Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam trong chương trình Ngữ văn
THPT
1.2.1.1. Vị trí của tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam trong chương trình Ngữ văn 11 THPT
Trong chương trình Ngữ văn 11 THPT tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam có vị trí khá quan trọng và tiêu biểu cho truyện ngắn Việt Nam. Từ trước đến nay vị trí của một tác giả văn học trong chương trình và SGK phổ thơng vẫn được xác định với ba mức độ khác nhau:
Nhìn chung về chƣơng trình và Sách giáo khoa.
Ở mức cao nhất là được viết thành một bài giới thiệu khái quát về tiểu sử, tác phẩm chính, phân tích tương đối đầy đủ các đặc điểm trong sáng tác – đặc biệt là những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật, những đóng góp của tác giả đó vào giai đoạn văn học nói riêng và lịch sử văn học nói chung. Những bài viết ấy được học trong một hay một vài tiết Lịch sử văn học. Đằng sau các bài khái quát là một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn đó được biên soạn thành bài giảng văn và đọc thêm.
Trong Sách giáo khoa Văn học Việt Nam các lớp 10, 11, 12 (Nxb Giáo dục) những năm gần đây thì chỉ có chín tác giả có được vinh dự này là: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du (ở lớp 10), Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Nam Cao (ở lớp 11), Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu (ở lớp 12).
Thứ hai là những nhà văn có một hay một vài tác phẩm được giảng dạy và một hay một vài tác phẩm được soạn trong phần đọc thêm. Trước mỗi bài soạn giảng đều có phần tiểu dẫn giới thiệu sơ lược về nhà văn về tác phẩm
của họ và kết thúc thì có phần hướng dẫn đọc bài.
Thạch Lam là một trong số những tác giả thuộc diện thứ hai. Nhưng đó là từ những năm gần đây, còn trước cải cách giáo dục (1980) Thạch Lam chưa hề được nhắc đến dù ở bất kỳ mức độ nào. Điều này có thể có một số lý giải hoặc giới nghiên cứu văn học chưa tìm hiểu thấu đáo sự nghiệp văn học của Thạch Lam, chưa tìm thấy những giá trị tích cực trong tác phẩm của ơng. Mặt khác ở một thời điểm lịch sử nhất định với những yêu cầu cấp thiết về giáo dục tư tưởng cách mạng, giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc nên tác phẩm của Thạch Lam chưa phải là sự lựa chọn. Nhưng có lẽ là quan trọng nhất, là cái nhìn đánh đồng và có phần thiếu tính khách quan của các nhà nghiên cứu văn học, những nhà làm chương trình SGK với văn chương của Tự lực văn đồn nói chung và Thạch Lam nói riêng. Họ cho rằng dù Thạch Lam có khác những nhà văn trong Tự lực văn đoàn nhưng vẫn là nhà văn của trào lưu văn học Lãng mạn.
Sau cải cách giáo dục, nhất là từ khoảng những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, cùng với những quan điểm mới về văn học và giáo dục, việc nhìn nhận lại những giá trị văn chương của Tự lực văn đồn nói chung và Thạch Lam nói riêng đã đưa đến những nhận định khách quan hơn. Cũng từ đó vị trí của Thạch Lam trong nền văn học dân tộc đã được xác lập lại đúng với những gì mà ơng đã đóng góp. Có thể thấy được những thay đổi ấy trong nhà trường phô thông qua những cuốn sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo (Nxb Giáo dục)
Văn 8 (Nxb Giáo dục, 1998) có bài Giảng văn tác phẩm Gió lạnh đầu mùa. Phụ lục văn 12 (Nxb Giáo dục, 1989) có bài Giảng văn tác phẩm Hai
đứa trẻ.
Văn 11 (Nxb Giáo dục, 1991), có bài giảng văn tác phẩm Hai đứa trẻ và bài đọc thêm truyện ngắn Dưới bóng hồng lan.
Văn 11 (Nxb Giáo dục, 2009), có bài giảng văn tác phẩm Hai đứa trẻ Nội dung biên soạn này của SGK lớp 11 được định hình cho đến ngày hơm nay (năm 2015).
