ sẽ khơng chủ động tìm hiểu thơng tin mà chỉ tìm hiểu khi con mình “có vấn đề” mà thơi. Mặt khác, cha mẹ thƣờng bị chi phối bởi nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống nên rất ít cha mẹ bỏ công sức, thời gian nghiên cứu sâu về vấn đề tự kỷ này.

- Tại gia đình khơng có phƣơng tiện, đồ dùng chuyên môn để dạy/can thiệp. Đúng là tại gia đình thì khơng thể có đầy đủ phƣơng tiện đặc thù để giáo dục trẻ giống nhƣ tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt đƣợc. Hơn nữa, khơng phải cha mẹ nào cũng có điều kiện để mua các công cụ, đồ dùng can thiệp cho

con tại nhà. Đó là một khó khăn dành cho cha mẹ. Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có khá nhiều dụng cụ dạy/can thiệp trẻ tự kỷ đơn giản đƣợc phổ biến rộng rãi, các bậc cha mẹ có thể tiếp cận để việc can thiệp của mình đƣợc tốt hơn. - Con khơng nghe lời, thƣờng chống đối lại bố mẹ, mất tập trung khi can thiệp.

Trong gia đình, khi có trẻ tự kỷ thì trẻ thƣờng đƣợc các thành viên khác trong gia đình nhƣờng nhịn, chiều chuộng hơn. Do đó, trẻ có hiện tƣợng “nhờn” bố mẹ, những ngƣời lớn tuổi trong gia đình; khơng chịu nghe lời khi học bài mặc dù đến lớp có khi rất nghe lời giáo viên. Trong q trình học trẻ thƣờng khơng tập trung chú ý vào yêu cầu của cha mẹ, khơng làm theo. Có khi trẻ cịn khóc lóc, ăn vạ, cáu giận, phá phách. Điều này khiến cả phụ huynh và trẻ đều cảm thấy chán nản, không mang lại hiệu quả can thiệp.

Để cải thiện tình hình này thì cha mẹ nên trao đổi với giáo viên, chuyên gia trị liệu để lên kế hoạch cụ thể trong việc dạy/can thiệp trẻ cũng nhƣ có thái độ nhất quán trong giáo dục trẻ. Khó khăn trong việc giáo dục trẻ tự kỷ là điều khơng thể tránh khỏi, vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì, nhẫn nại đối với trẻ khi giáo dục. Bản thân các cha mẹ cũng cần tự mình bổ sung kiến thức về tự kỷ để việc dạy/can thiệp đƣợc dễ dàng hơn.

3.3.9. Tìm hiểu thơng tin và tích lũy kinh nghiệm

Khi đƣợc hỏi về nguồn thông tin mà các bậc phụ huynh thƣờng tiếp cận về phƣơng pháp dạy/can thiệp trẻ tự kỷ thì thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.18. Mức độ tìm hiểu thơng tin của cha mẹ trẻ tự kỷ

Nội dung Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên ĐTB Mức độ tìm hiểu SL % SL % SL % 1 1 1.4 48 66.7 23 31.9 2.31 Tìm hiểu khá nhiều 2 4 5.6 38 52.8 30 41.7 2.36 Tìm hiểu khá nhiều 3 1 1.4 19 26.4 52 72.2 2.71 Tìm hiểu nhiều 4 4 5.6 56 77.8 12 16.7 2.11 Tìm hiểu khá nhiều 5 0 0 35 48.6 37 51.4 2.51 Tìm hiểu nhiều 6 15 20.8 40 55.6 17 23.6 2.03 Tìm hiểu khá nhiều

