Khái niệm nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố hà nội (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 51 - 56)

Trên cơ sở phân tích lý luận về nhận thức và những khái niệm có liên quan đến việc giáo dục trẻ tự kỷ, chúng tôi rút ra khái niệm “Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình” nhƣ sau: Nhận thức của cha mẹ

về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình là sự hiểu biết của cha mẹ có con tự kỷ về các phương pháp, phương tiện hỗ trợ giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình cũng như sự vận dụng những hiểu biết đó của bản thân vào cơng tác giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà.

1.5.3. Các biểu hiện nhận thức của cha mẹ về giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình

1.5.3.1. Mức 1: Biết

Biết về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình là việc cha mẹ biết đến khái niệm giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình; nhận dạng, nhận biết đến một số phƣơng pháp, phƣơng tiện có thể đƣợc dùng để giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.

1.5.3.2. Mức 2: Hiểu

Hiểu về cơng tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình bao gồm một số nội dung nhƣ:

- Hiểu đƣợc mục tiêu, tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.

BUỒN NẢN SUY SỤP

- Hiểu vai trị của gia đình, bản thân mình trong việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.

- Chỉ ra đƣợc những nội dung, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để hỗ trợ giáo dục trẻ tự kỷ.

1.5.3.3. Mức 3: Vận dụng

Vận dụng là tiêu chí quan trọng nhất trong nhận thức. Vận dụng trở thành tiêu chí xem xét con ngƣời hiểu hay khơng hiểu. Cụ thể nhƣ sau:

- Vận dụng hiểu biết về mục tiêu, vai trò, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện giáo dục trẻ tự kỷ để giáo dục trẻ tại gia đình thơng qua một số tình huống cho sẵn.

- Vận dụng các nguồn tƣ liệu, các phƣơng tiện thông tin đại chúng để có thêm những hiểu biết mới về cơng tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.

- Vận dụng hiểu biết về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình vào cuộc sống nhằm thay đổi hành vi của mình và của ngƣời khác.

Vận dụng là hành động đƣợc thực hiện phù hợp với sự hiểu biết. Tuy nhiên không phải hành động đƣợc thực hiện đúng đắn cũng đều chứng tỏ đã hiểu hết về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình. Trong quá trình vận dụng hiểu biết vào hoạt động giáo dục trẻ tại gia đình, cha mẹ mới hiểu đầy đủ ý nghĩa, nhận biết đƣợc chính xác bản chất của cơng tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình, làm thay đổi những hiểu biết sai lầm tồn tại trƣớc đó. Trên cơ sở vận dụng vào cuộc sống gia đình, con ngƣời mới nảy sinh hồi nghi, thắc mắc, có nhu cầu nhận thức sâu sắc hơn, bản chất hơn về vấn đề này. Chính nhu cầu hiểu và vận dụng vào giáo dục trẻ tại gia đình sẽ kích thích con ngƣời trau dồi hiểu biết của mình. Vì vậy, nhu cầu tìm hiểu và vận dụng hiểu biết vào giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình khơng những là kết quả của nhận thức mà còn là yếu tố quan trọng của q trình nhận thức.

Nhận thức có mối quan hệ với hành vi. Nhận thức về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình có vai trị quan trọng định hƣớng và quy định hành động theo mục đích của việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình. Nội dung phƣơng thức