Đi kèm với những cuốn sách giáo khoa trên là những cuốn hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên: Văn 8, văn 11 (Nxb Giáo dục) và những cuốn để học
tốt: văn 8, văn 12 (Báo giáo dục và thời đại các năm 1988 và 1990). Ngoài
các cuốn sách trên còn một vài cuốn sách khác của nhiều nhà xuất bản khác nhau cũng được ra đời nhằm phục vụ cho việc dạy và học tác phẩm của Thạch Lam trong nhà trường phổ thông. Sau đây là bảng thống kê các so sánh các thể loại. Bên cạnh đó thì truyện ngắn có vị trí đặc biệt quan trọng chiếm một số lượng tương đối so với các thể loại khác.
Truyện ngắn Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với cảm xúc của bao thế hệ nhà văn. Đó là mảng văn học phong phú về thể loại, đa dạng về đề tài và luôn mới mẻ về nội dung, nghệ thuật. Vì vậy, trong SGK Ngữ Văn nói chung, SGK Ngữ Văn 11 THPT nói riêng, truyện ngắn có vị trí đặc biệt quan trọng và chiếm một số lượng tiết dạy lớn. Tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam được dạy trong 2 tiết và là một trong những nội dung quan trọng có trong chương trình kiểm tra học kì và thi cao đẳng, đại học. Những tác phẩm (đoạn trích) tuyển chọn vào chương trình lại tiêu biểu cho từng giai đoạn văn học, từng trường phái, trào lưu, từng phong cách tác giả, từng khuynh hướng sáng tác…
Từ bảng thống kê tác phẩm truyện ngắn trong bộ SGK Ngữ văn 11, chương trình chuẩn , ta có thể thấy số lượng văn bản truyê ̣n ngắn tương đối nhiều so với các thể loại khác.
Bảng 1.1. Bảng thống kê số lượng tác phẩm trữ tình và tự sự (Chương trình chuẩn) STT Thể loại Số lƣợng tác phẩm Số tiết Lớp 11 Lớp 11 1 Văn nghị luận 6 8 2 Thơ trữ tình 11 13 3 Truyện 6 12 4 Kí 1 2 5 Kịch 1 2
1.2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi.
Cũng như các hình thức nghệ thuật khác, văn chương là hoạt động của con người nhằm chiếm lĩnh thực tại “theo quy luật của cái đẹp” (Mác). Thế giới nghệ thuật luôn đầy ắp những dung động mãnh liệt, kết quả của những “hiểu biết, khám phá, sáng tạo” (Phạm Văn Đồng). Giờ dạy tác phẩm truyện ngắn nếu không làm nổi bật lên hình tượng nhân vật, tâm trạng, diễn biến tâm lí nhân vật thì sẽ đánh mất bản chất của văn chương. Chúng ta vẫn có thể dạy và học thành cơng tác phẩm truyện ngắn trữ tình bởi có những thuận lợi sau đây:
- Đối với người học: Học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam học sinh khám phá được cái hay , cái đẹp của tác phẩm đồng thời phân biệt được nét riêng của Thạch Lam so với các tác giả khác . Kiến thức lí luận về thể loại của học sinh còn khá mơ hồ nên các em chỉ tiếp nhận tác phẩm một cách trực quan, cảm tính, dựa vào ấn tượng và kinh nghiệm của cá nhân là chủ yếu. Hầu như các em quan niệm về truyện một cách đơn giản như truyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, tình huống…; hoă ̣c ở trong thơ các em quan niê ̣m mô ̣t cách đơn giản thơ là phải có vần, có nhịp… ; cịn với những đặc trưng khác của truyện dường như chưa có hiểu biết cần thiết. Việc học tác phẩm truyện ngắn theo đặc trưng thể loại chính là chìa khố để học sinh biết cách khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm, đồng thời phân biệt được ranh giới giữa đặc trưng của truyện với các thể loại văn học khác. Từ đó mở ra những cơ hội mới để các em chiếm lĩnh tác phẩm mô ̣t cách sâu sắc và cảm nhận được vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống xung quanh mình.
Bên cạnh đó, tác phẩm truyện ngắn HS đã học ở trung học cơ sở nên các em khơng q khó khăn , bỡ ngỡ khi tiếp nhận tác phẩm . Hơn nữa, HS ở lứa tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể lực, trí tuệ và tình cảm. Điều đó giúp các em hồn tồn có khả năng tư duy trừu tượng và tưởng tượng tái hiện, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Khi đứng trước cái hay,
cái đẹp, cái lạ của sự vật, hiện tượng các em sẽ nhạy bén, suy nghĩ sâu sắc và độc lập hơn.