Chú thích: 1. Sách, báo

2. Truyền hình, đài phát thanh 3. Internet

4. Thơng qua các buổi tƣ vấn, khóa tập huấn

5. Chia sẻ kinh nghiệm với các cha mẹ có con tự kỷ khác 6. Tham gia vào các câu lạc bộ về trẻ tự kỷ

Qua biểu đồ trên chúng ta nhận thấy: nguồn thông tin mà cha mẹ trẻ tự kỷ tiếp cận nhiều nhất là internet, có 72.2% phụ huynh lựa chọn (ĐTB = 2.71), xếp thứ 1. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và truyền thơng thì internet là một nơi hữu hiệu để cha mẹ có thể tìm hiểu về hội chứng tự kỷ và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên cũng cần chỉ ra rằng tin tức trên internet rất nhiều, phong phú nhƣng bên cạnh những thông tin đúng thì cũng có những thơng tin sai lệch, thiếu chính xác. Do đó, khi tìm hiểu thơng tin trên internet, cha mẹ cần chú ý tới độ xác thực của thông tin, nên tiếp cận những địa chỉ đã đƣợc kiểm chứng có độ tin cậy cao; tránh tìm hiểu lung tung khiến rối nhiễu thông tin và không chính xác.

“Chia sẻ kinh nghiệm với các cha mẹ có con tự kỷ khác” cũng là cách đƣợc nhiều cha mẹ lựa chọn để nâng cao hiểu biết của mình về các phƣơng pháp dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại nhà. Có 51.4% phụ huynh thƣờng lựa chọn hình thức này (ĐTB = 2.51), xếp vị trí thứ 2. Giữa các bậc cha mẹ có con tự kỷ hình thành nên mối cảm thông, đồng cảm sâu sắc về tình trạng của con mình nên dễ dàng hòa hợp, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục con.

Các hình thức tiếp cận thơng tin khác cũng đƣợc nhiều phụ huynh lựa chọn nhƣ: qua “Truyền hình, đài phát thanh” có 41.7% phụ huynh thƣờng xuyên tìm hiểu (ĐTB = 2.36), có 31.9% phụ huynh thƣờng xuyên tìm hiểu qua sách, báo (ĐTB = 2.31), “Thông qua các buổi tƣ vấn, khóa tập huấn” (ĐTB = 2.11), “Tham gia vào các câu lạc bộ về trẻ tự kỷ” (ĐTB = 2.03). Nhìn chung các phụ huynh đều cố gắng chủ động tìm hiểu về hội chứng tự kỷ và

các phƣơng pháp can thiệp, thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau rất phong phú và linh hoạt. Sự nhận thức của phụ huynh càng sâu rộng thì việc dạy/can thiệp trẻ tại nhà sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều.

0 20 40 60 80 1 2 3 4 5 6

Biểu đồ 3.6. Mức độ tìm hiểu thơng tin của cha mẹ trẻ tự

kỷ

Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên

Chú thích: 1. Sách, báo

2. Truyền hình, đài phát thanh 3. Internet

4. Thơng qua các buổi tƣ vấn, khóa tập huấn

5. Chia sẻ kinh nghiệm với các cha mẹ có con tự kỷ khác 6. Tham gia vào các câu lạc bộ về trẻ tự kỷ

3.3.10. Mong đợi của cha mẹ để nâng cao nhận thức và hiệu quả cho việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình

Trƣớc thực trạng cũng nhƣ những khó khăn mà mình gặp phải trong quá trình dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình hiện nay, các bậc phụ huynh đã có nhiều mong đợi để nâng cao hiệu quả hơn khi giáo dục con em mình.

Để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, tăng cƣờng hiệu quả việc giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà, mong muốn lớn nhất của phụ huynh là “có thêm nhiều khóa tập huấn kỹ năng cho cha mẹ”: 77.8% phụ huynh lựa chọn, xếp thứ 1. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi các cha mẹ thƣờng chỉ biết nhiều về lý thuyết mà phần thực hành dạy/can thiệp cho trẻ còn rất hạn chế, chƣa có nhiều kinh nghiệm. Việc có thêm nhiều khóa tập huấn kỹ năng về can thiệp trẻ tự kỷ sẽ giúp các phụ huynh hiểu sâu hơn về các phƣơng pháp, cách can thiệp trẻ, phụ huynh sẽ thêm tự tin hơn khi giáo dục con mình.