hành vi nhƣ thế nào là do hiểu biết về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình quy định. Nhận thức đúng sẽ có hành động đúng, nhận thức sai lệch sẽ dẫn đền hiểu sai, dễ có thái độ tiêu cực và hành vi sai lệch trong việc giáo dục trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng ln có sự thống nhất giữa nhận thức về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình và hành vi thực hiện tại gia đình. Hành vi con ngƣời khơng chỉ chịu ảnh hƣởng của nhận thức mà cịn bị chi phối bởi các nhân tố môi trƣờng xã hội xung quanh mỗi ngƣời. Chính vì vậy, khơng phải chỉ nâng cao nhận thức về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình là đã có ngay những hành vi tƣơng ứng hoặc khơng phải cứ nhận thức đúng là có hành vi đúng. Đây là biểu hiện của mặt không thống nhất giữa nhận thức và hành vi.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng này, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu lý luận về một số vấn đề chung về nhận thức, trẻ có rối loạn tự kỷ và những phƣơng pháp giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn tồn diện, khái quát về trẻ tự kỷ. Tự kỷ đƣợc xem nhƣ một sự rối loạn lan tỏa phát triển của não. Nó khơng phải là một bệnh của cơ thể. Tự kỷ là một chứng rối loạn các chức năng của não, đặc trƣng là khả năng truyền đạt thông tin với mọi ngƣời, khả năng thiết lập mối quan hệ và cách phản ứng với các kích thích từ mơi trƣờng xung quanh.

Giáo dục trẻ tự kỷ rất khó khăn và đòi hỏi ở cha mẹ/ngƣời chăm sóc sự quan tâm đặc biệt, kiên trì, chịu khó và tình u thƣơng vơ hạn dành cho trẻ. Trẻ tự kỷ cần sự chăm sóc gần nhƣ liên tục và cách ứng xử không phù hợp của mọi ngƣời xung quanh có thể gây ra những hậu quả bất lợi, thiệt thòi cho các em.

Hiện nay trẻ mắc rối loạn tự kỷ đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và giúp đỡ hơn trƣớc. Thơng qua các chƣơng trình can thiệp đặc biệt, sự phối hợp giữa cha mẹ và các cơ quan chuyên biệt có thể giúp trẻ tự kỷ tăng khả năng giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với ngƣời khác, tăng khả năng học tập và làm giảm các hành vi không mong đợi.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã chọn 3 trung tâm can thiệp sớm và giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ trên địa bàn Hà Nội, trong đó có tổ chức can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ mắc tự kỷ. Do điều kiện thời gian có hạn, phụ thuộc rất nhiều vào sự cộng tác của phụ huynh nên chúng tôi chỉ nghiên cứu đƣợc trên 72 phụ huynh ở 3 trung tâm nói trên. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1. Số lượng khách thể ở 3 trung tâm

STT Các trung tâm Số khách thể Nam Nữ

1 Trung tâm Tuệ Tâm 7 0 7

2 Trung tâm can thiệp sớm thuộc trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng.

17 4 13

3 Trƣờng mầm non New star 48 17 31

Trong 3 trung tâm trên, trƣờng mầm non New star có số lƣợng phụ huynh tham gia nhiều nhất vì đây là trung tâm có đơng trẻ tự kỷ tới can thiệp nhất, có tới 120 trẻ tự kỷ theo học. Tất cả các phụ huynh thực hiện nghiên cứu này đều đang sinh sống hoặc làm việc tại Hà Nội. Dƣới đây chúng tơi khái lƣợc tình hình của 3 trung tâm này.

2.1.1. Trung tâm Tuệ Tâm

Trung tâm Tuệ Tâm trực thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hà Nội. Nơi đây chuyên tƣ vấn, chăm sóc, phục hồi chức năng và dạy trẻ khuyết tật trí tuệ trong đó có 30 trẻ tự kỷ. Trung tâm mới chỉ thành lập đƣợc hơn 2 năm nhƣng đã tiếp nhận khá nhiều lƣợt trẻ đến tƣ vấn và học tập. Hiện tại trung tâm có 6 phịng trị liệu cá nhân, phịng vận động đúng tiêu chuẩn khoa học với 19 giáo viên đảm nhiệm giảng dạy, can thiệp cho 35 cháu trong giờ hành chính. Các cơ giáo ở đây là những ngƣời nhiệt huyết, có năng lực chun mơn, giàu lịng u trẻ và có thể chia sẻ với cha mẹ trẻ những vấn đề liên quan đến cuộc sống của trẻ. Ngồi ra, trung tâm cịn thƣờng xuyên tổ

chức các buổi chuyên đề về tự kỷ nhằm tƣ vấn cho cha mẹ thêm hiểu biết về hội chứng này cũng nhƣ cách can thiệp, giáo dục trẻ tự kỷ đƣợc tốt hơn.