- Đối với người dạy: Nếu GVvận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sẽ thấy được cái hay, sự tinh túy của Thạch Lam trong từng tác phẩm. Dạy học tác phẩm truyện ngắn là con đường quan trọng để hình thành những cách khai thác tác phẩm ở những thể loại khác nhau. Trong thực tế không phải tác phẩm nào cũng tuân thủ tuyệt đối theo đặc trưng riêng biệt của một thể loại nhất định, mà chúng thường thâm nhập vào nhau. Chẳng hạn như trong tác phẩm tự sự có bao hàm những yếu tố trữ tình, ngược lại trong tác phẩm trữ tình vẫn có yếu tố tự sự, cịn trong kịch thường kết hợp cả hai. Sự kết hợp đó là u cầu có tính quy luật của sáng tạo văn học và nhiều khi đó là dấu hiệu về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm. Đứng trước những yếu tố giao nhau về đặc trưng thể loại như thế, nếu giáo viên hiểu biết sâu sắc về thể loại, biết bám sát vào đặc trưng thể loại sẽ khai thác hết thế mạnh của nó. Vì thế giảng dạy truyện ngắn theo đặc trưng thể loại giúp giáo viên có cách cảm thụ tác phẩm chính xác và có chiều sâu.
Khó khăn
- Về nội dung chương trình: Tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 11 là tác phẩm xuất sắc góp phần làm nên diện mạo, gương mặt của nền văn học dân tộc. Hơn nữa, tác phẩm truyện thường rất dài trong thời lượng tiết học ngắn nên học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc đọc và tiếp nhận tác phẩm.
- Về phía HS: Hiện nay ở trường phổ thơng, hầu hết các em HS cịn thờ ơ, lãnh đạm với tác phẩm truyện nói riêng và bộ mơn Ngữ Văn nói chung, khơng có thói quen chủ động, khám phá, tìm hiểu bài học. Nếu được hỏi những truyện ngắn hay mà các em u thích, thường thì hiểu biết của các em chỉ quanh quẩn ở những bài trong SGK. Cá biệt có những em cịn khơng kể được tên những tác phẩm truyện ngắn đã được học trong chương trình. Bên
cạnh đó, nền kinh tế phát triển cùng với xu hướng tồn cầu hố thì những mơn học thời thượng như Tốn , Lí, Hố, Ngoại ngữ… được lựa chọn nhiều hơn . Những năm gần môn văn mới được chú tro ̣ng . Đặc biệt, một thực tế mà giáo viên nào cũng nhận thấy: sách tham khảo, sách hướng dẫn học tốt, sách chuẩn kiến thức và những bài văn mẫu q nhiều, vơ hình chung đã làm cho học HS bỏ rơi SGK, nhiều em cịn học đối phó bằng cách soạn bài hoàn toàn dựa vào sách tham khảo nhưng chưa một lần đọc văn bản trong sách giáo khoa. Vì thế, đơi khi cái nhìn của các em về tác phẩm cịn lệch lạc, thậm chí sai kiến thức cơ bản.
- Về phía GV: Khi dạy học truyện ngắn, nhiều giáo viên chỉ đi sâu khai thác nội dung mà chưa chú ý đến phương pháp dạy học và tư tưởng phản ánh trong tác phẩm, chưa chú ý đúng mức đến hình thức nghệ thuật. Hoặc có chú ý đến hình thức nghệ thuật nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ra khỏi nội dung. Cũng có những trường hợp suy diễn một cách máy móc, gượng ép các nội dung và vai trị, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong tác phẩm. Cũng có những giờ học, hệ thống câu hỏi đưa ra mang tính chiếu lệ, chưa phát huy được trí tuệ, năng lực cảm thụ văn chương của HS. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giáo viên chưa tìm hiểu kĩ đặc trưng thể loại của truyện ngắn. Bên cạnh đó, phần lớn GV dạy truyện ngắn theo phương pháp truyền thống, chưa chú ý tới việc tiếp nhận của học sinh và yêu cầu đổi mới phương pháp.