Bảng 3.19. Mong đợi của cha mẹ để nâng cao nhận thức và hiệu quả giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà

Mức độ SL Tỷ lệ % Thứ bậc

Có thêm nhiều tài liệu tham khảo 37 51.4 3

Có chƣơng trình truyền hình riêng cho trẻ TK 40 55.6 2 Thành lập các câu lạc bộ hội cha mẹ trẻ TK 32 44.4 4 Có thêm nhiều khóa tập huấn kỹ năng cho cha mẹ 56 77.8 1

Mong muốn thứ hai cũng đƣợc khá nhiều phụ huynh lựa chọn là “Có chƣơng trình truyền hình riêng cho trẻ TK”, 55.6% phụ huynh lựa chọn, xếp thứ nhất. Hiện nay, trên truyền hình cũng đã có nhiều chƣơng trình giáo dục dày cho trẻ khuyết tật, đƣợc nhiều phụ huynh quan tâm, điển hình là chƣơng trình dành cho trẻ khiếm thính. Do đó, mong muốn có thêm chƣơng trình truyền hình riêng cho trẻ tự kỷ của cha mẹ cũng là điều dễ hiểu. Cha mẹ sẽ có thêm một kênh thông tin mới, cung cấp những thơng tin chính thống, khoa học cho cha mẹ cũng nhƣ những đối tƣợng quan tâm đến trẻ tự kỷ.

Xếp vị trí thứ 3, 4 lần lƣợt là các hình thức “Có thêm nhiều tài liệu tham khảo” (51.4% phụ huynh lựa chọn) và “Thành lập các câu lạc bộ hội cha mẹ trẻ TK” (44.4% phụ huynh lựa chọn). 51.4 55.6 44.4 77.8 0 20 40 60 80 1 2 3 4

Biểu đồ 3.7. Mong đợi của cha mẹ để nâng cao nhận thức và hiệu quả giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà

Tỷ lệ %

Chú thích: 1. Có thêm nhiều tài liệu tham khảo

3. Thành lập các câu lạc bộ hội cha mẹ trẻ TK

4. Có thêm nhiều khóa tập huấn kỹ năng cho cha mẹ. Nhƣ vậy có thể thấy mặc dù đã tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau song cha mẹ các trẻ tự kỷ vẫn mong muốn có thêm nhiều hơn nữa những giải pháp để nâng cao nhận thức của bản thân cũng nhƣ nâng cao hiệu quả dạy/can thiệp trẻ tự kỷ của mình tại gia đình. Tiếp cận nguồn thơng tin chính thống, khoa học ln là mong đợi của các bậc phụ huynh hiện nay.

Kết luận chƣơng 3

Nhƣ vậy, qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy: đa số cha mẹ trẻ tự kỷ đều có kiến thức nhất định về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình nhƣng nhận thức chƣa sâu, kiến thức chun mơn cịn chƣa nhiều, chủ yếu mới dừng lại ở mức độ hiểu biết khá rõ. Cha mẹ cũng đã quan tâm tới những phƣơng pháp, phƣơng tiện hay hình thức để hỗ trợ giáo dục trẻ tại nhà song kết quả thu lại chƣa đạt nhƣ mong đợi bởi kỹ năng, kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ tại của cha mẹ chƣa cao. Nhiều phụ huynh cịn có xu hƣớng ỷ lại vào việc chăm sóc, can thiệp trẻ cho nhà trƣờng, trung tâm hay các giáo viên dạy trẻ tại nhà nên việc bản thân phụ huynh dạy/can thiệp trẻ còn chƣa cao. Cha mẹ các trẻ tự kỷ cần phải trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức giáo dục trẻ tự kỷ hơn nữa về cả lý thuyết lẫn thực hành để việc chăm sóc, giáo dục trẻ mang lại nhiều hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:

Phần lớn các bậc phụ huynh đều có những hiểu biết cơ bản về công tác giáo dục trẻ tự kỷ nói chung và giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình nói riêng nhƣ: mục tiêu giáo dục trẻ tự kỷ, nội dung và phƣơng tiện, phƣơng pháp giáo dục trẻ tự kỷ, có vai trò trách nhiệm cao đối với vấn đề giáo dục trẻ tự kỷ ngay tại gia đình. Các bậc cha mẹ ln dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ. Tuy nhiên sự hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố hà nội (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)