2.1.2. Trường mầm non New Star

Trƣờng Mầm non New Star là một trƣờng mầm non đặc biệt chuyên làm công tác can thiệp sớm dành cho các trẻ có khó khăn về ngơn ngữ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ có rối loạn tự kỷ… nhằm chuẩn bị cho các em học hòa nhập ở các trƣờng tiểu học và mầm non.

Hiện tại nhà trƣờng có hơn 30 giáo viên phụ trách giáo dục, can thiệp trẻ với 2 hình thức can thiệp chủ yếu là can thiệp cả ngày và can thiệp theo ca. Can thiệp cả ngày chia thành 5 lớp nhỏ, dành cho những trẻ ở giai đoạn khởi điểm cần phải tiến hành can thiệp nhiều nội dung cùng một lúc nhằm chuẩn bị ngôn ngữ, kiến thức, kĩ năng xã hội để đi học hòa nhập ở trƣờng mầm non. Còn can thiệp theo ca dành cho những trẻ đang học hòa nhập ở trƣờng mầm non nhằm mục đích bồi dƣỡng, củng cố nội dung kiến thức theo chƣơng trình trẻ đang học tại trƣờng mầm non để giúp trẻ theo kịp các bạn bình thƣờng. Việc can thiệp này căn cứ vào từng trẻ để lựa chọn can thiệp theo buổi hoặc theo giờ.

Từ khi thành lập tới nay, nhà trƣờng đã tiếp nhận hàng trăm lƣợt trẻ đến tƣ vấn và can thiệp. Rất nhiều trẻ đã tiến bộ, đạt đƣợc những kỹ năng tự phục vụ nhất định, biết ứng xử và giao tiếp trong xã hội, tham gia hòa nhập với trẻ bình thƣờng tốt.

Các phịng học của trung tâm đều đảm bảo tiêu chuẩn về ánh sáng và không gian yên tĩnh - mát về mùa hè, ấm vào mùa đông. 100 % các lớp đƣợc trang bị ti vi, đầu đĩa, máy tính, đàn óc gan, điều hoà, bàn, ghế. Ngoài ra, nhà trƣờng cịn có hệ thống camera, màn hình tivi lớn thơng qua hệ thống camera truyền trực tiếp tại tầng 1 để phụ huynh xem con học và quản lý qua Internet. 100% các lớp, các phòng can thiệp đƣợc trang bị dồ chơi, đồ dùng dạy học phong phú. Các cha mẹ trẻ vô cùng yên tâm khi con mình đƣợc theo học tại đây.

2.1.3. Trung tâm can thiệp sớm - Trường Cao đẳng sư phạm trương ương

Trung tâm Can thiệp sớm - Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm trung ƣơng là một trong những trung tâm uy tín chuyên làm cơng tác chẩn đốn, tƣ vấn,

chăm sóc, phục hồi chức năng và dạy trẻ khuyết tật trí tuệ, trong đó có trẻ mắc hội chứng tự kỷ.

Hiện tại trung tâm có 8 phịng dạy cá nhân, hai phòng dạy lớn hơn và một phòng chơi. Tất cả các phòng đều đƣợc trang bị đồ chơi và dụng cụ dạy học. Cơ giáo và trẻ có các kết nối với ti vi, máy chơi đĩa CD, máy tính và đàn organ điện tử đặt trong phịng. Các phịng đƣợc trang bị điều hịa, có hệ thống Camera, màn hình tivi lớn thông qua hệ thống Camera truyền trực tiếp tại phòng tƣ vấn tầng 1 để phụ huynh xem con học.

Tất cả các nhân viên đều đƣợc đào tạo về giáo dục đặc biệt, kỹ năng chăm sóc trẻ, nhận biết về trẻ khuyết tật trí tuệ, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỉ; giàu lịng u trẻ, có tính kiên nhẫn cao, và sẵn sàng cảm thơng, chia sẻ với gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố hà nội (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)